1

Bài tập tuyệt vời khi mang thai: khiêu vũ

Khiêu vũ là bài tập thể dục tuyệt vời trong khi mang thai! Bạn không chỉ có thể di chuyển cơ thể theo điệu nhạc yêu thích, mà nó còn giúp bạn linh hoạt khi làm chắc cơ bắp của bạn.
Bài tập tuyệt vời khi mang thai: khiêu vũ Bài tập tuyệt vời khi mang thai: khiêu vũ

Những lợi ích của việc tập khiêu vũ khi mang thai

Bạn có thể tập luyện tim mạch với bất kỳ điệu nhảy nhịp độ nhanh nào, hoặc căng cơ và duy trì thể lực cơ khi tập các tư thế ballet. Trước khi thực hiện bất kỳ hình thức tập thể dục nào khi mang thai, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn. Nếu bạn thường xuyên khiêu vũ trước khi mang thai, bạn có thể tiếp tục tập luyện với cường độ giống như trước, nhưng bạn sẽ cần phải điều chỉnh khi bụng bạn to ra. Nếu bác sĩ của bạn cho phép, bạn có thể sử dụng khiêu vũ như một bài tập thể dục và tập thường xuyên theo ý bạn. Trường Cao đẳng Sản Phụ khoa Hoa Kỳ khuyên các bà bầu nên tập thể dục vừa phải ít nhất ​​20 - 30 phút vào hầu hết hoặc tất cả các ngày trong tuần. Tìm hiểu thêm về những lợi ích của việc tập thể dục khi mang thai.

Lời khuyên cho việc khiêu vũ trong tam cá nguyệt thứ nhất

Hãy cứ khiêu vũ như bạn thường làm, nhưng cần lưu ý một số điều sau:

  • Khởi động trước. Khởi động các khớp và cơ của bạn, việc này cũng làm tăng nhịp tim của bạn từ từ. Bỏ qua bước khởi động có thể làm căng dây chằng và khớp, dẫn đến chấn thương. Cách hiệu quả nhất để khởi động là khiêu vũ ở cường độ thấp và dần dần tăng lên sau 5-8 phút để đạt được mức độ luyện tập của bạn.
  • Lắng nghe cơ thể bạn. Điều chỉnh cường độ khiêu vũ theo cảm nhận của bạn. Thực hiện chậm lại nếu bạn không thể nói chuyện một cách thoải mái và nghỉ ngơi nếu bạn không thể thở.
  • Hãy nhẹ nhàng. Duy trì bài tập dễ dàng với các khớp bằng cách luôn giữ một chân trên sàn nhà. Nếu khớp của bạn bị đau do thực hiện một số động tác nhất định, hãy thử thay thế những động tác khác, như bước đều hoặc đi sang ngang.
  • Luôn luôn ý thức về những hạn chế của cơ thể và chú ý đến dấu hiệu cho thấy bạn đang tập quá mức. Chúng bao gồm sự yếu cơ và đau nhức cơ trầm trọng sau khi luyện tập, hoặc cảm thấy kiệt sức thay vì khỏe mạnh hơn sau đó.

Lời khuyên cho việc khiêu vũ trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba

Hãy xem xét thể loại nhảy. Bạn có thể thấy rằng các chuyển động sắc bén, va chạm của các phong cách như Zumba, hip hop và điệu clacket trở nên khó khăn hơn khi bụng bạn to lên, nhưng nếu bạn không cảm thấy như vậy, bạn có thể tiếp tục miễn là bạn cảm thấy thoải mái. Khiêu vũ ballroom là một cách tuyệt vời để tăng nhịp tim của bạn và kích hoạt cơ bắp, nhưng bạn và bạn nhảy sẽ cần điều chỉnh khi bụng bạn to lên.

Múa bụng (belly dance) giúp bạn linh hoạt, và các chuyển động nhẹ nhàng khiến nó trở thành một sự lựa chọn tốt cho thai kỳ.

Sửa đổi thói quen cho vùng bụng đang to lên của bạn. Trọng tâm của trọng lực thay đổi khi bụng bạn to lên. Hãy giữ thăng bằng bằng cách tránh những động tác khiến bạn cảm thấy không ổn định, và thực hiện chậm rãi nếu bạn nhận thấy mình đang lắc lư giữa các bước. Rút ngắn phạm vi chuyển động của bạn (như rút ngắn độ uốn cong hoặc không bước quá rộng). Nếu bạn cảm thấy đau trong khi tập luyện khiêu vũ, hãy theo dõi khoảng thời gian bạn có thể tập trước khi sự khó chịu ở khớp hoặc cơ bắt đầu xuất hiện và không tập lâu như vậy nữa.

Nếu bạn tham gia một lớp học khiêu vũ nhóm, hãy luôn luôn đảm bảo duy trì khoảng cách một cẳng chân giữa bạn và những người khác. Nếu không, ai đó vô tình có thể đá hoặc đẩy bạn trong suốt quá trình tập luyện. Catherine Cram, một chuyên viên về sinh lý học tập luyện chuyên về thể dục cho bà bầu chia sẻ: “Chìa khóa để giúp việc khiêu vũ được an toàn trong thời kỳ mang thai là nhớ rằng cơ thể bạn có thể phản ứng khác nhau mỗi ngày bạn tập thể dục. Điều hữu ích cho bạn vào hôm nay có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái vào ngày mai, do đó hãy điều chỉnh bài tập của bạn thường xuyên nếu cần”.

Ngoài ra, hãy đảm bảo giày bạn đang mặc phù hợp với môn thể thao bạn tập. Giày chạy không phải là một lựa chọn tốt cho khiêu vũ vì chúng có xu hướng nặng, và đế giày rộng hơn có thể khiến các bước nhảy bị hụt. Hãy đầu tư một đôi giày được thiết kế cho việc khiêu vũ, và đo chân của bạn để chắc chắn rằng bạn đang mặc đúng kích cỡ. (Bàn chân của bạn có thể to ra khi mang thai.)

giay khieu vu

Tìm các lớp học khiêu vũ hoặc đĩa DVD

Kiểm tra phòng tập thể dục, trung tâm giải trí cộng đồng, hoặc YMCA để xem liệu họ có cung cấp các lớp khiêu vũ cho bà bầu hay không. Bạn cũng có thể được giới thiệu về các phòng khiêu vũ tại địa phương từ bạn bè và đồng nghiệp, trên mạng Internet hoặc trong các tờ báo hàng tuần. “Tham gia các lớp học khiêu vũ là một cách tuyệt vời để gặp gỡ những phụ nữ khác”, Cram nói, “và nó không nhất thiết phải là lớp dành cho bà bầu nếu người hướng dẫn sẵn sàng giúp bạn điều chỉnh. Nếu bạn đang tiếp tục lớp khiêu vũ mà bạn đã tham gia từ trước khi mang thai, chỉ cần cho người hướng dẫn biết bạn đang mang thai”.

Chọn các lớp học được tổ chức trong phòng được kiểm soát về khí hậu và có loại sàn thích hợp để khiêu vũ (thường là gỗ). Đảm bảo có bồn nước và phòng tắm gần đó. Để tận dụng tối đa việc tập luyện tại nhà, hãy thử xem đĩa DVD khiêu vũ dành cho bà bầu hoặc tìm kiếm trên mạng Internet về một chương trình mà bạn có thể xem. Bạn cũng có thể thử đến thư viện công cộng - họ có thể yêu cầu đĩa DVD từ các thư viện khác nếu họ không có loại đĩa bạn đang tìm kiếm.

Phải làm gì nếu bạn bị đau sau khi tập luyện khiêu vũ?

Nếu tình trạng đau hoặc khó chịu ở cơ hoặc khớp không biến mất sau một hoặc hai ngày, hãy dừng việc tập luyện và nghỉ ngơi trong 3-5 ngày. Nếu điều này không hữu ích, bạn có thể cần phải tìm một môn thể dục khác, chẳng hạn như bơi lội, sẽ không gây áp lực cho khớp của bạn. Thường xuyên cập nhật thông tin cho bác sĩ biết nếu bạn vẫn bị đau sau một tuần.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: khieu vu thai ky
Tin liên quan
Tham gia lớp khiêu vũ mạnh khi đang mang thai
Tham gia lớp khiêu vũ mạnh khi đang mang thai

Tham gia một lớp khiêu vũ mạnh khi đang mang thai có an toàn hay không, tùy thuộc vào việc đây có phải là hoạt động mới đối với bạn không. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thể đưa ra quyết định chính xác cho bản thân!

Mang thai ở độ tuổi 40
Mang thai ở độ tuổi 40

Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ thụ thai của bạn sẽ thấp hơn nhiều so với vài năm trước đây. Các chuyên gia cho biết, sau 45 tuổi hầu như không thể mang thai bằng trứng của chính bạn.

Mang thai ở độ tuổi 30
Mang thai ở độ tuổi 30

Nhiều người coi những năm 30 là điều kiện hạnh phúc để làm mẹ.

Mang thai ở độ tuổi 20
Mang thai ở độ tuổi 20

Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.

Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30
Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30

Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phụ nữ mang thai không nên tắm bồn có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2023 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3232 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1255 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Có nên sắp xếp đồ đạc trong nhà khi đang mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  845 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?

Vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có sao không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  894 lượt xem

- Bác sĩ ơi, vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có phải là hiện tượng bình thường không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây