1

Cà phê ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?

Vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về việc liệu uống cà phê thường xuyên có gây hại cho sức khỏe hay không, đặc biệt là những tác động của loại đồ uống này đến huyết áp và sức khỏe tim mạch.
Cà phê ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào? Cà phê ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?

Cà phê là một trong những loại đồ uống được ưa chuộng nhất trên thế giới. Tổng lượng cà phê được tiêu thụ trên toàn cầu là gần 8,6 tỷ kg mỗi năm. (1)

Thức uống này giúp lấy lại sự tỉnh táo, giảm mệt mỏi, cải thiện trạng thái tinh thần, khả năng tập trung, hiệu suất làm việc và nhiều lợi ích khác.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về việc liệu uống cà phê thường xuyên có gây hại cho sức khỏe hay không, đặc biệt là những tác động của loại đồ uống này đến huyết áp và sức khỏe tim mạch.

Cà phê có thể làm tăng huyết áp tạm thời

Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng cà phê có thể làm tăng huyết áp trong một thời gian ngắn sau khi uống.

Theo một bản đánh giá gồm có 34 nghiên cứu, 200 – 300 mg caffeine, tương đương 1.5 – 2 cốc cà phê có thể làm tăng 8 mmHg huyết áp tâm thu và 6 mmHg huyết áp tâm trương. (2)

Sự gia tăng này diễn ra trong khoảng thời gian lên đến 3 tiếng sau khi uống cà phê và xảy ra ở cả những người có huyết áp bình thường cũng như là những người bị cao huyết áp.

Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện ở những người không uống hoặc ít khi uống cà phê. Ở những người uống cà phê thường xuyên thì huyết áp không thay đổi hoặc chỉ tăng nhẹ sau khi tiêu thụ caffeine. Nguyên nhân có thể là do cơ thể phát triển khả năng dung nạp caffeine theo thời gian.

Tóm tắt: Nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê có thể làm tăng huyết áp trong thời gian lên đến 3 tiếng sau khi uống. Tuy nhiên, khi uống thường xuyên thì huyết áp sẽ không tăng hoặc tăng không đáng kể.

Tác động về lâu dài

Mặc dù cà phê có thể làm tăng huyết áp tạm thời ngay sau khi uống nhưng sau một thời gian uống thường xuyên thì cà phê sẽ không còn ảnh hưởng nhiều đến huyết áp nữa.

Các nghiên cứu cho thấy rằng đối với những người bị cao huyết áp thì việc uống cà phê hàng ngày sẽ không gây tác động nào đáng kể đến huyết áp hoặc nguy cơ mắc bệnh tim mạch. (3)

Trên thực tế, cà phê còn mang lại một số lợi ích cho sức khỏe.

Đối với những người khỏe mạnh, nghiên cứu chỉ ra rằng uống 3 - 5 cốc cà phê mỗi ngày có thể làm giảm 15% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nguy cơ tử vong sớm. (4)

Cà phê chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học có tác dụng chống oxy hóa mạnh và có thể làm giảm stress oxy hóa trong cơ thể.

Theo một số nghiên cứu thì những lợi ích của cà phê đối với sức khỏe còn lớn hơn bất kỳ tác động tiêu cực tiềm ẩn nào của caffeine.

Mặc dù vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của cà phê đến sức khỏe con người về lâu dài nhưng cho đến thời điểm hiện tại thì cà phê vẫn được coi là một loại đồ uống lành mạnh.

Tóm tắt: Một số bằng chứng chỉ ra rằng uống cà phê thường xuyên không làm tăng huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trên thực tế, cà phê chứa các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Người bị cao huyết áp có được uống cà phê không?

Uống cà phê mức độ vừa phải sẽ không ảnh hưởng nhiều đến huyết áp hoặc nguy cơ bệnh tim mạch ở hầu hết mọi người, kể cả những người bị cao huyết áp.

Không những không gây hại, một số hợp chất hoạt tính sinh học trong cà phê còn mang lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe, ví dụ như giảm stress oxy hóa và phản ứng viêm trong cơ thể.

Tất nhiên, tiêu thụ quá nhiều caffeine sẽ có hại, đặc biệt là đối với những người bị cao huyết áp.

Người bị cao huyết áp nên kiểm soát tốt mức huyết áp trước khi bắt đầu uống cà phê và trong thời gian đầu mới uống, cà phê sẽ làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn.

Nói chung, ăn hoặc uống quá nhiều bất cứ thứ gì đều có thể gây nên những tác động tiêu cực đến sức khỏe và cà phê cũng vậy. Một điều rất quan trọng là trong chế độ ăn uống là tiêu thụ một cách vừa phải.

Ngoài chú ý đến lượng caffeine, nên hoạt động thể chất thường xuyên kết hợp với chế độ ăn nhiều trái cây, rau tươi, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt để duy trì huyết áp ở mức khỏe mạnh và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Tóm tắt: Người bị cao huyết áp vẫn có thể uống cà phê nhưng chỉ nên uống ở mức độ vừa phải. Ngoài ra nên duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe tim mạch.

Tóm tắt bài viết

Nghiên cứu chỉ ra rằng cà phê có thể làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn sau khi uống.

Tuy nhiên, tác động này sẽ giảm sau một thời gian uống cà phê thường xuyên. Cà phê không gây ra ảnh hưởng lâu dài nào đến huyết áp hoặc nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Thậm chí, cà phê còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao.

Nói chung, uống một lượng cà phê vừa phải mỗi ngày là một thói quen an toàn đối với hầu hết mọi người.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng thế nào đến bệnh viêm khớp dạng thấp?
Thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng thế nào đến bệnh viêm khớp dạng thấp?

Mới đây, một nhóm nghiên cứu đã có những phát hiện mới về vitamin D và mối liên hệ với bệnh viêm khớp dạng thấp.

Hướng dẫn bổ sung vitamin D cho người bị bệnh đa xơ cứng
Hướng dẫn bổ sung vitamin D cho người bị bệnh đa xơ cứng

Những người bị bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis) sẽ cần bổ sung nhiều vitamin D hơn so với những người không bị bệnh này.

17 loại thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp
17 loại thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp

Ngoài thói quen sinh hoạt điều độ, một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với các loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Thiếu canxi ảnh hưởng như thế nào đến răng?
Thiếu canxi ảnh hưởng như thế nào đến răng?

Thiếu canxi có thể là do nhiều yếu tố gây ra như chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng, bệnh lý, thuốc men hoặc phẫu thuật. Thiếu canxi gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể như xương, cơ, tim mạch, dây thần kinh và răng.

Ăn trứng có ảnh hưởng đến các triệu chứng viêm khớp không?
Ăn trứng có ảnh hưởng đến các triệu chứng viêm khớp không?

Một số người cho rằng ăn trứng có thể khiến cho các triệu chứng viêm khớp nặng thêm. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Tác động của trứng đến triệu chứng viêm khớp còn phụ thuộc vào tình trạng dị ứng hoặc không dung nạp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây