1

Ý Nghĩa Xét Nghiệm Vi Khuẩn Mycoplasma

Vi khuẩn Mycoplasma là chủng vi khuẩn thường cư trú ở niêm mạc khoang miệng, cổ họng và đường sinh dục ở cả hai giới. Khi có sự tăng lên về số lượng thì chúng sẽ mang khả năng gây bệnh, phổ biến nhất là bệnh viêm phổi do nhiễm Mycoplasma. Để chẩn đoán xác định bệnh lý này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành xét nghiệm Mycoplasma.

1. Tổng quan về vi khuẩn Mycoplasma

Vào năm 1898, hai nhà khoa học Roux và Nocard phát hiện ra vi khuẩn Mycoplasma ở cơ thể của một con bò bị viêm phổi. Đây là một loại vi khuẩn nhỏ bé, có hình dáng đa dạng và khuyết thiếu vách tế bào. Với kích thước vô cùng nhỏ chỉ từ 0,15- 0,3 μm nên các nhà khoa học không thể quan sát nó dưới kính hiển vi thông thường mà phải dùng đến kính hiển vi huỳnh quang hoặc kính hiển vi nền đen.

2. Khả năng gây bệnh của vi khuẩn Mycoplasma

Nếu Mycoplasma xâm nhập và ký sinh trên cơ thể chúng ta thì loài vi khuẩn này sẽ cư trú ở niêm mạc khoang miệng, cổ họng và đường sinh dục ở cả hai giới. Khi có sự tăng lên về số lượng thì chúng sẽ mang khả năng gây bệnh. Có 4 loại bệnh thường gặp gây nên bởi vi khuẩn Mycoplasma:

  • Viêm đường hô hấp, viêm phổi không điển hình do nhiễm khuẩn Mycoplasma: Đây là bệnh lý thường thấy ở người bệnh nằm trong độ tuổi 5 đến 20 tuổi. Thời điểm bệnh có thể lây lan thành dịch thường là vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Nếu bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp Mycoplasma gây ho kéo dài thì có thể tiến triển thành viêm phổi. Đặc biệt, viêm phổi do Mycoplasma có khả năng lây truyền qua đường hô hấp.
  • Viêm niệu đạo (không liên quan đến lậu): Con đường lây lan của bệnh thông thường là qua đường tình dục.
  • Viêm đường tiết niệu sinh dục: Có thể gây nhiễm trùng phụ khoa ở nữ (viêm âm đạo, vòi trứng, buồng trứng, tử cung,...), khiến sản phụ có khả năng bị sảy thai, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn sau khi sảy thai. Đây là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
  • Viêm đường tiết niệu (không liên quan đến lậu): Con đường lây lan của bệnh thông thường là thông qua đường tình dục.

Để điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn Mycoplasma thì kháng sinh là lựa chọn điều trị hàng đầu. Các chủng vi khuẩn Mycoplasma có sức đề kháng yếu với các nhóm kháng sinh nên có thể đề kháng tự nhiên bằng các kháng sinh cephalosporin, vancomycin, penicillin.

XEM THÊM: điều trị thành công 2 bệnh nhi viêm phổi nặng do mycoplasma

Ý nghĩa xét nghiệm Mycoplasma

Vi khuẩn Mycoplasma gây viêm phổi ở người nhiễm

3. Triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn Mycoplasma

 

Với thời gian ủ bệnh trung bình là 3 tuần, triệu chứng ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn Mycoplasma sẽ khởi phát từ từ và lặng lẽ. Ban đầu, trong vài ngày đến vài tuần người bệnh có biểu hiện cúm bao gồm: sốt nhẹ dưới 38 độ C, hoặc sốt cao ớn lạnh nhưng không rét run, những cơn đau đầu và đau họng rất khó chịu. Bên cạnh đó, tại phổi và ngoài phổi cũng có những biểu hiện cụ thể.

Biểu hiện tại phổi bao gồm:

  • Vẻ mặt không nhiễm trùng, nhiễm độc;
  • Bệnh nhân bị viêm họng nhẹ, không có chất xuất tiết, có thể kèm hạch cổ hoặc không;
  • Ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, có thể gặp tình trạng viêm mê đạo xuất huyết hoặc màng nhĩ đỏ (viêm tai giữa);
  • Ho kéo dài hoặc viêm màng phổi gây đau ngực. Bệnh nhân ho khan hoặc có ít đờm;
  • Dù khám phổi bình thường nhưng do tăng phản ứng phế quản tạm thời nên vài tuần sau có thể có ran ngáy, ran ẩm.

Biểu hiện ngoài phổi:

  • Viêm não màng não;
  • Viêm màng ngoài tim, tràn máu màng ngoài tim, viêm cơ tim, suy tim sung huyết;
  • Da: xuất hiện ngoại ban đa dạng (bọng nước, dạng dát) và xuất huyết;
  • Tiêu hóa: buồn nôn, ói mửa, ỉa chảy, viêm tụy cấp.

Vì nhiễm khuẩn hô hấp do Mycoplasma không có những triệu chứng đặc hiệu nên khó để chẩn đoán phân biệt, hầu hết các bệnh nhân đều không được chẩn đoán sớm. Viêm phổi do nhiễm khuẩn Mycoplasma là bệnh viêm phổi không điển hình, vì thể bệnh này mang những triệu chứng khác so với những bệnh viêm phổi do nhiễm virus thông thường khác. Chỉ khi bệnh kéo dài, các bác sĩ sẽ dựa vào những dấu hiệu ngoài phổi mới có thể chẩn đoán.

4. Ý nghĩa của xét nghiệm Mycoplasma

 

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu ra vắc-xin có thể giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn Mycoplasma. Chính vì vậy, việc tiến hành xét nghiệm Mycoplasma sớm ngay khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường có thể đem lại tiên lượng điều trị tốt.

Xét nghiệm Mycoplasma sẽ giúp phát hiện kịp thời những căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn Mycoplasma (viêm phổi, viêm niệu đạo, viêm đường tiết niệu,...) gây ra, tăng hiệu quả điều trị.

4.1. Bệnh phẩm

  • Bệnh nhân sẽ được các y tá lấy dịch họng, đờm, mủ hoặc dịch đường tiết niệu, sinh dục bằng tăm bông để chẩn đoán Mycoplasma. Vì các vi khuẩn Mycoplasma có đặc tính là bám vào bề mặt của các tế bào chủ nên bệnh phẩm phải có tế bào sống.
  • Muốn thực hiện xét nghiệm Mycoplasma, bệnh phẩm phải chứa tế bào sống.

4.2 Nhuộm soi

Vì các vi khuẩn Mycoplasma có kích thước hình thể quá nhỏ không thể quan sát được dưới kính hiển vi thông thường. Chính vì vậy, phương pháp nhuộm soi không có giá trị chẩn đoán.

4.3 Nuôi cấy

  • Do điều kiện nuôi cấy Mycoplasma, đặc biệt lại diễn trong một thời gian khá lâu vì tốc độ mọc của vi khuẩn rất chậm, vì vậy thường khó thực hiện nuôi cấy.
  • Điều kiện để nuôi cấy: môi trường nuôi cấy giàu chất dinh dưỡng, thời gian nuôi cấy trong khoảng 24 – 48 giờ, nền nhiệt 37 độ C và chứa 10% CO2. Với một số các chủng Mycoplasma, thời gian cần thiết để có thể nuôi cấy sẽ dài hơn khoảng 2 - 3 tuần.

Ý nghĩa xét nghiệm Mycoplasma

Vi khuẩn Mycoplasma cần được nuôi cấy trong môi trường giàu chất dinh dưỡng

 

4.4. Chẩn đoán huyết thanh

Có thể phát hiện sự có mặt của IgM và tăng hiệu giá của IgG thông qua xét nghiệm ELISA, từ đó có cơ sở chẩn đoán bệnh ở giai đoạn cấp.

4.5. Thông qua kit Mycoplasma DUO để xác định được vi khuẩn Mycoplasma ở đường tiết niệu sinh dục

Sau khi nuôi trong môi trường thích hợp, hỗn hợp dịch phẩm chứa khuẩn Mycoplasma sẽ được nhỏ vào các giếng có chứa cơ chất arginine hoặc urea. Nhờ đó, khả năng sử dụng arginine và urea của các vi khuẩn Mycoplasma sẽ bị phát hiện. Ở nhiệt độ 37 độ C, nếu sau khoảng thời gian từ 24 - 48 giờ chỉ thị màu đổi màu thì kết luận bệnh nhân dương tính với Mycoplasma.

Nhiễm khuẩn Mycoplasma rất nguy hiểm nếu không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chính vì thế, khi cơ thể có những triệu chứng nghi nhiễm thì người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám, thực hiện xét nghiệm Mycoplasma. Việc phát hiện bệnh sớm vô cùng có lợi, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và kịp thời hạn chế được các hậu quả mà bệnh gây ra.

Trước đây, việc chẩn đoán vi khuẩn Mycoplasma dựa trên phương pháp nuôi cấy hoặc đo hiệu giá kháng thể IgG, IgM trong huyết thanh thường cho kết quả muộn.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Tin liên quan
Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?
Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?

Ferritin là một loại protein dự trữ sắt và giải phóng sắt khi cơ thể cần. Ferritin tập trung chủ yếu trong các tế bào và chỉ có một lượng rất nhỏ lưu thông trong máu.

Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?
Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?

Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây