1

Xét nghiệm đột biến gen egfr: Bước tiến mới trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ - Bệnh viện 103

1. Tổng quan về ung thư phổi

Thống kê mới nhất của tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế IARC (International Agency for Research on Cancer) cho thấy, gánh nặng bệnh ung thư toàn cầu đang ngày càng trầm trọng,với 18,1 triệu ca mới mắc và 9,6 triệu trường hợp tử vong trong năm 2018.

Tại Việt Nam, bệnh ung thư cũng đang là thách thức không nhỏ,số trường hợp mắc mới từ 68 000 ca năm 2000 tăng nhanh tới 165 000 ca trong năm 2018.

Trong số đó, ung thư phổi (UTP) là loại ung thư có tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong cao hàng đầu. Bệnh thường gặp nhiều hơn nam giới với tỉ lệ mắc chuẩn theo tuổi trên 100.000 dân là 35,4 ở nam và 11,1 ở nữ. Ước tính mỗi năm có khoảng 23000 ca mới mắc và gần 21 000 ca tử vong do ung thư phổi.

Ung thư phổi được chia thành 2 nhóm lớn, có sự khác biệt quan trọng trong tiên lượng cũng như điều trị là ung thư phổi tế bào nhỏ, chiếm khoảng 20% và ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) chiếm 80%.

Cũng như các loại ung thư khác, tuỳ từng thể bệnh và giai đoạn bệnh, việc điều trị ung thư phổi phải kết hợp các biện pháp khác nhau như phẫu thuật, hoá trị, xạ trị, điều trị trúng đích, điều trị miễn dịch…với mục tiêu điều trị khác nhau đối với từng giai đoạn bệnh.

Cho đến nay hiệu quả điều trị cho các bệnh nhân UTP nói chung còn thấp, tỉ lệ tử vong do bệnh còn ở mức cao do bệnh có xu hướng di căn sớm và đặc biệt bệnh thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn (60-80% số bệnh nhân). Đối với các trường hợp UTPKTBN giai đoạn tiến triển, các biện pháp điều trị chủ yếu là hoá trị kết hợp xạ trị với mục tiêu làtăng chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

2. Vai trò của xét nghiệm đột biến gen EGFR trong ung thư phổi

Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của sinh học phân tử trong ung thưnói chung và ung thư phổi nói riêng đã đem lại những hiểu biết mới về các cơ chế phân tửcủa ung thư, từ đó mở ra các hướng mới trong nghiên cứuthử nghiệm các phương pháp điều trị ung thư đặc hiệu. Một trong số đó là việc phát hiện tình trạng đột biến gen EGFR ứng dụng trong liệu pháp điều trị đích cho bệnh nhân UTPKTBN.

Thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (EGFR – Epidermal Growth Factor Receptor) là thụ thể trên bề mặt tế bào,có chức năng tiếp nhận tín hiệu từ các yếu tố tăng trưởng để kích thích tế bào sinh trưởng, phân chia, biệt hóa.

Protein EGFR có 3 vùng cơ bản, vùng ngoại bào tiếp nhận các kích thích của phối tử, vùng xuyên màng và vùng nội bào có khả năng đáp ứng với các kích thích vào thụ thể ngoại bào,thông qua quá trình phosphoryl hoá vùng tyrosine kinase, từ đó kích hoạt các con đường tín hiệu phụ thuộc EGFR bên trong tế bào.

Gen EGFR gồm 30 exon, trong ung thư phổi không tế bào nhỏ,đột biến gen chia mất kiểm soát. Đó cũng là cơ sở phân tử của liệu pháp điều trị đích cho bệnh nhân UTPKTBN bằng các thuốc ức chế vùng tyrosine kinase của phân tử EGFR (TKI – tyrosine kinase inhibitor) – các thuốc TKI có tác dụng ngăn chặn quá trình EGFR thường xảy ra ở các exon 18-21 là vùng mã hoá protein EGFR ở vùng tyrosine kinase.

Khi xảy ra đột biến này, sự phosphoryl hoá protein diễn ra tự động và liên tục mà không phụ thuộc vào các yếu tố kích thích ngoại bào, điều này dẫn tới hậu quả các con đường tín hiệu phụ thuộc EGFR bị kích hoạt liên tục, làm cho tế bào phân tự phosphoryl hoá của vùngtyrosine kinase, từ đó cắt đứt các con đường tín hiệu xuất nguồn từ EGFR. Các nghiên cứu cho thấy, tần suất xuất hiện đột biến EGFR trên bệnh nhân UTPKTBN ở Việt Nam khoảng 40-60%, thường gặp ở bệnh nhân nữ, không hút thuốc và typ có mô bệnh học là ung thư biểu mô tuyến.

Các thuốc TKI thế hệ I và II như Gefitinib, Erlotinib, Afatinib…đã cho thấy hiệu quả rõ rệt khi điều trị cho các bệnh nhân UTPKTBN có đột biến gen EGFR ở exon 18, 19 và 21, nhất là các trường hợp bệnh ở giai đoạn tiến triển.

Xét nghiệm đột biến gen EGFR do đó có vai trò trong việc xác định tình trạng đột biến gen của tế bào u, làm căn cứ cho việc lựa chọn phương pháp điều trị đích cho bệnh nhân. Các trường hợp có khối u mang đột gen EGFR ở exon 18, 19 và 21 có chỉ định điều trị đích với thuốc TKI; ngược lại, các trường hợp không mang đột biến EGFR hiếm khi đáp ứng với thuốc TKIs.

Tình trạng kháng thuốc TKI:

Nghiên cứu cho thấy,các bệnh nhân UTPKTBN sau một thời gian được điều trị với TKI sẽ xảy ra tình trạng kháng thuốc mà nguyên nhân phần lớn là do xuất hiện tình trạng đột biến thứ phát dạng T790M ở exon 20 gen EGFR, đột biến này dẫn tới sự thay đổi trong cấu trúc của protein EGFR, làm mất hiệu quả của các thuốc TKI thế hệ đầu. Trong những trường hợp này, việc xét nghiệm xác định tình trạng đột biến thứ phát (T790M) có ý nghĩa trong việc lựa chọn các thuốc TKI thế hệ thứ III (Osimertinib) cho bệnh nhân.

3. Chỉ định xét nghiệm

Xét nghiệm đột biến gen EGFR được chỉ định lần đầu cho các bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng xét nghiệm giải phẫu bệnh.

Đối với các bệnh nhân UTPKTBN đã được điều trị đích với TKI có xuất hiện tình trạng kháng thuốc, xét nghiệm đột biến gen EGFR được chỉ định nhằm xác định tình trạng có đột biến thứ phát (T790M).

Bệnh phẩm:

Xét nghiệm được thực hiện trên bệnh phẩm là mẫu mô sinh thiết từ khối u nguyên phát ở phổi (sinh thiết bằng kim hoặc qua phẫu thuật), từ các vị trí ung thư di căn, bệnh phẩm khối tế bào (cell-block) chọc hút từ khối u hoặc dịch ác tính từ các khoang cơ thể có đủ số lượng tế bào u. Nếu không thể lấy mẫu từ tế bàou, có thể lẫy bệnh phẩm là mẫu máu ngoại vi của bệnh nhân.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau hóa trị như thế nào?

Đương đầu với hành trình hóa trị ung thư không chỉ là sự khó khăn của người bệnh mà còn là thử thách với người thân. Làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người bệnh vượt qua những mệt mỏi về sức khỏe lẫn trở ngại tinh thần?

  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  515 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
NỘI SOI TẦM SOÁT UNG THƯ TIÊU HÓA TẠI BVĐK TÂM ANH: KHÔNG ĐAU ĐỚN, BUỒN NÔN, KHÓ CHỊU, KẾT QUẢ CHÍNH XÁC - CÓ NGAY TRONG NGÀY. NỘI SOI TẦM SOÁT UNG THƯ TIÊU HÓA TẠI BVĐK TÂM ANH: KHÔNG ĐAU ĐỚN, BUỒN NÔN, KHÓ CHỊU, KẾT QUẢ CHÍNH XÁC - CÓ NGAY TRONG NGÀY. 05:08
NỘI SOI TẦM SOÁT UNG THƯ TIÊU HÓA TẠI BVĐK TÂM ANH: KHÔNG ĐAU ĐỚN, BUỒN NÔN, KHÓ CHỊU, KẾT QUẢ CHÍNH XÁC - CÓ NGAY TRONG NGÀY.
Với dàn máy nội soi hiện đại tại BVĐK Tâm Anh, bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương rất nhỏ chỉ vài milimet, thu thập mẫu sinh thiết...
 3 năm trước
 1457 Lượt xem
Tin liên quan
Thuốc nhuộm tóc có gây ung thư không? Chuyên gia lên tiếng
Thuốc nhuộm tóc có gây ung thư không? Chuyên gia lên tiếng

Ngày càng nhiều phụ nữ, cũng như một số ít nam giới (nhưng số lượng tăng dần) sử dụng thuốc nhuộm tóc. Có lẽ bạn từng nghe những lời đồn thổi về việc thuốc nhuộm tóc gây ung thư? Không ít các nghiên cứu coi thuốc nhuộm tóc như một yếu tố rủi ro có thể dẫn tới nhiều loại bệnh ung thư. Bài viết dưới đây sẽ thảo luận về những điều mà nghiên cứu chỉ ra để chúng ta có thể yên tâm đưa ra quyết định.

Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư

Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý bình thường ở tất cả mọi người bao gồm cả những bệnh nhân ung thư. Vậy bệnh nhân ung thư thường có những vấn đề gì khi quan hệ tình dục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây