Xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể

Kết quả xét nghiệm NST đồ sẽ được các chuyên gia di truyền tư vấn và tùy theo loại đột biến mà người có đột biến NST và gia đình sẽ được tư vấn và tiên lượng cụ thể về nguyên nhân và các khả năng có thể xảy ra đối với họ cũng như các thế hệ tương lai.

1. Khái niệm công thức nhiễm sắc thể

Công thức nhiễm sắc thể (Karyotype) được dùng để mô tả bộ nhiễm sắc thể (NST) trong tế bào sinh dưỡng một loài sinh vật nhân chuẩn. Các nhiễm sắc thể được mô tả (bằng cách sắp xếp ảnh hiển vi) theo định dạng chuẩn được gọi là karyogram hoặc idiogram: theo cặp, được sắp xếp theo kích thước và vị trí của tâm động đối với NST có cùng kích thước.
Bộ nhiễm sắc thể của người bình thường bao gồm 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính với karyotype được viết dưới dạng: 46,XX ở người nữ hoặc 46,XY ở người nam. 46 NST người được xếp thành 7 nhóm, ký hiệu là A, B, C, D, E, F và G, theo vị trí của phần tâm.

Xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể
Karyotype bình thường ở nam giới (Genetic Testing Techniques, 2018)
  • Nhóm A có 3 cặp NST có kích thước lớn nhất. Cặp số 1: tâm giữa, cặp số 2: tâm lệch, cặp số 3: tâm giữa.
  • Nhóm B có 2 cặp NST số 4 và số 5. Các NST trong nhóm này có kích thước lớn và không phân biệt được về chiều dài. Chúng đều có tâm lệch.
  • Nhóm C có 7 cặp NST, bao gồm từ số 6 đến số 12 là các NST có chiều dài trung bình. NST X cũng được xếp vào nhóm này. Tất cả các NST thuộc nhóm C đều tâm lệch, khó phân biệt giữa chúng với nhau.
  • Nhóm D có 3 cặp NST số 13, 14 và 15. Tất cả các NST thuộc nhóm này có kích thước trung bình và đều là NST tâm đầu, có vệ tinh gắn vào nhánh ngắn. Khó phân biệt giữa chúng với nhau.
  • Nhóm E có 3 cặp NST số 16, 17 và 18, các NST này tương đối ngắn. NST số 16 có tâm giữa, còn cặp số 17 và 18 có tâm lệch.
  • Nhóm F có 2 cặp NST số 19 và số 20. Cả hai NST này có kích thước ngắn và đều có tâm giữa.
  • Nhóm G có 2 cặp NST số 21 và số 22. Các NST có kích thước ngắn, đều có tâm đầu và có vệ tinh. NST Y cũng được xếp vào nhóm này. Hai chromatid của NST Y xếp song song hơn so với NST của nhóm G. NST Y không có vệ tinh.
Xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể
NST số 21

2. Xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể

Xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể là một kỹ thuật cho phép kiểm tra bộ nhiễm sắc thể người. Kỹ thuật được sử dụng phổ biến để lập karyotype là kỹ thuật nhuộm băng G, hiện được sử dụng trong hầu hết các phòng xét nghiệm di truyền tế bào học. Kỹ thuật này chỉ cho phép phát hiện các bất thường cấu trúc có kích thước lớn. Các trường hợp bất thường NST có kích thước nhỏ, thể khảm mô, khảm tỉ lệ thấp sẽ không thể được phát hiện.

Bất kỳ một thay đổi nào về số lượng hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể đều có thể là dấu hiệu bệnh lý di truyền. Xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể được sử dụng để phát hiện các rối loạn di truyền trong chẩn đoán trước sinh và sau sinh.

  • Trong chẩn đoán trước sinh, các thai phụ được chỉ định chọc ối hoặc sinh thiết gai rau làm xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ thai nhi trong một số trường hợp:
  • Thai phụ có tiền sử sảy thai tự nhiên, thai lưu liên tiếp
  • Thai phụ có tiền sử sinh con dị tật.
  • Những cặp vợ chồng thai phụ đã được xác định một trong hai người có đột biến cấu trúc NST di truyền được.
  • Những thai phụ lớn tuổi, thai phụ có kết quả siêu âm thai bất thường.
  • Những thai phụ có kết quả sàng lọc bằng huyết thanh (Double test, Triple test) có nguy cơ cao sinh con dị tật.
Xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể
Những thai phụ lớn tuổi cần làm xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể

 

  • Trong chẩn đoán sau sinh: xét nghiệm NST đồ từ máu ngoại vi hoặc tủy xương được chỉ định trong một số trường hợp:
  • Trẻ sơ sinh có dị tật bẩm sinh.
  • Trẻ chậm phát triển tâm thần vận động chưa rõ nguyên nhân.
  • Mơ hồ về giới tính, bộ phận sinh dục chưa rõ là nam hay nữ.
  • Tiền sử gia đình có người bị đột biến NST.
  • Những cặp vợ chồng vô sinh nguyên phát hoặc thứ phát.
  • Nữ giới vô kinh nguyên phát hoặc vô kinh thứ phát.
  • Cặp vợ chồng sảy thai hoặc thai lưu liên tiếp.
  • Người bệnh bạch cầu cấp thể tủy hoặc thể lympho, u nguyên bào thần kinh...

3. Quy trình thực hiện

3.1. Lấy mẫu xét nghiệm

  • Máu ngoại vi: 2ml máu ngoại vi vô trùng trong ống chống đông heparin.
  • Tủy xương: 2ml máu tủy vô trùng (sinh thiết) trong ống chống đông heparin.
  • Dịch ối: 15 - 20 ml dịch ối vô trùng (chọc ối).
  • Gai rau: 15 – 20 mg gai rau (sinh thiết).

Chuyển ngay mẫu cho phòng xét nghiệm để tiến hành nuôi cấy. Trong trường hợp không thể chuyển ngay, cần bảo quản ở 4-8oC trong vòng 24h.

Xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể
Lấy máu ngoại vi xét nghiệm

3.2. Quy trình xét nghiệm

  • Nuôi cấy tế bào trong môi trường chuyên biệt, kích thích tế bào phân chia.
  • Nhiễm sắc thể có số lượng, hình dạng rõ nhất và điển hình nhất ở kì giữa trong quá trình phân chia của tế bào vì vậy trước khi thu hoạch các tế bào được làm dừng quá trình phân bào bằng hóa chất.
  • Sử dụng sốc nhược trương để phá vỡ màng tế bào, đảm bảo NST dàn đều và tách rời.
  • Định hình nhiễm sắc thể
  • Lên tiêu bản và nhuộm nhiễm sắc thể.
  • Phân tích nhiễm sắc thể, lập Karyotype theo quy ước quốc tế.

3.3. Kết quả xét nghiệm

  • Không có bất thường số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể

46,XX đối với nữ giới - 46,XY đối với nam giới

Xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể
Karyotype bình thường ở nữ giới (Reproduced courtesy of Human Genome Centre, Universiti Sains Malaysia, Malaysia)

 

  • Bất thường số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể

Rối loạn số lượng: có nhiều hoặc ít hơn 46 NST. Một số bệnh lý phổ biến hội chứng Down (Trisomy 21), hội chứng Edwards (Trisomy 18), hội chứng Turner (45,X)...

Xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể
Karyotype bất thường của nữ giới mắc hội chứng Edwards (Trisomy 18) (https://www.medicalimages.com/)

 

Rối loạn cấu trúc: NST thay đổi cấu trúc như mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

Xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể
Karyotype bất thường ở nữ giới có chuyển đoạn (9;22) (Leukemia AML ALL FAB classification WHO classification- https://slideplayer.com/)

Rối loạn cấu trúc: NST thay đổi cấu trúc như mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

Kết quả xét nghiệm NST đồ sẽ được các chuyên gia di truyền tư vấn và tùy theo loại đột biến mà người có đột biến NST và gia đình sẽ được tư vấn và tiên lượng cụ thể về nguyên nhân và các khả năng có thể xảy ra đối với họ cũng như các thế hệ tương lai.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Video có thể bạn quan tâm
BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH? 01:28
BẠN ĐÃ THỰC SỰ HIỂU RÕ VỀ ÁNH SÁNG XANH?
Phải chăng sự xuất hiện của ánh sáng xanh chỉ đến từ màn hình của các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại?Hãy cùng BS Nguyễn Thị...
 3 năm trước
 834 Lượt xem
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 01:37
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19
13 tỉnh, thành phố trong nước đang có ca nhiễm Covid-19. Gần 150.000 người phải cách ly y tế để phòng tránh dịch. Số ca nhiễm bệnh lây nhiễm trong...
 3 năm trước
 1119 Lượt xem
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI 05:24
MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI
Có mặt từ sáng sớm, MC Khánh Vy an toàn nhẹ nhàng vượt qua hàng rào khai báo y tế vô cùng bài bản chặt chẽ tại BV, cô gái đáng yêu tay xách nách...
 3 năm trước
 1237 Lượt xem
Tin liên quan
Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?
Xét nghiệm ferritin là gì? Khi nào cần thực hiện?

Ferritin là một loại protein dự trữ sắt và giải phóng sắt khi cơ thể cần. Ferritin tập trung chủ yếu trong các tế bào và chỉ có một lượng rất nhỏ lưu thông trong máu.

Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?
Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?

Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.

Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?
Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?

Một trong các biện pháp để điều trị thiếu máu là điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Người bị thiếu máu cần ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và các vitamin khác cần thiết cho quá trình sản xuất hemoglobin và hồng cầu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây