1

Xây dựng khả năng phục hồi tâm lý cho con bạn

Để giúp trẻ có thể xây dựng được khả năng phục hồi tâm lý không phải là một quá trình dễ dàng. Tuy nhiên, bằng cách cho phép trẻ tự đối mặt với những thách thức và phát triển các chiến lược để đối phó với chúng sẽ giúp trẻ trở nên tự tin hơn và độc lập hơn.

1. Khả năng phục hồi tâm lý là gì?

 

Khả năng phục hồi tâm lý là khả năng trẻ có thể điều chỉnh, thích ứng hoặc vượt qua được những biến cố về thể chất cũng như tinh thần trong cuộc sống. Khả năng tự hồi phục tâm lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi không ai có thể tránh khỏi những thử thách hoặc nghịch cảnh khó lường trước được. Khi con bạn có khả năng phục hồi tâm lý sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn, tự tin hơn và kiên cường hơn trước những khó khăn hay thách thức căng thẳng có thể ập đến bất cứ lúc nào.

2. Làm thế nào để đánh giá được khả năng phục hồi tâm lý của trẻ?

 

Các bậc phụ huynh có thể đánh giá được khả năng phục hồi tâm lý của con bằng cách quan sát khả năng đối phó với sự căng thẳng của trẻ. Chẳng hạn như phản ứng của trẻ khi nhìn thấy hoặc chứng kiến một cảnh tượng khá đáng sợ trong một cuốn sách, chương trình tivi hoặc ngay ngoài đời thực. Ngoài ra, bạn cũng có thể quan sát xem liệu con sẽ có phản ứng như thế nào khi được giao một nhiệm vụ quan trọng đối với chúng.

Nhìn chung, phản ứng sinh học của mỗi đứa trẻ đối với sự căng thẳng đóng một vai trò quan trọng trong mức độ phục hồi tâm lý của trẻ. Một số đứa trẻ có phản ứng nhạy cảm hơn đối với sự căng thẳng, trong khi một số trẻ khác lại dễ dàng vượt qua hơn.

Khả năng thích ứng và phát triển của con bạn khi đối mặt với những thử thách cũng có thể được định hình bởi kinh nghiệm cũng như các mối quan hệ của trẻ. Những trải nghiệm căng thẳng, chẳng hạn như mất người thân hoặc mắc bệnh mãn tính có thể đè nặng lên tâm lý của trẻ. Tuy nhiên, khi có các mối quan hệ tích cực hỗ trợ sẽ giúp cho bé tăng được khả năng chịu đựng và vượt qua những mối căng thẳng đó. Tình trạng này được ví như một cán cân, trong đó những yếu tố gây căng thẳng sẽ được xếp dồn về một phía cán cân, và những mối quan hệ tích cực sẽ được xếp vào cán cân còn lại. Khi cân bằng được 2 phía của cán cân sẽ giúp bé có động lực phục hồi tâm lý, hướng tới những điều tốt đẹp hơn, lành mạnh hơn mặc dù sự căng thẳng không thể biến mất hoàn toàn.

Xây dựng khả năng phục hồi tâm lý cho con bạn
Đánh giá khả năng phục hồi tâm lý bằng cách quan sát khả năng đối phó với sự căng thẳng của trẻ

3. Làm thế nào để xây dựng khả năng phục hồi tâm lý cho con bạn?

 

Dù mức độ phục hồi tâm lý của con bạn là gì thì bạn vẫn có thể làm một số điều sau đây nhằm giúp trẻ rèn luyện và củng cố được những khả năng này.

Khuyến khích trẻ tạo lập các mối quan hệ tích cực:

Khi có được sự hỗ trợ của một người trưởng thành và tận tâm, cho dù đó là cha mẹ, giáo viên hay người chăm sóc, cũng có thể giúp một đứa trẻ cảm thấy rằng chúng có những động lực cần thiết để có thể vượt qua nghịch cảnh. Sự kết nối này giống như một không gian bảo vệ, giúp trẻ thoát khỏi những căng thẳng của thế giới bên ngoài và lớn lên một cách khỏe mạnh.

Hơn nữa, những mối quan hệ này cũng đóng vai trò như một “giá đỡ” hỗ trợ trong giai đoạn trẻ đang xây dựng các kỹ năng, chẳng hạn như sự tập trung, giải quyết các vấn đề, tự chủ và kiểm soát sự căng thẳng. Khi trẻ bắt đầu dần trở nên có khả năng tự hồi phục tâm lý và vững vàng hơn thì “giá đỡ” này sẽ từ từ được gỡ bỏ cho đến khi trẻ có thể tự lập hoàn toàn.

Ngoài ra, trẻ cũng sẽ được hưởng một số lợi ích nhất định khi có nhiều mối quan hệ hỗ trợ, bao gồm ông bà, bố mẹ, thầy cô, huấn luyện viên hoặc bạn bè. Tốt nhất, các bậc phụ huynh nên cố gắng đưa ra các cách giúp con củng cố những mối quan hệ tích cực này, hoặc tạo dựng thêm những mối quan hệ hỗ trợ khác cho con.

 

Thúc đẩy niềm tin cốt lõi:

Để giúp trẻ có thể phát triển được khả năng phục hồi tâm lý, bạn nên giúp trẻ hiểu rõ hơn về một số điều sau:

Khuyến khích trẻ tự đưa ra quyết định: trong một số trường hợp nhất định, bạn nên để trẻ tự trải nghiệm kết quả từ chính quyết định của chúng. Nếu bố mẹ luôn tự đưa ra tất cả các quyết định, trẻ có thể hình thành suy nghĩ rằng những gì chúng làm dường như không quan trọng. Trẻ có thể cảm thấy rằng bố mẹ đang nghi ngờ khả năng tự đưa ra quyết định của mình. Chẳng hạn, nếu trẻ đã khẳng định rằng con đã ôn tập kỹ cho một bài kiểm tra, bạn nên để kết quả kiểm tra chứng minh rằng con bạn đúng hay sai. Khi trẻ càng tự đưa ra quyết định nhiều hơn thì chúng sẽ càng trở nên khôn ngoan hơn, tự tin hơn và khả năng phục hồi tâm lý cũng tốt hơn sau những thất bại.

Thất bại là một phần của cuộc sống: nếu trẻ coi thất bại là một cơ hội để học hỏi hơn là bỏ cuộc, thì trẻ sẽ có nhiều khả năng thử những điều mới lạ và trở nên tự tin hơn. Bố mẹ nên thường xuyên động viên con bằng những lời tán thưởng, khen ngợi trước những việc làm tích cực của chúng. Nếu trẻ vừa mới tham gia một hoạt động và muốn dừng lại vì cảm thấy chưa đủ giỏi, bạn nên khuyến khích con tiếp tục tham gia trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ củng cố được ý chí “thấy khó nhưng không nản” của trẻ.

Giúp con khám phá điểm mạnh: bố mẹ nên giúp con khám phá và phát triển những điểm mạnh đặc trưng của mình, đồng thời tìm kiếm cơ hội để phát huy chúng. Việc sử dụng điểm mạnh của mình để giúp đỡ người khác có thể là một động lực tăng cường sự tự tin cho trẻ.

Xây dựng khả năng phục hồi tâm lý cho con bạn
Giúp con khám phá điểm mạnh có thể phát triển được khả năng phục hồi tâm lý

 

Phát triển tư duy: cuộc sống hiếm khi là một chuỗi thành công. Khi trẻ dần lớn hơn, bạn có thể giúp con thực hiện những mục tiêu lớn hơn và phức tạp hơn trong cuộc đời. Mặc dù sẽ có nhiều sự vấp ngã, nhưng bố mẹ nên trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp con đứng dậy và bước tiếp với những thử thách trước mắt. Bạn nên giúp trẻ hiểu ra rằng, thành công ngay lập tức không phải lúc nào cũng là mục tiêu, và thất bại không phải là một điều đáng sợ hoặc cần phải né tránh. Thay vào đó, hãy giúp trẻ coi sự thất bại như một lẽ thường tình của việc học hỏi và thử nghiệm những điều mới. Để làm được điều đó, bạn cần khuyến khích con thử những trải nghiệm mới để tăng thêm sự tự tin và trưởng thành ở trẻ.

Để trẻ tự học hỏi: cho phép con tự học hỏi từ thất bại và để con trải nghiệm điều đó. Trừ khi con đang phải đối mặt với một tình huống mà sự an toàn của trẻ bị đe dọa thì sự can thiệp của bạn là điều cần thiết và phù hợp. Tuy nhiên, chẳng hạn như trẻ không hoàn thành bài tập đúng thời hạn, bạn nên để chúng phải tự đối mặt với hậu quả. Điều này sẽ giúp trẻ tự thiết lập ra các quy tắc của riêng mình và cải thiện hành động theo hướng tích cực hơn.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Phơi nắng có tác dụng gì cho trẻ bị vàng da?

Bé trai nhà em lúc sinh nặng 3kg. Giờ bé đã dược 1 tháng 7 ngày rồi ạ. Khi được 12 ngày, bé nhà em bị vàng da. Em cho bé đi khám thì được bác sĩ chiếu đèn 2 mặt bé cho hết vàng da. Sau đó bé được xuất viện về nhà và dặn phải cho bé phơi nắng. Tuy nhiên có thông tin lại cho rằng phơi nắng không chữa được vàng da. Vậy phơi nắng có tác dụng gì đối với bệnh của bé nhà em ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  574 lượt xem

Khi nào bắt đầu cho trẻ dùng thuốc dạng nhai?

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 1,5 tuổi. Bác sĩ cho hỏi, khi nào có thể bắt đầu cho bé dùng thuốc dạng nhai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  614 lượt xem

Khi nào có thể cho trẻ dùng aspirin hoặc thuốc có chứa aspirin?

Khi nào tôi có thể cho bé dùng aspirin hoặc thuốc có chứa aspirin ạ? Thuốc này có những tác dụng phụ gì đáng sợ không ạ

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  711 lượt xem

Dùng thay đổi ibuprofen và acetaminophen có an toàn không?

Bác sĩ cho hỏi, Dùng thay đổi ibuprofen và acetaminophen có an toàn cho bé không? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  570 lượt xem

Phân biệt thuốc dạng hỗn dịch và dạng dung dịch

Bác sĩ có thể phân biệt giúp tôi thuốc dạng hỗn dịch và thuốc dạng dung dịch được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2624 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
XIN DỪNG RUNG LẮC TRẺ!! XIN DỪNG RUNG LẮC TRẺ!! 00:53
XIN DỪNG RUNG LẮC TRẺ!!
Động tác bế và rung lắc của người lớn đối với trẻ ở các quốc gia có thể khác nhau và tùy theo tập quán sinh hoạt. Tất cả những động tác làm thay...
 3 năm trước
 516 Lượt xem
Tin liên quan
Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Khắc phục tình trạng khô da ở trẻ nhỏ
Khắc phục tình trạng khô da ở trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể có làn da khô giống như người lớn. Trên thực tế, vì làn da trẻ nhạy cảm hơn, nên dễ bị khô.

Viêm nang lông và cách điều trị
Viêm nang lông và cách điều trị

Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé
Hướng dẫn sử dụng thuốc OTC điều trị sốt, ho và cảm lạnh cho bé

Những loại thuốc này giúp hạ sốt cho bé, giảm các triệu chứng khó chịu khác nhưng không cải thiện các triệu chứng cảm lạnh khác. Kiểm tra nhãn dán sản phẩm khi bé lớn hơn vì liều lượng công thức an toàn có thay đổi theo từng độ tuổi.

6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc
6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc

Để tránh sử dụng các loại thuốc hạ số như acetaminophen hoặc ibuprofen – hay khi không có sẵn thuốc – bạn hoàn toàn có thể thử các biện pháp can thiệp khác để hạ sốt cho bé.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây