1

Viêm phổi thùy ở trẻ nhỏ và những điều cần biết - bệnh viện 103

1. Đại cương.

Viêm phổi là một tổn thương viêm cấp tính, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do vi  khuẩn như phế cầu khuẩn, tụ cầu sinh mủ… gây nên.

Tổn thương của viêm phổi chủ yếu sảy ra ở phế nang, tiến triển theo 3 giai đoạn kế tiếp nhau: giai đoạn xuất tiết, giai đoạn gan hoá đỏ, giai đoạn gan hoá xám và đều có 2 đặc điểm chung.

  • Tổn thương có kích thước lớn, chiếm gần toàn bộ hoặc cả một thuỳ phổi.
  • Hình ảnh vi thể của các tổn thương ở từng giai đoạn phần lớn đều giống nhau trong khắp cả khối viêm.

2. Tổn thương mô bệnh học.

2.1- Giai đoạn xuất tiết: thường nhẹ và ít gây tử vong.

  •  Đại thể: vùng phổi tổn thương căng, hơi chắc, màu đỏ tím, bóp vẫn còn tiếng lạo sạo phế nang, mặt cắt màu đỏ tím và có nhiều dịch bọt hồng chảy ra. Cắt phổi thả vào nước nổi hoặc lơ lửng.
  •  Vi thể: Thành phế nang thấy các mao mạch xung huyết, chứa đầy hồng cầu. Lòng phế nang chứa dịch phù, ít sợi tơ huyết và bạch cầu đa nhân, đại thực bào, tế bào biểu mô long của phế nang.

2.2- Giai đoạn gan hoá đỏ:

  • Đại thể: vùng phổi tổn thương vẫn căng, chắc, màu đỏ xẫm hơn, bóp thấy mất tiếng lạo sạo phế nang. Phổi bị đông đặc lại, chất phổi mủn nát, ấn mạnh ngón tay có thể chọc thủng nhu mô phổi. Mặt cắt dễ, hơi giáp , màu đỏ giống tổ chức gan tươi, gạt dao có dịch đục hơi đỏ chảy ra. Cắt phổi thả vào nước chìm.
  • Vi thể: Thành vách phế nang vẫn dày, phù, các mao mạch xung huyết. Lòng phế nang chứa nhiều sợi tơ huyết, hồng cầu, ít dịch phù và một vài bạch cầu đa nhân, tế bào biểu mô long của phế nang.

2.3- Giai đoạn gan hoá xám.

  • Đại thể: vùng tổn thương của phổi vẫn căng, chắc, màu xám. Mặt cắt khối viêm khô giống như tổ chức gan ôi, gạt dao có ít dịch chảy ra
  • Vi thể: Thành vách phế nang dầy, các mao mạch xung huyết, lòng phế nang chứa nhiều bạch cầu đa nhân, ít dịch tơ huyết là do các bạch cầu xâm lấn vào các đám tơ huyết và tiết ra men làm tan các sợi tơ huyết đi, chất tơ huyết bị tan ra sẽ được tống ra ngoài theo đường phế quản.

Hết giai đoạn gan hóa xám, lòng các phế nang được rửa sạch và tổ chức phổi được phục hồi hoàn toàn

3. Tiến triển.

Nếu viêm phổi được điều trị kịp thời và khả năng đáp ưng miễn dịch của cơ thể tốt, viêm phổi có thể khỏi hoàn toàn.

  • Tổn thương tiêu biến: Bạch cầu đa nhân và đại thực bào tiết ra Enzym tiêu protein và một số men khác làm cho các lưới sợi tơ huyết tan đi, hình thành một thứ nước sánh rồi lỏng dần và sau đó được thải ra ngoài theo đường phế quản, dưới hình thái đờm và qua phản xạ ho của bệnh nhân. Khối viêm phổi từ chắc sẽ mềm dần và trở về màu sắc bình thường.
  • Tổ chức hoá: Bạch cầu đa nhân và đại thực bào yếu dần không làm hết được dịch rỉ viêm tơ huyết, làm cho rỉ viêm tơ huyết dính vào vách phế nang hoặc có thể thoái hóa trong . Đồng thời tổ chức liên kết thành phế nang tăng sinh, phát triển vào lòng phế nang tạo thành tổ chức hạt và xơ hóa.
  • Tạo thành ổ áp xe: hiếm gặp, tổn thương thường khư trú, có vỏ xơ bao bọc, trong là tổ chức hoại tử. Thường thấy ở người già, người suy giảm miễn dịch, nghiện rượu, xì ke, ma túy, mắc bệnh đái tháo đường..v.v.

4. Liên hệ với lâm sàng.

4.1. Giai đoạn xuất tiết: bệnh nhân rét run, sốt cao đột ngột có khi tới 40 độ, khó thở, đau ngực, đờm loãng, nghe phổi thấy có ít ran nhỏ. Giai đoạn này diễn ra nhanh trong vài giờ đến một ngày.

4.2. Giai đoạn gan hóa đỏ: bệnh nhân vẫn sốt cao, khó thở và thở nhanh, đau ngực, ho nhiều, đờm đặc màu rỉ sắt, gõ đục và rung thanh tăng, nghe phổi không thấy ran mà có tiếng thổi ống. X quang thấy màng phổi có hình ảnh mờ đều. Xét nghiệm máu thấy bạch cầu đa nhân tăng, tốc độ lắng máu tăng. Giai đoạn này kéo dài vài ngày đến một tuần.

4.3. Giai đoạn gan hoá xám: bệnh nhân vẫn khó thở, đờm đặc màu xanh đục. Khi dịch rỉ viêm tiêu biến thì nhiệt độ giảm hẳn, bệnh nhân ho nhiều, đái nhiều, đờm loãng và ít dần, nghe phổi có ran nổ trở lại, bệnh nhân đỡ khó thở và tình trạng khá dần lên.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  769 lượt xem

Trẻ 31 ngày tuổi nằm điều hòa có bị viêm phổi không?

Bé nhà em hiện đang được 31 ngày tuổi. Em muốn cho bé nằm điềuh hòa mà chỉ sợ bé bị viêm phổi. Nếu em cho bé nằm điều hòa thì nên để ở nhiệt độ bao nhiêu ạ? Và khi đó có nên cho bé đeo bao tay, bao chân, đội mũ thóp, mặc quần áo dài không ạ? Em có thể cho bé nằm điều hòa cả ngày lẫn đêm không hay chỉ cho nên nằm lúc trưa nóng đến chiều tối và thời gian còn lại thì sẽ mở cửa và bật quạt ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  487 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  791 lượt xem

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  714 lượt xem

Cho trẻ bú sữa của chị bị viêm gan B thì có bị lây bệnh không?

Bác sĩ ơi em có cho con em bú sữa của chị em. Mà chị em lại bị viêm gan B thì bé nhà em có bị lây viêm gan B không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  551 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 762 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 607 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 632 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 648 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 653 Lượt xem
Tin liên quan
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A

Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.

Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết

Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.

Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây