1

Viêm phổi do trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas Aeruginosa)- bệnh viện 103

P.aeruginosa là trực khuẩn Gram âm, di động, tạo nhiều loại sắc tố, trong đó có pyocianin làm cho khuẩn lạc có màu xanh .

P.aeruginosa có thể phân lập được từ đất, nước, cây cỏ và động vật; đặc biệt, chúng tồn tại ở các dụng cụ ẩm và trong các thiết bị ẩm ở Bệnh viện như máy nội soi, máy rửa dụng cụ nội soi, trong thức ăn nuôi dưỡng qua đường ruột… P. aeruginosa có thể tồn tại nhưng không gây bệnh ở người.

Đây là loại vi khuẩn Gram âm gây nhiễm khuẩn bệnh viện cũng như viêm phổi Bệnh viện hay gặp nhất.

Yếu tố nguy cơ

  •  Những người bị tổn thương niêm mạc, da
  •  Người đặt catheter tĩnh mạch hoặc đường tiết niệu
  •  Người giảm bạch cầu đa nhân trung tính, dùng thuốc ức chế miễn dịch
  •  Người bị xơ kén, đái tháo đường .

Cơ chế bệnh sinh quan trọng nhất trong viêm phổi do trực khuẩn mủ xanh là vi khuẩn được gắn vào niêm mạc đường hô hấp nhờ các cấu trúc sợi.

Lớp vỏ nhầy của vi khuẩn giúp chúng cố định ở khu vực bị viêm.

Vi khuẩn sản sinh ra các chất có tác dụng bảo vệ chúng thoát khỏi sự tiêu diệt của đại thực bào và bổ thể.

Các enzym nội bào và độc tố của vi khuẩn giúp tăng cường khả năng xâm nhập của chúng và làm giảm sức đề kháng của cơ thể .

Lâm sàng

Viêm phổi do P.aeruginosa thường xảy ra ở những người bị suy giảm cơ chế bảo vệ đường thở. P. aeruginosa rất ít khi gây viêm phổi ở cộng đồng, nếu có thường xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính hoặc những bệnh nặng khác.

Trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng là nguyên nhân nhiễm khuẩn phổ biến nhất đối với bệnh xơ kén. Viêm phổi do trực khuẩn mủ xanh chủ yếu là viêm phổi mắc phải trong bệnh viện, đặc biệt là những bệnh nhân ở các đơn vị điều trị tích cực .

Đây là một viêm phổi nặng

Triệu chứng

Triệu chứng thường gặp là:

  •  Sốt
  •  Rét run
  •  Khó thở nhiều
  •  Ho khạc đờm
  •  Tím tái
  •  Sốc nhiễm trùng
  •  Xquang lồng ngực thấy hình ảnh phế quản-phế viêm (nốt mờ lan tỏa hai bên) hoặc có những vùng tăng sáng; hay có tràn dịch màng phổi, nhưng ít gặp mủ màng phổi .

Nhiễm khuẩn huyết thường gặp ở:

  • Những bệnh nhân giảm bạch cầu hạt với biểu hiện xuất huyết, Xquang có những đám mờ dưới màng phổi. Các đám mờ này có thể hoại tử trung tâm .

Điều trị, dự phòng

Kháng sinh:

  • Aminoglycosid
  • Penicillin kháng trực khuẩn mủ xanh (piperaxilin)
  • Cephalosporin (ceftazidim, cefepim)
  • Carbapenem (imipenem, meropenem)
  • Monobactam (aztreonam)
  • Nhóm quinolon thường dùng ciprofloxacin tiêm tĩnh mạch .Tỷ lệ tử vong cao .

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp dự phòng hữu hiệu .

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? 01:57
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào?
 Hàng năm có khoảng 450 triệu người trên thế giới bị viêm phổi, đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người,...
 3 năm trước
 662 Lượt xem
Tin liên quan
Viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, thường là sau khi bị nhiễm trùng hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Nếu bạn cho rằng con của bạn có thể bị viêm phổi, hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay.

Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?
Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?

Triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp thường có tính tương đồng, điều này gây khó khăn và trở ngại trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây