1

Viêm niêm mạc miệng - một tác dụng phụ có thể kiểm soát của điều trị hóa chất - Bệnh viện 108

Chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách:

  • Đánh răng sau mỗi bữa ăn, tối thiểu 2 lần mỗi ngày
  • Sử dụng bàn chải lông mềm mại và kem đánh răng không có chất ăn mòn (một số kem đánh răng có chất tẩy trắng răng có thể gây kích thích niêm mạc miệng của bạn)
  • Vệ sinh răng giả sau mỗi bữa ăn, hạn chế sử dụng răng giả tối đa trong quá trình điều trị hóa chất (tháo bỏ trong lúc ngủ hay lúc không cần thiết)
  • Súc miệng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ bằng dung dịch sôđa, hòa tan 1 thìa muối sôđa (Natri Bicarbonat, có thể mua ở các hiệu thuốc) trong 2 tách nước (50ml).
  • Không sử dụng các nước súc miệng có chứa cồn hay các chất có khả năng kích ứng niêm mạc miệng khác (hầu hết các nước súc miệng phổ biến hiện nay, xem kỹ thành phần nước súc miệng trước khi sử dụng)
  • Có thể sử dụng chỉ tơ nha khoa nếu việc đó không gây đau hay chảy máu
  • Chăm sóc môi bằng các loại kem dưỡng ẩm
  • Uống tối thiểu 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày

Lựa chọn khẩu phần ăn phù hợp:

  • Thực phẩm mềm, món ăn nhiều nước và dễ nuốt (cháo, súp, canh), hoa quả, món ăn lạnh (kem, sữa chua…);   
  • Không ăn các thức ăn rắn, có góc cạnh hoặc quá nóng, hay có gia vị gây kích ứng như quá nhiều muối, ớt, tiêu…
  • Không ăn các loại hoa quả chua (chứa nhiều a xít) như cam, chanh, dứa, cà chua…
  • Không uống các loại nước gây kích ứng mạnh niêm mạc miệng như rượu, bia, nước nóng; không hút thuốc lá
  • Luôn giữ ẩm niêm mạc miệng bằng một số cách như nhấp từng ngụm nhỏ nước (nước sôi để nguội, nước chè tươi) thường xuyên trong ngày (15-20 phút một lần); nhai kẹo cao su không đường giúp kích thích tiết nước bọt; ngậm viên nước đá nhỏ.

Điều trị viêm viêm mạc miệng và khẩu hầu:

  • Súc miệng liên tục bằng nước muối đẳng trương, soda hoặc bicarbonate đẳng trương.
  • Giảm đau bằng thuốc tê tại chỗ: viscous lidocain  2% (Kamistad – Gel N).
  • Dùng  thuốc kháng    nấm (Mycostatin, fluconazole), kháng sinh dự  phòng (amoxicilline + clavulanic acid,  metronidazole) nếu kết quả lâm sàng nghi có nhiễm nấm hoặc bội nhiễm vi khuẩn kèm theo.
  • Muộn: Không có điều trị đặc hiệu, cần giữ vệ sinh răng miệng cẩn thận.
  • Loét niêm mạc kéo dài: cần dùng thuốc giảm đau phù hợp, dùng oxy cao áp để tránh lộ xương, nguy cơ hoại tử xương.
  • Thanh quản: cần đánh giá chỉ định mở khí quản dự phòng hoặc mở khí quản cấp cứu khi cần thiết.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm ổ răng khô- nguyên nhân và điều trị

Chỉ có một số rất ít người – khoảng 2 – 5% dân số bị viêm xương ổ răng sau khi nhổ răng.

Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)
Bệnh viêm quanh thân răng (pericoronitis)

Viêm quanh thân răng là một bệnh về răng miệng mà các mô lợi bị sưng và nhiễm trùng quanh răng số 8-răng hàm thứ ba và cũng là cuối cùng, thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Điều trị các bệnh về lợi (nướu)
Điều trị các bệnh về lợi (nướu)

Có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho các bệnh về lợi tùy thuộc và từng giai đoạn bệnh, các phương pháp trước đó có hiệu quả ra sao và tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn.

Súc miệng bằng dầu có những tác dụng gì?
Súc miệng bằng dầu có những tác dụng gì?

Súc miệng bằng dầu là một phương pháp vệ sinh răng miệng có nguồn gốc từ xa xưa trong Auyrveda – hệ thống y học truyền thống của Ấn Độ. Phương pháp này được thực hiện nhằm loại bỏ vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe răng miệng và giúp hơi thở thơm tho hơn.

Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng
Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng

Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây