1

Viêm âm đạo - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Âm đạo bình thường

  • Nhiều chủng vi khuẩn sống cân bằng với các yếu tố vi sinh khác trong âm đạo.
  • Phổ biến là trực trùng lactobacilli, Doderlein
  • Chuyển Glucosi trong các tế bào niêm mạc tránh acidlactic
  • Làm cho pH âm đạo hơi acid khoảng 3,5- 4 > Đây là cơ chế bảo vệ âm đạo hiệu quả

2. Khi các cơ chế bảo vệ âm đạo bị suy giảm

  • Lớp biểu mô dày của âm đạo bị tổn thương.
  • Sự khép kín của âm đạo không còn.
  • Trực trùng Lactobacilli không còn tồn tại bình thường trong âm đạo nên môi trường acid trong âm đạo bị thay đổi. > Bệnh lý xuất hiện và cấn điều trị

3. Triệu chứng

- Huyết trắng nhiều, vàng, xanh, hôi, hứa.

-  Đôi khi có 1 số trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng, mà phát hiện nhờ đi khám định kỳ.

- Viêm âm đạo do Trichamonas Vaginalis

  • pH âm đạo >5, môi trường kiềm hơn bình thường
  • Không còn Lactobacilli tồn tại
  • Biểu hiện: Huyết trắng, xanh, hôi có thể kèm ngứa giao hợp đau.

- Viêm âm đạo do nấm Candida Albican

+ Các yếu tố nguy cơ: Sử dụng kháng sinh kéo dài; Điều trị thuốc ức chế miễn dịch; Có thai; Tiểu đường; Thiếu máu mãn tính

+ Biểu hiện:

  • Huyết trắng đặc như ván sữa, đặc biệt ngứa có thể kèm theo đỏ, giao hợp đau
  • pH âm đạo acid hơn bình thường

+ Viêm âm đạo do Candida không được xem là bệnh lây truyền qua đường tình dục vì nấm Candida có thể tìm thấy ở âm đạo bình thường.

- Viêm âm đạo ở tuổi mãn kinh

  • Suy giảm cestrogen _ Niêm mạc âm đạo teo mỏng
  • Vi khuẩn Doderlein không tồn tạI
  • Dễ nhiễm khuẩn âm đạo

4. Chẩn đoán

- Dựa vào: Triệu chứng lâm sàng đã mô tả

- Xét nghiệm:

  • Soi tươi huyết trắng + nhuộm gram
  • Cấy dịch âm đạo

5. Điều trị

a. Nguyên tắc

  • Tái lập sự cân bằng hệ vi sinh trong âm đạo làm cho môi trường âm đạo bình thường trở lại
  • Loại bỏ nguyên nhân hay các yếu tố thuận lợi gây viêm
  • Điều trị đặc hiệu cho từng tác nhân gây viêm
  • Cũng có thể điều trị triệu chứng, sử dụng thuốc phối hợp vì viêm âm đạo có thể do nhiều tác nhân gây ra.

b. Các loại thuốc

  • Kháng sinh: Do xycyeline, nhóm Cephilosposin, Metoronidozole
  • Kháng nấm: Fluconazole, Itraconazole, Ketoconazole
  • Thuốc đặt âm đạo: Meotergynas, Colposeptine, Canestene
  • Thuốc rửa phụ khoa: Betadine, Gynofar, Lactacid…
  • Riêng đối với âm đạo ở tuổi mãn kinh, ngoài điều trị bằng thuốc chống tác nhân gây viêm còn cần phải cung cấp nội tiết cho niêm mạc âm đạo để niêm mạc âm đạo có đủ đề kháng.

6. Dự phòng

  • Vệ sinh khi giao hợp, khi hành kinh
  • Không được sử dụng những thuốc điều trị vi nấm bán không cần toa nếu chưa được chẩn đoán chính xác nhiễm nấm candida âm đạo.
  • Tránh thụt rửa âm đạo nhiều vì sẽ gây rối loạn cân bằng vi sinh vật và tạo điều kiện cho chúng xâm nhập lên tử cung và phần phụ.
  • Lau khô người và tránh mặc quần áo ướt sau khi tắm.
  • Tránh trang phục quá chật. Nên dùng quần lót bằng vải coton.
  • Sau khi đi tiêu nên lau chùi từ phía trước ra sau để tránh đem vi trùng từ phân vào âm đạo.
  • Tránh nịt vớ (panty hose) để phòng tránh VAHAD
  • Vệ sinh hàng ngày: Thay đồ lót tốt nhất là giặt nước sôi, phơi nắng, ủi
  • Nên tránh dùng vaginal sponge (Tampon âm đạo) để phòng tránh VAHAD.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
VIỆT NAM CÓ HÀNG NGÀN PHỤ NỮ MẮC BỆNH VÀ GẶP NGUY HIỂM DO UNG THƯ CỔ TỬ CUNG MỖI NĂM. HÃY LẮNG NGHE CÂU CHUYỆN CỦA HỌ. VIỆT NAM CÓ HÀNG NGÀN PHỤ NỮ MẮC BỆNH VÀ GẶP NGUY HIỂM DO UNG THƯ CỔ TỬ CUNG MỖI NĂM. HÃY LẮNG NGHE CÂU CHUYỆN CỦA HỌ. 00:42
VIỆT NAM CÓ HÀNG NGÀN PHỤ NỮ MẮC BỆNH VÀ GẶP NGUY HIỂM DO UNG THƯ CỔ TỬ CUNG MỖI NĂM. HÃY LẮNG NGHE CÂU CHUYỆN CỦA HỌ.
“Nếu tôi chết đi, tôi sợ con mình không biết nương tựa vào đâu. Tôi ước gì có thể sống thêm dù chỉ một ngày. Sống thêm được một ngày thì lo cho con...
 3 năm trước
 831 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh viêm vùng chậu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh viêm vùng chậu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Việc điều trị kịp thời nhiễm trùng lây qua đường tình dục có thể ngăn ngừa bệnh viêm vùng chậu.

Âm đạo: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp
Âm đạo: Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Tìm hiểu về giải phẫu, chức năng và các vấn đề thường gặp của âm đạo

TOP 10 Nguyên Nhân Gây Viêm Loét Bộ Phận Sinh Dục Ở Nữ Giới
TOP 10 Nguyên Nhân Gây Viêm Loét Bộ Phận Sinh Dục Ở Nữ Giới

Vấn đề viêm loét bộ phận sinh dục nữ có nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn hoặc những vấn đề khác. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!

Bệnh Chlamydia là gì?
Bệnh Chlamydia là gì?

Đa số trường hợp mắc bệnh chlamydia đều không có triệu chứng. Tuy nhiên, ngay cả khi không có triệu chứng thì bệnh vẫn gây ảnh hưởng lên cơ thể.

Viêm Âm Đạo Do Vi Khuẩn Có Tự Khỏi Không?
Viêm Âm Đạo Do Vi Khuẩn Có Tự Khỏi Không?

Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể do rối loạn hệ vi khuẩn, sự thay đổi phức tạp của hệ vi khuẩn trong âm đạo. Từ đó, giảm Lactobacilli và các mềm bệnh kỵ khí. Vậy khi bị viêm nhiễm do vi khuẩn thì có thể tự khỏi không? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau nhé

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây