1

Vết thương nhãn cầu - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Tổn thương ở bề mặt nhãn cầu có/không dị vật

Vết thương thường là trợt nông nhưng dị vật gây ra triệu chứng cộm đau rất khó chịu- kích thích liên tục, có thể bội nhiễm gây ra loét giác mạc.

Xử trí theo từng bước:

  • Tại nhà: rửa mắt bằng cách bệnh nhân chớp mắt trong chậu nước sạch hoặc trong cốc rửa mắt, hoặc nghiêng mặt dưới vòi nước.
  • Tại cơ sở y tế tuyến đầu: tra Dicain1% rồi rửa túi kết mạc bằng xylanh gắn kim đầu tù, xịt mạnh dung dịch thuốc kháng sinh ,thuốc sát trùng hoặc nước muối sinh lý, nước cất …. Nếu không lấy được dị vật có thể dùng một cục bông ướt lau quét trên bề mặt giác mạc ,kết mạc để kéo theo dị vật.
  • Tại cơ sở y tế có chuyên khoa mắt: Ở kết mạc gắp thật chuẩn dị vật cò khi phải cắt theo cả chóp kết mạc đi cùng dị vật.

Ở giác mạc có thể dùng dụng cụ lấy dị vật hoặc kim tiêm nậy nhẹ nhàng, sau đó dùng thìa nạo ổ dị vật. Nếu dị vật ở tận lớp sâu thì phẫu thuật với vạt giác mạc hình tam giác hoặc mở giác mạc lật lên lấy dị vật từ phía sau lên (ít thực hiện). Sau mổ hoặc sau lấy dị vật cần dùng kháng sinh, chủ yếu tại chỗ (nếu mổ thì cần dùng toàn thân) và các thuốc tăng dinh dưỡng biểu mô: A,B2…

2.Vết thương xuyên

Vết thương xuyên giác mạc

  • Nếu lớn thì dễ thấy vết thương và phòi qua đó là tổ chức nội nhãn, tuy nhiên trong một số trường hợp vết thương nhỏ gọn, tự liền khít lúc đó cần nhớ tam chứng: tiền phòng nông, nhãn áp hạ, tiền sử chấn thương. Lúc đó nhuộm vết thương bằng Fluorescein thấy thủy dịch rò qua (dấu hiệu Seidel +)
  • Nhưng cũng cần quan tâm đến các tổn thương trên mống mắt, T3, máu tiền phòng mống hay dính bít vào vết thương.

Vết thương xuyên củng mạc

  • Thường nặng nề nhưng tương đối kín đáo vì ẩn sau lớp kết mạc.
  • Trường hợp vết thương rộng thì dễ quan sát thấy nó cùng với các tổ chức nội nhãn phòi ra và chảy máu. Tuy nhiên nếu vết thương nhỏ cần chú ý các biểu hiện sau: tụ máu kết mạc, màu đen của hắc mạc, tiền phòng sâu, mắt mềm, soi đáy mắt thấy máu dịch kính, vết thương ở võng mạc, hắc mạc.
  • Xử trí vết thương xuyên nhãn cầu (35-50% tổng số vết thương  mắt)

Trường hợp không cần phẫu thuật: vết thương nhỏ hơn 3mm, không kẹt dính mống, mép vết thương đã tự khép kín. Điều trị:

  • Tra atropin1% nếu vết thương ở tâm
  • Tra Pilocarpin1% nếu vết thương ở rìa.
  • Dùng kháng sinh toàn thân và tại chỗ
  • Bất động hợp lý 2-3 ngày.

Trường hợp vết thương xuyên cần phẫu thuật:

Tuyến chuyên khoa

  • Vô cảm: Tốt nhất là gây mê
  • Rửa nhẹ nhàng dùng bông ướt lau những dị vật bẩn.
  • Bộc lộ bề mặt củng mạc nếu là vết thương củng mạc để quân sát kỹ.
  • Lấy bỏ (gạt) những tổ chức mủn nát của nội nhãn phòi song phải rất tiết kiệm. Trong trương hợp T3 vỡ ,dịch kính ta phải tiến hành cắt dịch kính.
  • Đẩy trả nhẹ nhàng vào nội nhãn khâu lý tưởng là chỉ 8-9-10/00. Bề dày của mũi đầu tiên nên ở những vị trí có chuẩn đích: rìa, đoạn gấp khúc, của vết thương …các mũi cách nhau 2-3mm bằng chỉ nhỏ chắc.
  • Vết thương giác mạc khâu song phải bơm hơi tiền phòng.
  • Kết mạc khâu cuối cùng mối rời hoặc vắt, chỉ có thể là loại tự tiêu.
  • Tiêm kháng sinh DKM, vào tiền phòng.

Xử trí những vết thương đặc biệt

Vết thương nhãn cầu có dị vật nội nhãn:

  • Chỉ nên lấy dị vật qua vết thương trong trường hợp dị vật ở gần mép vết thương (2-3mm) ngoài ra các trường hợp khác không được phép.Vết thương có dị vật cần được chụp film, làm siêu âm khu trú dị vật.
  • Dị vật nội nhãn nhìn chung là nên lấy vì để lâu sẽ gây những biến đổi bệnh lý cho nhãn cầu. Nhưng lấy dị vật chỉ được thực hiện ở những bệnh viện có chuyên khoa.
  • Hiện nay dị vật thường được lấy qua đường rạch nhãn cầu nơi gần dị vật nhất. Dị vật có từ tính ta dùng nam châm hút và lấy thường đạt kết quả tốt. Dị vật không từ tính cũng rạch như vậy hoặc qua Pars Plana nhưng được gắp bằng cặp chuyên dụng dưới soi đáy mắt và kết quả rất hạn chế, vẫn còn là vấn đề nan giải.

Vết thương mất rộng tổ chức giác mạc – củng mạc:

  • Nếu cố khâu thì sẽ gây rúm ró nhãn cầu, khi đó nên bóc tách kết mạc và khâu phủ kết mạc, tạo điều kiện cho sự liền sẹo bảo đảm hình thể nhãn cầu. Về sau sẽ ghép giác mạc hay củng mạc.
  • Vết thương nhãn cầu quá rộng phòi tổ chức nội nhãn, mắt mềm, thị lực bằng không  có chỉ định khoét bỏ nhãn cầu.

Hậu phẫu và những biến chứng sớm hay gặp:

Hộ lý: bất động tương đối 5-7 ngày, băng mắt, an mềm

Thuốc: Kháng sinh mạnh toàn thân và tại mắt.

  • Thuốc chống viêm coticoid uống tiêm cạnh nhãn cầu
  • Tăng cường dinh dưỡng: vitaminB1,B2,B6, acid hyaluronic,…

Biến chứng:

  • Xẹp tiền phòng thường thấy là do rò thuỷ dịch qua vết thương
  • Nhiễm khuẩn mắt: gây viêm mủ nội nhãn, viêm toàn nhãn
  • Viêm màng bồ đào sau chấn thương: đau nhức dai dẳng, phản ứng thể mi (+) , tủa sau giác mạc, dính méo đồng tử.
  • Xuất huyết nội nhãn

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2 HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2 02:58
HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2
Thực hiện mổ cận và mổ lác cách nhau chỉ 1,5 tháng
 3 năm trước
 743 Lượt xem
BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI 03:04
BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI
Vào độ tuổi 50 trở đi, cũng như tất cả các bộ phận khác trên cơ thể, mắt của chúng ta bắt đầu lão hoá và dần xuất hiện các triệu chứng bệnh khác...
 3 năm trước
 609 Lượt xem
GIẢM KHÔ MẮT Ở NGƯỜI CAO TUỔI BẰNG CÁCH DÙNG NƯỚC MẮT NHÂN TẠO - NÊN HAY KHÔNG? GIẢM KHÔ MẮT Ở NGƯỜI CAO TUỔI BẰNG CÁCH DÙNG NƯỚC MẮT NHÂN TẠO - NÊN HAY KHÔNG? 02:10
GIẢM KHÔ MẮT Ở NGƯỜI CAO TUỔI BẰNG CÁCH DÙNG NƯỚC MẮT NHÂN TẠO - NÊN HAY KHÔNG?
Khán giả hỏi: Năm nay mẹ em 53 tuổi và hay than khô mắt, mỏi mắt và mẹ cũng đang bị tiểu đường thì không biết có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để...
 3 năm trước
 642 Lượt xem
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 753 Lượt xem
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 729 Lượt xem
ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ 02:21
ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ
Theo WHO, trên thế giới hiện nay có khoảng 18 triệu người bị mù hai mắt do đục thủy tinh thể. Tại Việt Nam, Mù do đục thể thuỷ tinh chiếm 66,1% các...
 3 năm trước
 677 Lượt xem
Tin liên quan
Bong võng mạc: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị
Bong võng mạc: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị

Bong võng mạc xảy ra khi võng mạc tách khỏi phía sau của mắt. Điều này dẫn đến mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn, tùy thuộc vào mức độ bong ra của võng mạc.

Các nguyên nhân gây khô mắt mãn tính và cách điều trị
Các nguyên nhân gây khô mắt mãn tính và cách điều trị

Bước đầu tiên để giảm khô mắt mãn tính là hiểu rõ nguyên nhân gây ra vấn đề. Có thể khắc phục tình trạng khô mắt bằng cách dùng thuốc nhỏ mắt và thực hiện một số điều chỉnh đơn giản trong thói quen hàng ngày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây