1

Ung thư tiền liệt tuyến - bệnh viện 103

Ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) là một bệnh hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi, gây tử vong đứng hàng thứ 2 sau ung thư phổi.

Yếu tố nguy cơ:

Tuổi:

  • Mối quan hệ giữa tuổi và nguy cơ UTTTL rất lớn
  • Tuổi thọ cao có nguy cơ mắc bệnh tăng.
  • 10% UTTTL xuất hiện dưới 54 tuổi, lứa tuổi 55 ÷ 74 tỷ lệ mắc bệnh 64%.

Chủng tộc, sắc tộc:

  • Sự khác nhau về nguy cơ mắc UTTTL giữa các chủng tộc và nhóm sắc tộc rất lớn.
  • Tỷ lệ tử vong cũng tương đương, do nguy cơ mắc UTTTL ở nam giới da đen cao nên nhóm sắc tộc này được khuyên nên sàng lọc ở độ tuổi trẻ hơn so với nhóm da trắng.

Thể tích tuyến tiền liệt:

  • Vai trò của thể tích tuyến tiền liệt (TTL) trong dự báo UTTTL là một vấn đề mới, còn gây nhiều tranh cãi.Br
  • Thể tích TTL càng nhỏ thì độ biệt hoá càng thấp, khả năng di căn càng lớn.

PSA vận tốc (PSAv):

  • Mặc dù PSAv có hạn chế nhất định trong dự báo UTTTL nhưng lại có giá trị trong dự báo nguy cơ tử vong.
  • Nếu PSAv > 0,35ng/ml/năm trong 10 ÷ 15 năm trước khi được chẩn đoán UTTL sẽ có tỷ lệ tử vong cao hơn hẳn so với các trường hợp có PSAv < 0,35ng/ml/năm.

Tiền sử bệnh trong gia đình:

  • Các trường hợp có bố hoặc anh em trai mắc UTTTL có nguy cơ mắc bệnh gấp 2, 3 lần
  • Nếu bố hoặc anh em trai mắc bệnh trước 60 tuổi, nguy cơ tương đối là 2,16 lần, sau tuổi 70 là 1,95 lần.

Tân sản trong lớp biểu mô TTL (PIN):

  • PIN liên quan đến nguy cơ mắc UTTTL, 25,8% ÷ 51% PIN biệt hoá cao phát triển thành UTTTL.

Đặc điểm lâm sàng:

Loại ung thư (UT) duy nhất tồn tại dưới 2 thể:

  • Thể ẩn (Cancer occulte).

  • Thể có biểu hiện lâm sàng.

Hoàn cảnh phát hiện ra bệnh:

  • Rối loạn tiểu tiện.
  • Các dấu hiệu về u lan toả hoặc đã có di căn.

Cơ chế:

  • Sự phát triển khối UT ở các mức độ khác nhau trong tuyến làm tắc nghẽn lưu thông nước tiểu.

  • Sự tắc nghẽn của bàng quang.

  • Các triệu chứng kích thích ở đường tiết niệu dưới.

Chẩn đoán:

Thăm khám trực tràng bằng ngón tay:

  • Thăm khám trực tràng bằng ngón tay là biện pháp được sử dụng để phát hiện bệnh.

  • Phương pháp khám đơn giản, nhanh chóng, chi phí thấp, tuy vậy có nhiều nguyên nhân làm cho độ nhậy chẩn đoán không cao

P.S.A.

  • PSA là kháng nguyên đặc hiệu của TTL, tuy nhiên PSA còn tồn tại trong một số các tổ chức tuyến khác, nên vẫn không được gọi là đặc hiệu lý tưởng cho TTL.
  • Được coi là hiệu quả nhất trong chẩn đoán, xác định giai đoạn bệnh và theo dõi sự phát triển của UTTTL, 
  • Vai trò mới của PSA ngày nay như một yếu tố xác định nguy cơ UTTTL trong tương lai. PSA có thể dự báo UT trước 25 - 30 năm.

Siêu âm trên xương mu:

  • Siêu âm trên xương mu cho phép đánh giá những ảnh hưởng của đối với ung thư tuyến tiền liệt đường tiết niệu trên, đặc biệt giai đoạn muộn của bệnh.
  • Có thể thấy thành bàng quang giãn mỏng, hay viêm dày, niệu quản bể thận giãn ứ nước do u chèn ép.
  • Qua siêu âm có thể đánh giá được các tổn thương khác như hạch chậu, mức độ xâm lấn u vào bàng quang
  • Ngoài ra có thể đo kích thước tuyến tiền liệt.
  • Nhược điểm của siêu âm trên xương mu là sử dụng đầu dò tần số thấp, khi siêu âm bị giới hạn bởi xương mu, không quan sát trực tiếp được tuyến tiền liệt, do vậy không cho được những hình ảnh rõ nét.

Siêu âm qua trực tràng:

  • Siêu âm qua trực tràng sử dụng đầu dò tần số cao 5 - 7MHz nên cho hình ảnh rõ nét hơn so với siêu âm trên xương mu
  • Có thể phát hiện được UT có đường kính 2-4 mm, đồng thời giúp sinh thiết chính xác hơn nhờ có thiết bị định vị đi kèm với đầu dò.

Sinh thiết tuyến tiền liệt

  • Sinh thiết TTL đóng vai trò quyết định trong chẩn đoán sớm, điều trị, tiên lượng UTTTL.
  • Sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm qua trực tràng có độ chính xác cao.
  • Số mẫu sinh thiết dương tính tỷ lệ mức độ phát triển u.

Điều trị:

Điều trị phẫu thuật

  • Cắt toàn bộ tuyến tiền liệt, túi tinh và bóng của ống dẫn tinh
  • Nạo hạch chậu

Điều trị bằng thuốc

  • Mục đích của điều trị là sử dụng các thuốc nhằm ngăn chặn từng khâu trong quá trình phát triển của UT, chủ yếu là UTTTL giai đoạn muộn khi đã có tái phát và di căn xa không còn khả năng điều trị triệt căn.
  • Các yếu tố thụ cảm thể, đặc biệt các thụ cảm thể tín hiệu (AR-Signaling) đóng vai trò trung gian trong việc điều chỉnh các tác động của hormon nam lên tế bào và đóng vai trò chính đối với UT tồn tại dai dẳng sau khi loại bỏ các nguồn hormon nam. Quá trình này có thể ngăn chặn được bằng các biện pháp ức chế AR.
  • Sử dụng các thuộc ức chế men chuyển - 5α reductase (Dutasteride) hoặc kết hợp với thuốc ức chế sản xuất tiền hormon nam tuyến thượng thận (ketoconazole) cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị UTTTL.

Điều trị chuyển đổi:

  • Điều trị bằng chùm siêu âm cường độ cao qua đường trực tràng (HIFU - Transrectal high - intensity focused ultrasound).
  • Phẫu thuật lạnh (Cryoablation).
  • Điều trị bằng chùm tia xạ ngoài (EBRT - externalbeam radiation therapy).
  • Điều trị bằng chùm vi sóng (Microwave Ablation).

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau hóa trị như thế nào?

Đương đầu với hành trình hóa trị ung thư không chỉ là sự khó khăn của người bệnh mà còn là thử thách với người thân. Làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người bệnh vượt qua những mệt mỏi về sức khỏe lẫn trở ngại tinh thần?

  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  516 lượt xem
Tin liên quan
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư

Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý bình thường ở tất cả mọi người bao gồm cả những bệnh nhân ung thư. Vậy bệnh nhân ung thư thường có những vấn đề gì khi quan hệ tình dục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây