1

Tuổi tác, lão hóa ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bạn như thế nào?

Con người không thể ngừng già đi, lão hóa là điều tất yếu xảy ra. Tất cả các cơ quan, hệ thống của con người đều chịu sự tác động của lão hóa, và hệ miễn dịch cũng không phải là ngoại lệ.

1. Điều gì xảy ra với hệ miễn dịch khi con người già đi?

Khi ngày càng có tuổi, có phải chúng ta bị ốm nhiều hơn so với ngày còn trẻ? Khi thời tiết thay đổi có phải cơ thể sẽ ngay lập tức cảm thấy không khỏe? Và để trở lại bình thường cũng cần nhiều thời gian hơn so với trước đây? Đó chính là do sự yếu đi của hệ miễn dịch theo thời gian.

Không có một cơ quan hay bộ phận nào của cơ thể con người có thể tránh được sự tác động của lão hóa, tuy nhiên thật may mắn hệ miễn dịch không bị tác động quá nhiều. So với các tổ chức khác của cơ thể thì trong đa số trường hợp, hệ miễn dịch vẫn có thể hoạt động khá tốt ở bất kỳ độ tuổi nào, đủ để đảm bảo duy trì các nguy cơ từ nhiễm trùng hoặc bệnh tật không quá cao so với mức bình thường.

Hệ miễn dịch có cơ cấu thành phần rất phức tạp, gồm nhiều cơ quan, mô và tế bào khác nhau. Sự phối hợp hoạt động giữa các thành phần giúp hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng (chẳng hạn như vi khuẩn, virus, nấm,...).

Tuy ít bị ảnh hưởng hơn so với các cơ quan khác, nhưng theo tuổi tác hệ miễn dịch vẫn bị suy yếu dần đi. Các nhà nghiên cứu y học vẫn đang tích cực tìm hiểu xem vì sao hệ miễn dịch suy giảm theo thời gian và nó suy giảm như thế nào. Một số vấn đề đã có câu trả lời:

  • Tại sao đa số người cao tuổi lại có đáp ứng không tốt khi được sử dụng vắc - xin? Trong hệ miễn dịch của con người có các tế bào mang tên tế bào T, giữ nhiệm vụ tấn công các tế bào nhiễm bệnh, sau đó ghi nhớ tác nhân gây bệnh để có thể chống lại nó nhanh hơn, hiệu quả hơn trong tương lai. Khi con người già đi, số lượng tế bào T được tạo ra ít hơn, trong khi việc đáp ứng với vắc - xin lại phụ thuộc vào tế bào T, do đó người cao tuổi không đáp ứng tốt khi được sử dụng vắc - xin. Trên thực tế vẫn có ngoại lệ, đó là trường hợp của vắc - xin phòng Zona, và đó là một trong những lí do khiến vắc - xin này mang lại hiệu quả rất cao khi được sử dụng liều nhắc lại.
  • Tại sao người cao tuổi lại hay bị ốm hơn? Không chỉ số lượng tế bào miễn dịch giảm đi theo thời gian, các tế bào miễn dịch ở người cao tuổi phối hợp hoạt động cũng không thật sự tốt, và từ đó hiệu lực bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh cũng kém đi.
Tuổi tác, lão hóa ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bạn như thế nào?
Người già thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh lý do sức đề khác giảm

Tại sao người cao tuổi lại cần nhiều thời gian để hồi phục từ các tổn thương hay bệnh tật hơn? Cơ thể người cao tuổi tạo ra ít tế bào miễn dịch hơn, trong đó bao gồm cả các tế bào bạch cầu, dẫn tới quá trình hồi phục sẽ kéo dài hơn.

2. Có thể nhận biết thời điểm hệ miễn dịch bắt đầu suy yếu hay không?

Sự suy yếu của hệ miễn dịch không diễn ra ở một độ tuổi nhất định nào cả, mỗi người sẽ diễn ra ở một thời điểm khác nhau, do đó không có cách nào nhận biết trước được. Và cho đến hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm nào cho ta biết hệ miễn dịch đang không ở tình trạng tối ưu.

Do đó, việc thăm khám sức khỏe định kỳ rất quan trọng, và hãy đi khám nếu như thường xuyên bị ốm hoặc thấy bản thân hồi phục quá chậm sau khi mắc bệnh hoặc chấn thương.

3. Những phương cách giúp cơ thể luôn luôn khỏe mạnh

Có rất nhiều thói quen, hành động tuy đơn giản nhưng sẽ giúp cơ thể luôn luôn khỏe mạnh:

  • Luôn chú ý tới sức khỏe của bản thân: Nếu bản thân mắc bất kỳ bệnh lý nào, chẳng hạn như đái tháo đường, viêm khớp, hoặc những vấn đề khác ảnh hưởng tới các hoạt động thể chất và tinh thần, hãy tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Kiểm soát tốt bệnh lý của bản thân là điều kiện hàng đầu để cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Ngủ đủ giấc, ngủ ngon giấc: Các nghiên cứu đều cho thấy rất rõ rằng ngủ quá ít, hoặc chất lượng giấc ngủ thấp đều làm cho hệ miễn dịch yếu đi, kể cả dù là người trẻ tuổi. Tối thiểu nên đảm bảo đạt khoảng thời gian ngủ mỗi đêm là 7 giờ, đồng thời nếu xuất hiện các hiện tượng như ngủ ngáy, khó ngủ, trằn trọc, hãy đi thăm khám bác sĩ, bởi chúng là các dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ.
Tuổi tác, lão hóa ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bạn như thế nào?
Chất lượng giấc ngủ thấp có thể làm cho hệ miễn dịch yếu đi
  • Thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng: Căng thẳng theo thời gian sẽ làm suy yếu các đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Căng thẳng tạo ra áp lực rất lớn cho cơ thể, gây khởi phát hàng loạt các vấn đề khác như chất lượng giấc ngủ kém, rối loạn ăn uống,... và cuối cùng chúng đều làm hệ miễn dịch suy yếu.
  • Hạn chế tiếp xúc với người đang ốm: Một thực tế rõ ràng rằng người cao tuổi cần đặc biệt thận trọng đối với việc phơi nhiễm trước các tác nhân gây bệnh, bởi những người này dễ mắc bệnh hơn những người trưởng thành trẻ tuổi. Hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc gần với những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm (chẳng hạn như cảm lạnh, cảm cúm,...), và thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, mà hàng đầu là rửa tay đúng cách thường xuyên.
  • Sử dụng vắc - xin đầy đủ, đúng lịch: Mặc dù việc đáp ứng với vắc - xin ở người cao tuổi có thể không đạt hiệu quả như ở người trẻ tuổi, nhưng sử dụng vắc - xin vẫn là một phương cách quan trọng để hạ thấp nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng, bao gồm cúm và viêm phổi. Hãy thực hiện việc sử dụng vắc - xin đầy đủ và đúng lịch.
  • Tránh lối sống tĩnh tại: Những chế độ tập luyện vừa phải sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, và làm hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
  • Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh: Không có chế độ ăn nào tăng cường được miễn dịch, nhưng một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp cơ thể nói chung, hệ miễn dịch nói riêng, hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Ăn uống cân bằng, lành mạnh cũng giúp đạt được và duy trì cân nặng hợp lý, là yếu tố quan trọng để cơ thể khỏe mạnh.
  • Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm yếu đi các đáp ứng miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Do đó tuyệt đối không nên hút thuốc lá.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan

Chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị viêm thực quản bạch cầu ái toan (VTQDBCAT). Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bệnh nhân thật đầy đủ và phối hợp với bệnh nhân trong việc thực hiện các phác đồ này.

Đối phó với dị ứng quả chanh
Đối phó với dị ứng quả chanh

Chanh là một thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất và được sử dụng hàng ngày. Mặc dù vậy, vẫn có một số người dị ứng với chanh cũng như các thực phẩm thuộc họ cam quýt. Nguyên nhân có thể do dị ứng các axit citric hoặc protein có trong chanh. Bài viết này có thể sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng chanh.

Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà
Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm yêu thích của chị em nội trợ do thịt gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà không chứa nhiều chất béo. Thêm vào đó, thịt gà lại rất dễ chế biến tại nhà hoặc các nhà hàng. Chắc hẳn có lúc bạn sẽ tự hỏi mình rằng một đĩa thịt gà cung cấp bao nhiêu dinh dưỡng và nó có phải là thực phẩm làm tăng cholesterol hoặc có bất kỳ tác hại nào về sức khoẻ không?

Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?
Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?

Khoai tây được trồng đầu tiên bởi người dân bản địa tại dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Cho tới nay, hàng ngàn giống khoai tây đã được trồng trên toàn thế giới. Mặc dù khoai tây có xu hướng giữ được lâu nhưng bạn có biết chính xác là chúng nên được bảo quản bao lâu trước khi chúng trở nên kém chất lượng và cần phải bỏ đi?

Nên nấu cháo gì cho người ốm?
Nên nấu cháo gì cho người ốm?

Cháo là món ăn thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng cho người ốm, bởi đây là món ngon dễ tiêu hóa và chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết nên nấu món cháo gì để mau chóng phục hồi sức khỏe? Dưới đây là một vài công thức nấu cháo cho người ốm thơm ngon, bạn có thể đọc và tham khảo!

Tin liên quan
15 loại thực phẩm chức năng tốt nhất để tăng cường miễn dịch
15 loại thực phẩm chức năng tốt nhất để tăng cường miễn dịch

Có rất nhiều loại khoáng chất, vitamin và thảo dược có lợi đối với hệ miễn dịch, chẳng hạn như kẽm, vitamin C, vitamin D, nấm dược liệu…

Cà phê ảnh hưởng đến cân nặng như thế nào?
Cà phê ảnh hưởng đến cân nặng như thế nào?

Cà phê giúp kiểm soát sự thèm ăn và cải thiện tỷ lệ trao đổi chất, nhờ đó hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, cà phê lại có chứa caffeine gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và làm tăng cảm giác thèm đồ ngọt.

Cà phê ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?
Cà phê ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?

Vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận về việc liệu uống cà phê thường xuyên có gây hại cho sức khỏe hay không, đặc biệt là những tác động của loại đồ uống này đến huyết áp và sức khỏe tim mạch.

Cà phê giúp tăng tuổi thọ
Cà phê giúp tăng tuổi thọ

Một số nghiên cứu cho thấy rằng uống cà phê thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ tử vong sớm do các bệnh nghiêm trọng.

Thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng thế nào đến bệnh viêm khớp dạng thấp?
Thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng thế nào đến bệnh viêm khớp dạng thấp?

Mới đây, một nhóm nghiên cứu đã có những phát hiện mới về vitamin D và mối liên hệ với bệnh viêm khớp dạng thấp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây