1

Triệu chứng của vết thương động mạch - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Nguyên nhân:

  • Vết thương xuyên: do các vật nhọn,đạn bắn,mảnh đạn,đầu xương gãy…xuyên vào động mạch.Động mạch có thể bị đứt đôi hoàn toàn hoặc chỉ bị tổn thương ở một bên thành mạch.
  • Chấn thương giập động mạch: thường do các chấn động mạnh (va đập,sóng nổ…) làm cho thành động mạch  bị giập vỡ hoặc đứt nát.

2. Triệu chứng chẩn đoán:

Vị trí tổn thương: vị trí tổn thương nằm trên đường đi của động mạch:

  • Quan sát kỹ lỗ vào và lỗ ra của vết thương (nếu là vết thương chột thì cần hỏi kỹ về cơ chế và tư thể bệnh nhân khi bị thương) để xác định vị trí động mạch có thể bị tổn thương.
  • Có khi phải chụp X.quang để xác định vị trí dị vật (mảnh đạn…)trong vết thương hoặc vị trí và hình thái gãy xương,nhằm đánh giá vị trí động mạch có khả năng bị tổn thương.

Tình trạng tại chỗ vết thương:

  • Miệng vết thương chảy máu mạnh,có khi thành tia.Máu có màu đỏ tươi.Nhiều trường hợp dị vật gây tổn thương động mạch vẫn nằm tại chỗ và có tác dụng bịt tạm thời lỗ vết thương lại thì có thể không thấy rõ máu chảy ra qua miệng vết thương.Lúc này nếu xử lý vội vàng làm mất cơ chế bịt tạm thời này thì có thể gây chảy máu tại chỗ vết thương rất dữ dội.
  • Phần mềm quanh vùng vết thương động mạch thường căng nề nhanh chóng,nhất là khi miệng vết thương bị bịt lại làm cho máu chảy ra tụ lại quanh vết thương. Có khi máu chảy ra tạo nên một bọc máu tụ: khám thấy khối máu tụ này nổi căng dưới da,đập nẩy theo nhịp mạch và nghe có tiếng thổi tâm thu (cần chú ý khám kỹ để phân biệt với một khối Apxe).

Vùng chi phía ngoại vi của động mạch bị tổn thương:

  • Thường có triệu chứng thiếu máu cấp tính: da xanh nhợt,lạnh,mất cảm giác khi cấu véo,phù nề tăng dần. Cử động của chi bị hạn chể và có cảm giác đau nhức liên tục trong chi.
  • Mạch ngoại vi mất hoặc đập yếu hơn so với bên lành.
  • Có thể có các triệu chứng tổn thương các dây thần kinh đi cùng với các mạch máu của chi bị thương.

Có thể gặp Hội chứng chèn ép khoang (Hội chứng khoang ngăn): 

  • Vùng chi tổn thương căng cứng,rất đau.Cảm giác đau tức tăng lên khi bóp hoặc làm động tác duỗi căng các cơ của chi tổn thương.
  • Mất dần cảm giác nông cũng như vận động của chi bị tổn thương.
  • Da vùng chi tổn thương tím nhợt,lạnh.Có thể có các nốt phỏng nông trên da.
  • Mạch ngoại vi yếu hoặc mất hẳn.
  • Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời,vùng chi bị tổn thương có thể bị hoại tử nhanh chóng.

Toàn thân:

  • Thường có hội chứng mất máu cấp tính: khát nước,hoa mắt,chóng mặt, ,da niêm mạc nhợt nhạt,toát mồ hôi lạnh,mạch nhanh nhỏ,huyết áp tụt… thậm chí có thể ở trạng thái u ám hoặc choáng nặng.
  • Trong Hội chứng chèn ép khoang,bệnh nhân có thể có tình trạng nhiễm độc nặng do vùng chi tổn thương bị hoại tử.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây