1

Trẻ viêm dạ dày do nhiễm khuẩn H. pylori- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Triệu chứng nhiễm H.pylori

  • Ở trẻ em  triệu chứng của viêm dạ dày thường là buồn nôn, nôn ói và đau ở vùng bụng trên. Tuy vậy những triệu chứng này cũng có ở những bệnh lý khác.
  • Ở trẻ lớn và người lớn triệu chứng của loét dạ dày là cảm giác cồn cào, nóng rát và đau vùng bụng trên, vùng giữa bờ sườn và trên rốn. Đau tăng lên khi đói và giảm đi khi ăn, khi uống sữa hoặc uống các thuốc trị dạ dày như Phosphalugel.
  • Ở trẻ em  loét dạ dày cũng có thể gây chảy máu dạ dày, có biểu hiện như ói ra máu, đi tiêu ra phân đen như bã cà phê. Ở trẻ nhỏ loét có thể không có triệu chứng rõ và khó chẩn đoán.
  • Loét dạ dày thường ít gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng không phải là hiếm gặp.

2. Sự lây nhiễm

  • H.Pylori lây nhiễm từ người sang người qua đường tiêu hóa.
  • Lây nhiễm thường xảy ra giữa các cá nhân trong gia đình, giữa các cá nhân trong tập thể hoặc do vệ sinh kém.

3. Chẩn đoán

  • Quan sát trực tiếp bên trong lòng dạ dày và lấy một mẫu nhỏ niêm mạc dạ dày ra làm xét nghiệm tìm H.pylori, đó là nội soi dạ dày. Nội soi dạ dày ngoài việc tìm vi trùng H.pylori còn quan sát tìm xem có viêm, loét trong dạ dày hay không.
  • Xét nghiệm máu: Giúp xác định bệnh nhân đã từng có nhiễm H.pylori, nhưng không cho biết vi trùng đã được điều trị hết hay chưa. Ở trẻ em xét nghiệm máu tìm H.pylori ít có gía trị như ở người lớn, có lẽ do đáp ứng miễn dịch ở trẻ em còn kém.
  • Xét nghiệm hơi thở: Chủ yếu dùng cho người lớn.
  • Trong khuyến cáo của Hội nhi khoa Hoa Kỳ đưa ra năm 2000 chỉ đề nghị nôi soi là phương tiện chẩn đoán H.pylori duy nhất ở trẻ em nghi có viêm loét dạ dày.

4. Điều trị

  • Khi điều trị H.pylori bằng kháng sinh thì cần phải phối hợp nhiều kháng sinh mới có hiệu qủa diệt H.pylori.
  • Thông thường bác sĩ sẽ phối hợp 2 hoặc 3 kháng sinh trong điều trị.

5. Phòng bệnh

  • Sau đợt điều trị đủ liều thuốc trẻ vẫn phải được ăn uống điều độ, hạn chế ăn hoặc dùng các loại thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng dạ dày như : thức ăn chua cay, thức ăn có tính kích thích dạ dày, dùng thuốc steroid, non-steroid….
  • Do bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa vì vậy cần phải giữ vệ sinh ăn uống (rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, hạn chế ăn hàng rong…).và nên khám và tầm soát các thành viên trong gia đình để được điều trị đồng thời nhằm hạn chế tái nhiễm.
  • Ở trẻ em sống trong gia đình đông đúc, thiếu vệ sinh, sống trong tập thể có người bị nhiễm H.pylori sẽ có nguy cơ bị nhiễm H.pylori cao.
  • Lưu ý nếu không cải thiện môi trường sống, không giữ vệ sinh khi ăn uống thì trẻ vẫn có thể tái nhiễm H.pylori.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM 02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
 Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
 3 năm trước
 619 Lượt xem
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi 04:02
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi
Sau khi kết thúc ca mổ trĩ vừa xong, Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn lại tiếp tục bước vào xử lý một ca thoát vị thành bụng được đánh...
 3 năm trước
 695 Lượt xem
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG 02:38
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG
 Dịch vụ nội soi tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc không chỉ được người dân thủ đô lựa chọn mà còn nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh...
 3 năm trước
 739 Lượt xem
VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ 02:51
VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ
Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa do sức đề kháng chưa cao và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Trong khi đó, virus gây bệnh viêm ruột ở trẻ lại dễ...
 2 năm trước
 651 Lượt xem
Tin liên quan
Vi khuẩn HP là gì? Gây hại thế nào?
Vi khuẩn HP là gì? Gây hại thế nào?

Ngoài căng thẳng và thói quen ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao, vi khuẩn HP cũng là một nguyên nhân gây loét dạ dày.

Viêm dạ dày cấp: Triệu chứng và cách xử lý
Viêm dạ dày cấp: Triệu chứng và cách xử lý

Một số triệu chứng của viêm dạ dày cấp rất giống với triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe khác nên nếu không đi khám thì rất khó xác định viêm dạ dày cấp.

Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?
Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?

Nếu cứ để tình trạng viêm dạ dày mạn tính tiếp diễn mà không có biện pháp điều trị thì sẽ có nguy cơ bị loét và xuất huyết dạ dày.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây