1

Trẻ bệnh sâu răng do bú bình - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nhiều phụ huynh không hiểu vì sao con mình từ 1-3 tuổi rất dễ bị đa sâu răng ở các răng cửa sữa hàm trên và hàm dưới; và ít người biết rằng nguyên nhân gây nên tình trạng đa sâu răng như trên là do trẻ có thói quen bú bình trong khoảng thời gian dài mà vệ sinh răng miệng kém.

Truy tìm nguyên nhân

  • Sâu răng do bú bình thường xảy ra ở những trẻ có thói quen bú bình, ăn hay ngậm trong miệng những chất lỏng có chứa nhiều đường như: sữa có đường, nước trái cây, nước ngọt trong khi ngủ.
  • Những trẻ có thói quen ngậm bình sữa hay các thức uống có đường trước khi ngủ sẽ làm chất đường lên men thành acid, tấn công vào men răng làm hư hại men răng, lâu ngày gây nên tình trạng đa sâu răng, nhất là các răng cửa sữa ở hàm trên và hàm dưới.
  • Vào ban đêm, trẻ thường ngủ kéo dài khoảng 8-10 giờ, thời gian này chỉ có một ít lượng nước bọt được tiết ra, do đó dưới tác động của các chất đường từ trong sữa hay các chất ngọt sẽ lắng đọng lại trên răng sẽ làm phá hủy men răng dẫn đến sâu răng.
  • Trong môi trường miệng, luôn có sẵn các loại vi khuẩn thường trú như Streptococcus mutans sẽ sử dụng các chất đường có trong thức ăn tồn đọng trong miệng, sau đó lên men thành acid phá huỷ lớp men răng làm cho các răng bị sâu.

Tác hại thế nào?

  • Nếu trẻ có thói quen bú bình lâu ngày mà không vệ sinh kỹ lưỡng các răng sẽ bị mất khoáng hay xuất hiện nhiều lỗ sâu trên nhiều răng, nếu không can thiệp và điều trị kịp thời.
  • Hậu quả là các răng sữa phía trước hàm trên của bé thường có những lỗ sâu răng lớn hay những mảng khuyết lớn màu trắng, sau đó chuyển thành màu đen hoặc lớp men răng có thể bị phá hủy hoàn toàn tạo thành những lỗ sâu.
  • Lớp men và ngà của răng sữa rất mỏng, sâu răng lâu ngày nếu không được điều trị và dự phòng sớm sẽ làm cho trẻ bị đau nhức và gặp khó khăn trong việc ăn nhai, học tập và ảnh hưởng đến thẩm mỹ…
  • Trường hợp trầm trọng hơn các răng sâu có thể gây ra nhiễm trùng phải nhổ răng, đôi khi làm ảnh hưởng đến các mầm răng vĩnh viễn bên dưới hay ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, đôi khi có thể gây nhiễm trùng huyết…
  • Nếu phải nhổ sớm các răng sữa thì các răng vĩnh viễn mọc lên sau này sẽ mọc lệch lạc làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ.

Làm sao phòng ngừa?

Hiệp hội Nha khoa Trẻ em – Hoa Kỳ đã đưa ra một số hướng dẫn phòng ngừa sâu răng do bú bình:

  • Không nên để trẻ đi ngủ với bình sữa, nước trái cây hay nước ngọt ngậm trong miệng, nếu bé có thói quen bú bình mới ngủ thì chỉ cho ngậm bình nước lọc và lấy bình ra khi bé đã ngủ.
  • Nên tập cho bé bú sữa mẹ hay bú bình, uống sữa vào các bữa ăn chính, không nên tập cho bé có thói quen cầm bình sữa chạy vòng vòng chơi hay ngậm bình sữa khi đi ngủ.
  • Khi bé được 1 tuổi, nên tập cho trẻ uống sữa bằng ly càng sớm càng tốt. Vì khi uống sữa bằng ly, bé sẽ không có thói quen ngậm sữa trong miệng vì thế các chất đường trong sữa sẽ không đọng lại lâu trên răng.
  • Giữ vệ sinh răng miệng bé luôn sạch sẽ bằng cách chải răng, uống nước sau khi uống sữa hay dùng gạc lau sạch răng cho bé sau mỗi lần ăn hay uống sữa.
  • Nếu bé cần ngậm núm vú mới ngủ được, nhất là vào ban đêm thì nên cho bé uống nước sạch, hạn chế sử dụng các loại thức uống có đường.
  • Tập cho bé có thói quen khám răng miệng định kỳ 6 tháng hay 1 năm/lần, để phát hiện những răng mới bị sâu và được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng cách.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé khóc mà không có nước mắt thì có bình thường không?

Bác sĩ ơi, cho em hỏi, bé nhà em được 3 tuần tuổi, mỗi khi cháu khóc đều không ra nước mắt. Như thế thì có bình thường không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2141 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  859 lượt xem

Bé thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh, điều này có bình thường không?

Bé nhà tôi thường chảy nước mắt khi bị cảm lạnh. Tôi phải làm gì để khắc phục tình trạng này, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3091 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  789 lượt xem

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  744 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 631 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 648 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 652 Lượt xem
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 613 Lượt xem
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 3 năm trước
 746 Lượt xem
Tin liên quan
Răng Hutchinson – dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh
Răng Hutchinson – dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh

Răng Hutchinson xảy ra do trẻ bị lây truyền bệnh giang mai khi còn trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh.

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây