Tràn dịch màng ngoài tim và vai trò của siêu âm trong chẩn đoán, điều trị - Bệnh viện 108
Tràn dịch màng ngoài tim
- Bình thường có một lượng nhỏ chất lỏng xung quanh tim, chất này được tạo ra bởi cấu trúc giống như túi bao quanh tim.
- Màng ngoài tim đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ, thúc đẩy chức năng tim hoạt động hiệu quả và ngăn chặn sự dịch chuyển quá mức của tim.
- Chất lỏng dư thừa tích tụ trong cấu trúc túi này gọi là tràn dịch màng ngoài tim.
- Chất lỏng này cũng có thể là máu mà không do viêm như sau chấn thương ngực, phẫu thuật hoặc các biến chứng của các thủ thuật tim khác. Máu xung quanh tim được gọi là máu màng tim.
- Tràn dịch màng ngoài tim gây áp lực cho tim, ảnh hưởng đến chức năng của tim. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến suy tim hoặc tử vong.
Nguyên nhân
- Chấn thương vùng ngực
- Nhiễm trùng: vi khuẩn lao, HIV, nấm…
- Bệnh miễn dịch hệ thống: lupus, viêm khớp dạng thấp…
- Liên quan đến điều trị như thuốc hoặc sau các phẫu thuật, thủ thuật vùng ngực, tia xạ.
- Các vấn đề về tim: nhồi máu cơ tim, phình tách động mạch chủ ngực trong cơn đau ngực có thể gây tràn dịch màng ngoài tim có máu.
- Ung thư: di căn của ung thư đến màng ngoài tim có thể gặp như ung thư vú, ung thư phổi, bệnh bạch cầu…
- Suy thận: Nồng độ urê trong máu quá cao (urê huyết) có thể gây viêm màng ngoài tim.
Xét nghiệm
- Xquang, chụp cắt lớp vi tính ngực, cộng hưởng từ
- Phương pháp đầu tay để chẩn đoán và đánh giá tràn dịch màng ngoài tim chính là siêu âm tim.
- Hình ảnh trên siêu âm giúp ước lượng mức độ dịch, đôi khi còn có các đặc điểm giúp xác định loại dịch như máu với các dịch khác, đánh giá đáp ứng của tim với tình trạng dư thừa dịch trong khoang màng ngoài tim.
Nguồn: Bệnh viện 108
Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm xảy ra ở lớp mô mỏng, có dạng giống như một chiếc túi rỗng bao xung quanh tim. Viêm màng ngoài tim thường gây ra cơn đau nhói ở ngực. Triệu chứng này xảy ra do các lớp màng ngoài tim bị kích thích cọ xát vào nhau.
Có nhiều loại thủ thuật điều trị bệnh tim mạch ngoại trú, bao gồm nong mạch vành, đặt stent, cấy máy tạo nhịp tim và các thủ thuật khác. Nếu bạn gặp vấn đề về tim mạch, bác sĩ có thể khuyến nghị thực hiện thủ thuật ngoại trú, nghĩa là bạn không cần ở lại bệnh viện qua đêm và có thể về nhà trong ngày. Hầu hết các thủ thuật này đều ít xâm lấn, nên thời gian hồi phục không kéo dài.
Bệnh tim mạch là bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến tim, chẳng hạn như bệnh mạch vành hoặc rối loạn nhịp tim. Để chẩn đoán bệnh tim mạch, bác sĩ có thể sử dụng nhiều xét nghiệm và phương pháp đánh giá khác nhau. Một số xét nghiệm này có thể được sử dụng để sàng lọc bệnh tim ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ rệt.
Mọi người trên 20 tuổi nên đo mức cholesterol mỗi 5 năm một lần.