Trầm cảm ở trẻ vị thành niên
Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú.Trầm cảm ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ và hành xử và có thể dẫn đến một loạt các vấn đề về cảm xúc và thể chất.Bạn có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày bình thường và đôi khi bạn có thể cảm thấy như thể cuộc sống không đáng sống.
Trầm cảm là vấn đề hay gặp và phổ biến trong giai đoạn phát triển trẻ vị thành niên. Theo số liệu của 1 số nghiên cứu tại Việt nam cho thấy tỉ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%.
Yếu tố gia đình, các sự kiện xảy ra trong cuộc sống, yếu tố cá nhân được coi là một trong những yếu tố có tác động đến trầm cảm vị thành niên.
Các dấu hiệu nhận biết:
- Cảm giác buồn bã, trống rỗng hoặc vô vọng
- Giận dữ, cáu kỉnh hoặc thất vọng chỉ với những vấn đề rất nhỏ
- Mất hứng thú hoặc niềm vui trong hầu hết hoặc tất cả các hoạt động bình thường, chẳng hạn như sở thích hoặc thể thao
- Rối loạn giấc ngủ, bao gồm mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Mệt mỏi vì vậy ngay cả những nhiệm vụ nhỏ cũng phải nỗ lực rất nhiều
- Giảm sự thèm ăn và giảm cân hoặc ngược lại tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân
- Lo lắng, kích động hoặc bồn chồn
- Suy nghĩ chậm chạp, kém tập trung
- Cảm giác vô dụng hoặc mặc cảm, cảm giác có tội nhiều hoặc tội không đúng
- Khó suy nghĩ, khó tập trung, khó đưa ra quyết định và ghi nhớ mọi thứ
- Có suy nghĩ về cái chết, ý nghĩ tự tử, cố gắng tự tử hoặc tự tử
- Có các vấn đề về cơ thể không giải thích được như đau lưng hoặc đau đầu
Nếu bố mẹ bạn, người thân của bạn hoặc chính bạn thấy có một trong các biểu hiện trên hãy đến bệnh viện ngay khi có thể để được sàng lọc, tư vấn và hỗ trợ.
TS. BS Đỗ Minh Loan
Phụ trách khoa Sức khỏe vị thành niên – Bệnh viện Nhi Trung ương
Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...
Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.
Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Bé 6 tháng tuổi dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không?
Bé nhà em 6 tháng nhưng rất biếng ăn. Em có cho bé dùng appeton cho trẻ biếng ăn. Trước nay em chưa bổ sung vitamin D3 bao giờ. Vì em đang dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không ạ? Và chỉ dùng mỗi appeton có được không ạ?
- 1 trả lời
- 1055 lượt xem
Cho con bú sữa mẹ tốt cho cả mẹ và con. Nếu bạn đang gặp vấn đề về cho con bú sữa mẹ, đừng chịu đựng trong im lặng. Hãy nói chuyện với bác sĩ để bạn có thể nhận được lời khuyên và hỗ trợ cần thiết.
Viêm thanh khí phế quản xuất hiện nhiều nhất trong những tháng lạnh – từ tháng 10 đến tháng 3. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm thanh khí phế quản ngày nay không nghiêm trọng, nhưng một khi trường hợp nghiêm trọng có thể cần phải nằm viện.
Viêm nắp thanh quản xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào nắp thanh quản và các mô lân cận khác, khiến chúng sưng lên, chặn đường thở và ngăn cản việc hít thở.