Tính bền vững là gì và nó liên quan gì đến thực phẩm?
1. Tính bền vững là gì và nó liên quan gì đến thực phẩm
Tính bền vững là có thể khó định nghĩa vì nó có thể có những nghĩa khác nhau dựa vào từng bối cảnh mà nó được thảo luận. Tính bền vững bao gồm môi trường, kinh tế, dinh dưỡng và các khía cạnh khác nhau. Mối liên hệ này có thể được quan sát thấy trong các định nghĩa của FAO về chế độ ăn bền vững: Chế độ ăn bền vững là chế độ ăn ít tác động đến môi trường, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, dinh dưỡng và mang lại cuộc sống lành mạnh cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Chế độ ăn bền vững bảo vệ và tôn trọng đa dạng sinh học và hệ sinh thái, được chấp nhận về mặt văn hóa, dễ tiếp cận, công bằng về kinh tế và giá cả phải chăng, đầy đủ dinh dưỡng, an toàn và lành mạnh, đồng thời tối ưu hóa nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người. Tính bền vững là việc ban hành các thực hành đáp ứng nhu cầu của xã hội trong khi bảo vệ cơ sở vật chất cho sự tồn tại lâu dài của con người, cho cả môi trường xung quanh. Con người không thể có nguồn cung cấp thực phẩm an toàn trừ khi nguồn cung cấp thực phẩm đó bền vững.
Mặc dù có nhiều bằng chứng khoa học về mối liên hệ giữa chế độ ăn với sức khỏe con người và tính bền vững của môi trường, tuy nhiên, vào năm 2019, Ủy ban EAT-Lancet (một nhóm gồm 37 nhà khoa học từ 16 quốc gia làm việc trong các lĩnh vực sức khỏe con người, dinh dưỡng, kinh tế, nông nghiệp, khoa học chính trị và tính bền vững môi trường) đã đánh giá các bằng chứng hiện có và phát triển các mục tiêu khoa học toàn cầu xác định một “không gian hoạt động an toàn” cho các hệ thống thực phẩm. Các mục tiêu này tập trung vào hai lĩnh vực chính áp dụng cho tất cả mọi người và hành tinh:
Mục tiêu 1: Chế độ ăn lành mạnh
Dựa trên những nghiên cứu sâu rộng về thực phẩm và mô hình ăn kiêng xác định được chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe với phạm vi tiêu thụ cho từng nhóm thực phẩm. Những nhóm thực phẩm điển hình bao gồm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, quả hạch và dầu không bão hòa, bao gồm một lượng hải sản và gia cầm từ thấp đến trung bình, và không bao gồm hoặc một lượng thấp thịt đỏ, thịt đã qua chế biến, thêm đường, ngũ cốc tinh chế và rau giàu tinh bột. Theo các nhà nghiên cứu, việc áp dụng toàn cầu mô hình ăn uống này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp làm giảm đáng kể tổng tỷ lệ tử vong trên toàn thế giới.
Mục tiêu 2: Sản xuất lương thực bền vững
Với việc sản xuất lương thực hiện tại đang đối đầu với nhiều thách thức, từ tự nhiên cho đến nhân tạo. Tình hình ô nhiễm không khí, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và những thay đổi không bền vững trong việc sử dụng đất và nước đang diễn ra rất phức tạp. Ủy ban cũng đã xác định một loạt các ranh giới mà sản xuất lương thực toàn cầu nên duy trì để “giảm nguy cơ thay đổi không thể đảo ngược và có khả năng gây thảm họa Hệ thống Trái đất. ”. Các ranh giới này liên quan đến các quá trình chính của hệ thống trái đất như sau:
- Biến đổi khí hậu (dựa trên phát thải khí nhà kính)
- Thay đổi hệ thống đất (dựa trên việc sử dụng đất trồng trọt)
- Sử dụng nước ngọt, mất đa dạng sinh học (dựa trên tốc độ tuyệt chủng)
- Chu trình nitơ và phốt pho (dựa trên việc áp dụng các loại phân bón này)
2. Tầm quan trọng của tính bền vững trong dinh dưỡng
Chuyển đổi sang một hệ thống cung cấp lương thực, thực phẩm một cách bền vững để có thể cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh cho khoảng 10 tỷ người vào năm 2050 là một thách thức không hề dễ dàng cho toàn nhân loại. Tuy nhiên FAO cũng khẳng định rằng, những dữ liệu thu được từ thực tế cho thấy việc hành động ngay lập tức là rất quan trọng và sự chậm trễ sẽ làm tăng khả năng xảy ra các hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là thảm khốc liên quan đến lương thực cho toàn nhân loại.
May mắn thay, những phân tích của FAO cho thấy quá trình chuyển đổi này có thể được thực hiện thông qua sự kết hợp của những thay đổi đáng kể trong chế độ ăn uống theo hướng chủ yếu là chế độ ăn dựa trên những loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, giảm đáng kể thất thoát và lãng phí thực phẩm cũng như những cải tiến lớn trong việc sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên sự chuyển đổi mô hình cung cấp và dự trữ lương thực đó sẽ không thể xảy ra nếu không có sự bắt tay và phối hợp hành động một cách rộng khắp, đa ngành, đa cấp và được định hình bởi các mục tiêu khoa học cụ thể. Để bắt đầu quá trình này, FAO đề xuất năm chiến lược làm điểm khởi đầu chung cho sự thay đổi ở tất cả các quốc gia, khu vực, thành phố và địa phương, bao gồm:
- Nhận được sự cam kết quốc tế và quốc gia để chuyển sang một chế độ ăn uống lành mạnh. Việc chuyển đổi sang những chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe của người dân trên toàn thế giới sẽ dựa trên việc cắt giảm lượng tiêu thụ thịt đỏ và đường trong mỗi bữa ăn khoảng 50%, trong khi mức độ tiêu thụ của các loại thực phẩm như trái cây, rau củ quả và các loại đậu phải tăng gấp đôi so với thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, cần có những chính sách để cải thiện tính sẵn có, khả năng tiếp cận và khả năng chi trả của người dân đối với các loại thực phẩm lành mạnh đi kèm với đó là việc hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm không lành mạnh và không mang lại tính bền vững cao.
- Định hướng lại các ưu tiên trong nông nghiệp từ sản xuất lượng lớn lương thực sang sản xuất thực phẩm lành mạnh. Chuyển trọng tâm trong chính sách lương thực và nông nghiệp từ số lượng lớn một số loại cây trồng sang đa dạng hơn các loại cây trồng mang lại giá trị dinh dưỡng cao.
- Tăng cường và cam kết sản xuất lương thực một cách bền vững để nâng cao sản lượng các loại lương thực có chất lượng cao. Ứng dụng những công nghệ tiên tiến và đổi mới hệ thống để canh tác trên đất hiện có với chi phí đầu vào thấp hơn nhằm mang lại sản lượng tốt hơn đi kèm với việc bảo tồn đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái hiện có.
- Cần có sự quản lý chặt chẽ và phối hợp giữa các quốc gia trong khai thác tài nguyên trên đất cũng như tài nguyên biển. Bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học bằng cách chung tay cùng hành động, từ cấp địa phương cho đến toàn cầu nhằm ngăn chặn việc mở rộng đất nông nghiệp và các vùng biển khác đang trong quá trình khai thác.
- Ít nhất giảm một nửa sự thất thoát cũng như lãng phí lương thực, phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Giảm 50% thất thoát và lãng phí thực phẩm trong các khâu sản xuất và tiêu thụ thực phẩm bằng cách sử dụng kế hợp các giải pháp chuyển đổi số, chiến dịch tiêu dùng và các chính sách công.
Đạt được một hệ thống lương thực lành mạnh và bền vững là một vấn đề cấp bách, phụ thuộc vào nỗ lực hợp tác của các chính phủ, khu vực tư nhân và nhà nước cũng như là từ chính những cá nhân trong xã hội. Cung và cầu hoạt động theo cả hai cách và sự thay đổi xu hướng sản xuất và cung cấp lương thực phụ thuộc vào sự thay đổi trong chế độ ăn của mỗi chúng ta. Chúng ta phải biết rằng việc lựa chọn thực phẩm của mình cuối cùng có ảnh hưởng lớn đến chính bản thân mỗi chúng ta và chế độ ăn chủ yếu dựa trên các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật là lựa chọn tốt nhất cho cả sức khỏe và môi trường. Cuối cùng, hãy luôn cố gắng làm tất cả những gì tốt đẹp nhất cho hành tinh của chúng ta.
Chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị viêm thực quản bạch cầu ái toan (VTQDBCAT). Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bệnh nhân thật đầy đủ và phối hợp với bệnh nhân trong việc thực hiện các phác đồ này.
Chanh là một thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất và được sử dụng hàng ngày. Mặc dù vậy, vẫn có một số người dị ứng với chanh cũng như các thực phẩm thuộc họ cam quýt. Nguyên nhân có thể do dị ứng các axit citric hoặc protein có trong chanh. Bài viết này có thể sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng chanh.
Thịt gà là loại thực phẩm yêu thích của chị em nội trợ do thịt gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà không chứa nhiều chất béo. Thêm vào đó, thịt gà lại rất dễ chế biến tại nhà hoặc các nhà hàng. Chắc hẳn có lúc bạn sẽ tự hỏi mình rằng một đĩa thịt gà cung cấp bao nhiêu dinh dưỡng và nó có phải là thực phẩm làm tăng cholesterol hoặc có bất kỳ tác hại nào về sức khoẻ không?
Khoai tây được trồng đầu tiên bởi người dân bản địa tại dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Cho tới nay, hàng ngàn giống khoai tây đã được trồng trên toàn thế giới. Mặc dù khoai tây có xu hướng giữ được lâu nhưng bạn có biết chính xác là chúng nên được bảo quản bao lâu trước khi chúng trở nên kém chất lượng và cần phải bỏ đi?
Cháo là món ăn thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng cho người ốm, bởi đây là món ngon dễ tiêu hóa và chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết nên nấu món cháo gì để mau chóng phục hồi sức khỏe? Dưới đây là một vài công thức nấu cháo cho người ốm thơm ngon, bạn có thể đọc và tham khảo!
Vitamin C có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau nên không khó để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cơ thể.
Dù ăn nhiều hay ăn ít thì mỗi người cũng chỉ có thể ăn một lượng thức ăn có giới hạn trong một ngày. Để cung cấp cho cơ thể lượng chất dinh dưỡng tối đa mà không nạp vào quá nhiều calo thì nên lựa chọn các loại thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng.
Trứng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nên được ví như một loại “vitamin tổng hợp của tự nhiên”. Trứng còn có một số chất chống oxy hóa đặc biệt và các dưỡng chất có lợi cho não mà nhiều người đang bị thiếu hụt.
Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều axit phytic chẳng hạn như ngũ cốc, các loại hạt và đậu có thể làm tăng nguy cơ thiếu sắt và kẽm.
Việt quất chứa ít calo và vô cùng tốt cho sức khỏe, thậm chí còn được coi là một loại “siêu thực phẩm” nhờ chứa một lượng lớn vitamin, hợp chất thực vật có lợi và chất chống oxy hóa.