Tìm hiểu về nang gan
1. Nang gan là gì?
Nang gan (u nang gan) là thuật ngữ để chỉ một khoảng trống chứa dịch, máu hoặc đơn thuần là một khoảng trống trong gan. Đây là bệnh lý hiếm gặp và thường được phát hiện một cách tình cờ. Mặc dù phần lớn nang gan là lành tính nhưng bệnh vẫn cần được phát hiện và chẩn đoán sớm để điều trị nếu có chỉ định.
Nguyên nhân gây ra các nang thường chưa được phát hiện cụ thể, tuy nhiên nó có thể xuất phát từ chế độ ăn uống, lối sống không khoa học và các vấn đề tuổi tác, với người cao tuổi, nang gan có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn. Nhiều trường hợp, nang gan có thể bẩm sinh, thường phát triển chậm và không được phát hiện cho đến lúc lớn lên.
2. Các loại nang gan
Có nhiều loại nang gan khác nhau, mỗi loại lại có nguyên nhân khác nhau:
- Nang đơn thuần: Xuất hiện từ khi sinh ra do sự bất thường trong quá trình hình thành phôi, đây là loại nang thường gặp nhất
- Nang ký sinh trùng: Do nhiễm sán dây nhỏ Echinococcus granulosus từ động vật, sán xâm nhập và kí sinh trong cơ thể gây ra nang gan.
- Nang ung thư: Hiện nay cơ chế xuất hiện và chuyển biến thành ung thư chưa rõ ràng, nang ung thư thường có kích thước lớn khoảng >10cm
- Gan đa nang: Đây cũng là một rối loạn bẩm sinh hiếm gặp, đặc trưng bởi sự tồn tại của rất nhiều nang trong gan, xuất hiện từ khi sinh ra và nối lại với nhau như chùm nho.
3. Biểu hiện của nang gan
Nang gan thường không biểu hiện triệu chứng cũng như không ảnh hưởng đến chức năng gan, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường và không cảm thấy một dấu hiệu gì đặc biệt của sự phát triển của nang gan. Khi nang gan trở nên quá lớn có thể bị vỡ hoặc phình to gây chèn ép các cơ quan khác trong ổ bụng, từ đó có thể gây ra một số triệu chứng như đầy hơi, tức bụng hoặc đau đột ngột ở vùng hạ sườn phải. Đối với nang gan do sán dây nhỏ, người bệnh có thể có sốt, ho đờm máu và ngứa nhiều...
Việc chẩn đoán nang gan chủ yếu dựa vào các thăm dò chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính bụng hay chụp MRI bụng, các xét nghiệm này sẽ cho được hình ảnh khái quát về kích thước, số lượng và vị trí các nang. Bên cạnh đó khi bệnh nhân được chẩn đoán nang gan, cần làm thêm nhiều thăm dò khác để chẩn đoán căn nguyên bệnh.
Nhiều trường hợp nang gan có thể tự biến mất mà không cần điều trị, tuy nhiên nếu các nang gan có kích thước lớn và có xu hướng ác tính hoá thì việc điều trị phẫu thuật cắt bỏ nang gan là chỉ định bắt buộc. Ngoài ra, đối với nang gan do ký sinh trùng thì việc điều trị bằng các thuốc diệt sán đặc hiệu là điều không thể bỏ qua.
Nội soi mật tụy ngược dòng là kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, được sử dụng để chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như chẩn đoán viêm tụy cấp do sỏi kẹt tại bóng Vater, giun chui ống mật, sỏi đường mật,... Hãy cùng các chuyên gia của tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này qua bài viết dưới đây.
Túi thừa đại tràng là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt là sau tuổi 40. Khi túi thừa đại tràng bị viêm mà không được chẩn đoán và điều trị hiệu quả có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, dễ gây nhầm lẫn với ung thư đại trực tràng. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát hằng năm để phát hiện bệnh viêm túi thừa đại tràng kịp thời.
Bệnh túi thừa đại tràngnếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó viêm túi thừa là biến chứng thường gặp nhất. Điều trị túi thừa đại tràng biến chứng có thể cần phải kết hợp điều trị nội khoa và phẫu thuật cắt bỏ túi thừa đại tràng.
Thoát vị bẹn chiếm khoảng 75% trong số các loại thoát vị thành bụng. Ống bẹn nằm ở vùng háng. Ở nam giới, tinh hoàn thường đi qua ống bẹn xuống bìu trong thời gian ngắn trước khi sinh. Ở nữ, ống bẹn là vị trí của các dây chằng tử cung.
Sỏi ống mật chủ (sỏi đường mật) là sự hiện diện của sỏi trong đường mật chính ngoài gan. Đường mật chính ngoài gan bao gồm ống gan phải và trái, ống gan chung và ống mật chủ.