Tìm hiểu về mềm sụn thanh quản
1. Bệnh mềm sụn thanh quản
Mềm sụn thanh quản là một bất thường bẩm sinh sụn thanh quản dùng để mô tả trường hợp mô nâng đỡ các cấu trúc giải phẫu phía trên thanh quản gồm nắp thanh quản và sụn phễu chưa phát triển kịp khiến các cấu trúc này sa vào đường thở của trẻ tạo nên tiếng thở khò khè.
Mềm sụn thanh quản, một dạng bẩm sinh khiếm khuyết hay gặp ở phần thanh môn, thanh quản, bệnh chiếm đến 60% những bất thường của bẩm sinh thanh quản. Bệnh gây nên hiện tượng thở rít trên lâm sàng, trẻ nam gấp 2 lần trẻ nữ. Hiện tượng mềm sụn thanh quản chủ yếu diễn ra ở nắp sụn thanh quản và sụn phễu thanh quản, cũng có thể tại cả hai phần cấu trúc đó. Bệnh lý này rất hiếm gặp, chỉ chiếm 0,01% các bệnh lý tai mũi họng nói chung.
2. Nguyên nhân gây mềm sụn thanh quản ở trẻ
Tình trạng thanh quản bị mềm sụn xảy ra khi vùng thượng thanh môn bị hẹp lại mỗi khi hít hơi vào. Nguyên nhân cụ thể hiện tại vẫn chưa rõ, có thể từ nhiều cơ chế khác nhau:
- Do bất thường cấu trúc cơ thể học
Do nắp phễu thanh âm ngắn và nắp thanh âm hình omega làm cho vùng thượng thanh môn bị hẹp lại.
Vì độ chênh lệch giữa kích thước phổi và kích thước ống dẫn khí hô hấp trên nên gặp tình trạng co rút hay làm phồng hõm các cơ của vùng ngực, vùng cổ, rõ thấy nhất là khi trẻ thở ra hít vào, hoạt động này nhẹ nhưng diễn ra đều đều, liên tục, tạo tiếng thở rít.
- Đường dẫn truyền thần kinh chưa hoàn chỉnh
Các đường dẫn truyền thần kinh chưa trưởng thành đầy đủ, do đó sự phối hợp giữa thần kinh và cơ chưa hoàn chỉnh khiến cho trương lực đường dẫn khí khu vực này thấp hơn so với mức cần thiết do vậy dễ bị phồng xẹp, chưa ổn định.
3. Triệu chứng mềm sụn thanh quản
- Trẻ thở khò khè lâu ngày
+ Trẻ đã bắt đầu khò khè từng nhịp thở ngay sau thời điểm chào đời. Mỗi cơn thở đều khò khè và ngắt quãng những lúc hít vào, đôi khi làm cha mẹ lầm tưởng trẻ bị hút nước ối trong mũi không sạch sau sinh, gây viêm mũi và dẫn tới ngạt mũi, tắc mũi. Thế nhưng, nếu khám tai mũi họng lại không hề thấy bát kỳ tổn thương nào, cũng như không thấy có dịch tiết.
+ Cha mẹ có thể nghe thấy những tiếng thở khò khè mang âm cao, tăng nặng khi trẻ ở tư thế nằm ngửa, khi trẻ khóc quấy, trẻ bị kèm viêm đường hô hấp. Nặng hơn là trẻ gặp tình trạng chậm tăng cân, khó bú mẹ, ngừng thở đột ngột vài giây, lồng ngực và cổ co kéo khi hít hơi vào, da tái. Những triệu chứng cấp này thường kéo dài trong 8 tháng tuổi đầu đời, sau sẽ tự hết dần.
+ Cơn khò khè sẽ ngắt quãng mỗi khi trẻ hít vào. Tiếng thở rít lúc đầu dễ lầm tưởng là trẻ bị nghẹt mũi, thế nhưng nó kéo dài và không có chất nhầy trong mũi của trẻ. Âm sắc của tiếng thở khò khè của trẻ có thể cao giống như tiếng thở rít.
+ Khò khè tăng khi đặt trẻ nằm ngửa, lúc trẻ bứt rứt quấy khóc, hoặc khi có viêm đường hô hấp trên kèm theo. Nhiều trường hợp khò khè trong và sau khi trẻ bú (khi đặt trẻ nằm ngửa, dưới tác dụng của trọng lực sẽ làm nắp thanh môn sa vào đường thở nhiều hơn và làm cho trẻ khò khè nhiều hơn.)
+ Trừ những lúc có viêm thanh quản kết hợp, trẻ vẫn chơi và bú như bình thường.
- Trào ngược dạ dày thực quản
Có đến 80-100% trẻ mềm sụn thanh quản có kèm trào ngược dạ dày thực quản nguyên nhân do nghẽn tắc tại một phần của thanh môn khi trẻ gắng sức hít vào sẽ làm tăng áp lực âm tại lồng ngực quá mức khiến cho thức ăn trong dạ dày ở khoang bụng trẻ dễ bị trào ngược lên tới thực quản (phần đường tiêu hóa nằm trong lồng ngực). Ngược lại, trẻ bị trào ngược dạ dày-thực quản nặng sẽ có các thay đổi về mặt cấu trúc bệnh học tương tự như mềm sụn của thanh quản, đặc biệt là sưng và phình sụn phễu.
- Các triệu chứng khác có thể kèm theo như:
+ Chậm lên cân
+ Bú khó
+ Trớ sữa
+ Sặc sữa
+ Ngưng thở
+ Co kéo lồng ngực khi trẻ hít vào mạnh
+ Tím tái
+ Ợ dịch chua trong dạ dày
Các triệu chứng sẽ tăng nặng trong vòng vài tháng đầu, thường là từ 4-8 tháng tuổi. Đa số trẻ bị mềm sụn thanh quản sẽ hết các triệu chứng khi được 12-18 tháng.
4. Phân loại
4.1. Cấp độ nhẹ
Thở khò khè thì hít vào không có biến chứng nghẽn tắc đường thở nghiêm trọng, không ảnh hưởng trẻ bú và không có các triệu chứng khác kèm theo. Các trẻ này thường hay quấy khóc bảo mẫu nhưng không có vấn đề nào khác ảnh hưởng đến sức khỏe và thường tự khỏi sau 12-18 tháng tuổi. Nếu trẻ mắc bệnh mềm sụn tại thanh quản nhẹ vẫn rất cần quan tâm theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng diễn tiến xấu để kịp thời mang trẻ đến cơ sở y tế.
4.2. Cấp độ trung bình
Trẻ được xếp vào loại này khi có các triệu chứng sau:
- Khò khè khi hít vào
- Chớ sữa
- Nghẽn tắc đường thở (do thanh quản mềm)
- Bú khó nhưng không ảnh hưởng tăng cân đều đặn của trẻ
- Có tiền sử bị nhập viện đã nhiều lần vì nghẽn tắc đường thở
- Trào ngược dạ dày – thực quản (ói ọc dịch chua trong dạ dày)
- Các trẻ này cũng tự khỏi sau từ 12-18 tháng tuổi nhưng có thể cần phải điều trị chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Ngay cả khi trẻ được xếp vào nhóm bệnh vừa thì vẫn rất cần quan tâm theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng diễn tiến xấu để kịp thời mang trẻ đến cơ sở y tế.
4.3. Cấp độ nặng
Trẻ xếp loại này thường có thể cần phải được phẫu thuật để chữa trị. Các bác sĩ sẽ đề nghị mổ nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng sau:
- Khó thở, tính mạng bị đe dọa
- Xuất hiện hiện tượng những cơn thở tím tái
- Lồng ngực bị co kéo và vùng cổ cũng vậy, nặng hơn khi thở
- Cần phải thở oxy
- Bệnh tim phổi tiếp diễn nguyên do kéo dài trạng thái thiếu oxy
- Không lên cân được vì bú khó
5. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh
- Trẻ sinh non
- Bệnh lý thần kinh cơ
- Tổn thương đường hô hấp đi kèm: mềm sụn khí quản, hẹp vùng hạ thanh môn...
6. Biến chứng của mềm sụn thanh quản
- Tắc nghẽn đường dẫn khí nặng, gây nguy hiểm tính mạng.
- Các tai biến của phẫu thuật chỉnh hình thượng-thanh-môn, mở khí quản.
- Trẻ chậm tăng cân.
- Viêm phổi do hít.
7. Chăm sóc trẻ bị mềm sụn thanh quản
Bệnh mềm sụn thanh quản hiện không có phương thuốc đặc trị, cha mẹ có thể cho trẻ bổ sung vitamin D, canxi. Chính vì vậy, bệnh này rất khó phòng ngừa được bởi nguyên nhân không rõ ràng.
Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ nên phải lưu ý:
- Hạn chế cho trẻ nằm ngửa
Dưới tác dụng của trọng lực, lớp mô sụn thanh quản càng sa vào đường thở của trẻ càng làm trẻ thở khò khè hơn. Đối với trẻ sơ sinh, bạn nên cho trẻ nằm nghiêng, thi thoảng lại trở mình cho trẻ cho đỡ mỏi người, còn với trẻ lớn hơn thì bé sẽ tự nằm theo tư thế mà bé cảm thấy dễ thở nhất.
- Cho con bú đúng cách
Một số trẻ bị mềm sụn thanh quản sẽ rất khó bú. Vì thế mẹ cần phải tỉnh táo khi cho con bú để điều chỉnh lượng sữa vừa với sức bú của trẻ, tránh hiện tượng sặc sữa rất nguy hiểm.
- Vệ sinh mũi họng trước khi ngủ
Trước khi đi ngủ, bạn nhớ làm vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch muối sinh lý để mũi bé được thông thoáng, giúp bé thở dễ dàng hơn. Trẻ bị mềm sụn thanh quản hay thở bằng miệng khi ngủ, bạn nên thoa bôi kem dưỡng môi cho bé để tránh hiện tượng môi khô, nứt nẻ, trẻ bú sẽ rất khó khăn.
- Tăng cường sức đề kháng
Hạn chế tối đa các bệnh liên quan đến đường hô hấp vì trẻ bị mềm sụn thanh quản càng thở khò khè hơn khi mắc thêm các bệnh này. Khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm thì bố mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh viêm đường dẫn khí hô hấp thông thường.
- Khám định kỳ
Khám và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ theo định kỳ. Nếu trẻ bị mềm sụn thanh quản dẫn đến sụt cân, ngưng thở, bỏ bú,... thì phải đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được hỗ trợ kịp thời. Cha mẹ nên định kỳ cho trẻ tới viện đo độ độ bão hoà oxy tươi trong máu.
- Chế độ sinh hoạt
Không cần phải kiêng cữ thức ăn nào hết cũng như không cần hạn chế bất cứ hoạt động tăng cường thể chất nào hết của trẻ. Cho trẻ tiêm chủng bình thường để phòng tránh các bệnh khác.
Mềm sụn thanh quản dễ gặp với trẻ nhỏ và nhũ nhi. Đa số trẻ bị mềm sụn thanh quản sẽ hết các triệu chứng khi được 12-18 tháng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng cha mẹ vẫn nên nắm rõ kiến thức bệnh lý để chăm sóc cho trẻ được tốt nhất.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Trẻ bị hắt hơi suốt mùa thu – đây có phải dấu hiệu bị dị ứng không?
Bé nhà tôi bị hắt hơi suốt mùa thu. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng không ạ?
- 1 trả lời
- 770 lượt xem
Quầng thâm dưới mắt trẻ có phải là dấu hiệu bé bị dị ứng không?
Bác sĩ cho tôi hỏi, quầng thâm dưới mắt trẻ có phải là dấu hiệu bé bị dị ứng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 948 lượt xem
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm
Bác sĩ có thể cho biết các dấu hiệu của bệnh chàm ở trẻ nhỏ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 761 lượt xem
Da bé 3 tháng bị khô, vảy như này bôi gì hiệu quả?
Bác sĩ cho em hỏi. Con em được 3m bị như này là sao.và ai biết thuốc gì hiệu quả giới thiệu em với ạ
- 0 trả lời
- 622 lượt xem
Bé 6 tháng tuổi dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không?
Bé nhà em 6 tháng nhưng rất biếng ăn. Em có cho bé dùng appeton cho trẻ biếng ăn. Trước nay em chưa bổ sung vitamin D3 bao giờ. Vì em đang dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không ạ? Và chỉ dùng mỗi appeton có được không ạ?
- 1 trả lời
- 1055 lượt xem
Viêm thanh khí phế quản xuất hiện nhiều nhất trong những tháng lạnh – từ tháng 10 đến tháng 3. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm thanh khí phế quản ngày nay không nghiêm trọng, nhưng một khi trường hợp nghiêm trọng có thể cần phải nằm viện.
Viêm nắp thanh quản xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào nắp thanh quản và các mô lân cận khác, khiến chúng sưng lên, chặn đường thở và ngăn cản việc hít thở.
Bạn muốn bảo vệ gia đình được khỏe mạnh trong mùa cảm lạnh và cảm cúm? Dưới đây là 7 biện pháp hiệu quả bạn cần nắm vững!
Triệu chứng cảm lạnh: cảm lạnh thường bắt đầu với tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa họng, ho, đôi khi kèm sốt nhẹ và chất nhầy có màu vàng nhạt.
Trẻ chập chững, trẻ lớn hơn và người lớn thường bị viêm phế quản. Trẻ sơ sinh thường không bị viêm phế quản, mà bị viêm tiểu phế quản (thường do nhiễm virus hợp bào hô hấp).