Tìm hiểu phẫu thuật Crossen điều trị sa sinh dục ở phụ nữ
1. Sa sinh dục là bệnh gì?
Sa sinh dục hay còn gọi là sa các cơ quan vùng chậu được biết đến do tình trạng suy yếu của hệ thống nâng đỡ của đáy chậu, dẫn đến sự tụt xuống của các cơ quan vùng chậu vào âm đạo, xuất hiện khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn. Ban đầu, kích thước khối sa sinh dục nhỏ, sa không thường xuyên, xuất hiện khi lao động hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được. Càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên, không đẩy lên kèm theo có tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ - tầng sinh môn.
Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện (do bàng quang và niệu đạo bị sa): đái khó, đái buốt, són đái, đái ra máu khi có viêm bàng quang hoặc có sỏi bàng quang hình thành do sự ứ trệ nước tiểu lâu ngày. Rối loạn đại tiện (do sa trực tràng): đại tiện khó, táo bón, hay có cảm giác mót rặn, tức nặng vùng hậu môn. Sinh đẻ nhiều khiến sau mỗi lần sinh nở, vùng cơ nằm ở bụng dưới sẽ bị rách, không hồi phục tốt, lao động nặng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
2. Khái quát về phẫu thuật Crossen
Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật sa sinh dục, trong đó có phương pháp phẫu thuật Crossen. Phương pháp Crossen là cắt toàn bộ tử cung theo đường âm đạo, khâu treo lại bàng quang, sau đó khâu các mỏm dây chằng ở hai bên lại với nhau làm thành một cái phên vững chắc cùng với mỏm khâu âm đạo để không cho ruột sa xuống. Phương pháp này dùng cho người trên 40 tuổi và sa sinh dục độ III. Đây là một phẫu thuật khó, chỉ được áp dụng ở tuyến Trung ương hoặc tuyến tỉnh.
2.1 Đối tượng chỉ định và chống chỉ định dùng phẫu thuật Crossen
Chỉ định:
- Sa sinh dục độ II, III
- Đủ sức khỏe để thực hiện cuộc phẫu thuật lớn.
- Không còn nguyện vọng sinh con.
- Không có viêm nhiễm sinh dục, nếu có phải điều trị triệt để.
- Không có viêm dính tiểu khung do mọi nguyên nhân.
- Không có bệnh lý nặng kèm theo.
Chống chỉ định:
- Tử cung hạn chế di động.
- Ung thư xâm nhiễm tử cung, cổ tử cung, âm đạo.
- Bệnh nhân còn trong tình trạng viêm nhiễm và các bệnh lý khác như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường.
- Các bệnh của các cơ quan kế cận như buồng trứng, vòi trứng.
- Khoang âm đạo quá chật, không tiếp cận với cổ tử cung.
- Kích thước tử cung quá lớn.
- Người bệnh quá già yếu
2.2 Ưu nhược điểm của phương pháp pháp phẫu thuật Crossen
Ưu điểm:
- Phẫu thuật Crossen là một phương pháp chung của cắt tử cung qua đường âm đạo có thể điều trị triệt để bệnh.
- Không vết mổ trên bụng đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Nhược điểm:
- Điều kiện phẫu trường không thuận lợi (hẹp) nên có những khó khăn nhất định trong việc xử lý các mạch máu và dễ bị tụt các cuống mạch trong sâu nếu không cẩn thận.
- Là kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ có trình độ cao.
2.3 Quy trình thực hiện phẫu thuật Crossen
Bước 1: Sát trùng và thông tiểu
Bước 2: Rạch và bóc tách thành âm đạo trước và bàng quang
- Crossen dùng đường rạch ngang trên cổ tử cung khoảng 1 đến 1,5 cm
- Dùng kéo lách vào lớp bóc tách để bóc tách lên phía trên. Bóc tách đến đâu cắt dần mảnh niêm mạc âm đạo đến đấy
- Dùng kẹp cặp gạc củ ấu để tách đẩy bàng quang khỏi thành âm đạo ở phía trước và mặt trước tử cung ở phía sau cho đến khi đẩy được phần bàng quang sa lên qua túi cùng trước. Khi bóc tách cần chú ý rạch đúng lớp (qua mạc Halban, mạc dưới niêm mạc âm đạo)
- Cắt dây chằng bàng quang - tử cung
- Bóc tách kỹ hai bên bàng quang lên tận cùng túi cùng trước để tránh tổn thương hay gặp niệu quản
Bước 3: Rạch và bóc tách niêm mạc âm đạo thành sau Kéo cổ tử cung lên cao và ra phía trước
- Rạch ngang phía sau vòng theo cổ tử cung nối tiếp với đường rạch ngang phía trước
- Dùng ngón tay bọc gạc hoặc kẹp cặp gạc hình củ ấu nhỏ tách niêm mạc âm đạo sau và hai bên cho đến túi cùng Douglas sau khi bóc tách thân tử cung, bộc lộ dây chằng bên tử cung phần dưới của dây chằng rộng và dây chằng tử cung – cùng phía sau
Bước 4: Cặp thắt và cắt cuống mạch, các dây chằng, cắt bỏ tử cung
- Dùng gạc dài đẩy bàng quang lên và đặt một van phía dưới khớp mu giữ cho bàng quang khỏi tụt xuống, đồng thời bộc lộ túi cùng trước Cắt phần dưới dây chằng bên. (phần dưới dây chằng rộng)
- Mở túi cùng trước và túi cùng sau
- Lộn đáy tử cung xuống âm đạo: dùng hai ngón tay đưa vào túi cùng sau lộn đáy tử cung qua túi cùng trước
- Dùng ngón tay kiểm tra mặt sau các cuống mạch và dây chằng để làm mốc cặp
- Dùng từng đôi kẹp có răng khỏe cặp cắt phần còn lại từng bên phải và trái tử cung
- Kẹp dưới phần dưới dây chằng bên. + Kẹp giữa cuống mạch tử cung
- Kẹp trên cặp từ trên xuống, cặp cuống mạch vòi trứng, vòi trứng và dây chằng tròn (Muốn cặp cắt dễ dàng các dây chằng thì phải kéo lệch tử cung sang phía đối diện)
- Sau khi cắt các cuống mạch và dây chằng, tử cung sẽ tụt ra ngoài âm đạo Đóng phúc mạc bàng quang phía trước với phúc mạc cùng đồ ở phía sau
- Dùng kẹp răng chuột hoặc hai sợi chỉ khâu phúc mạc bàng quang phía trước và sau phúc mạc cùng đồ phía sau để làm mốc khâu kín phúc mạc
Bước 5: Khâu kết hợp ở hai bên phía dưới bàng quang và cố định bàng quang không bị sa
- Bỏ van đỡ bàng quang và gạc đỡ bàng quang
- Kéo kẹp cặp buồng trứng và dây chằng tròn hai bên xuống để lộ phần giữa của dây chằng tròn
- Khâu vắt khép 2 dây chằng tròn. Các mũi đầu khép chặt hai dây chằng tròn hai bên và thành âm đạo ở phía dưới cổ bàng quang lại với nhau. Các mũi khâu sau chỉ khâu riêng hai dây chằng tròn cho đến đầu kẹp cặp
Bước 6: Khâu buộc cuống mạch và dây chằng tạo thành một lớp tổ chức đỡ vùng tiểu khung
- Kéo khép 4 dây chằng và cuống mạch còn lại ở phía dưới lại với nhau
- Dùng chỉ Vicryl hoặc chỉ perlon bền khâu các mũi rời chồng lên nhau suốt từ trên xuống dưới, mũi khâu cuối cùng phải kéo hai dây chằng tử cung – cùng hai bên lên cao và khép gần kín vùng đáy chậu
- Sau khâu các dây chằng hai bên này với nhau, vùng đáy chậu và vòm âm đạo được tăng cường một mảnh xơ cơ vững chắc.
Bước 7: Khâu thành âm đạo trước
- Cắt lại phần thừa niêm mạc âm đạo trước để khi khâu âm đạo sẽ vừa sát với phần tổ chức dây chằng phía dưới
- Dùng chỉ Vicryl khâu mũi rời khép kín hai mép âm đạo phải và trái
Bước 8: Phục hồi thành sau âm đạo. Thực hiện theo các thì đã mô tả ở trên
2.4 Theo dõi sau phẫu thuật
- Theo dõi toàn trạng, các dấu hiệu sinh tồn đặc biệt trong 24 giờ đầu sau phẫu thuật
- Theo dõi tình trạng chảy máu qua âm đạo và chảy máu trong ổ bụng. Chảy máu trong mổ thường xảy ra trong phẫu thuật sa sinh dục nói riêng cũng như trong các phẫu thuật phụ khoa nói chung
- Theo dõi và chăm sóc ống thông bàng quang
- Chăm sóc vệ sinh cá nhân: lâu âm đạo, tầng sinh môn bằng dung dịch betadin hoặc các dung dịch sát trùng khác
- Chế độ ăn: cho ăn lỏng sớm, vận động sớm sau mổ
2.5 Những tai biến có thể gặp phải
- Chảy máu do tụt hoặc buộc các mạch máu không hết
- Tổn thương bàng quang, trực tràng do bóc tách
- Nhiễm khuẩn do viêm loét âm đạo, cổ tử cung chưa điều trị khỏi
Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.
Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.
Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.
Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.
Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.
Xin chào ạ, em nâng mũi cấu trúc lấy sụn tại bọc đầu mũi (mũi trước của em khá thô to đầu mũi, da dày và nhờn nhiều tuy nhiên sau nâng cải thiện rất nhiều được thấy rõ lúc vừa phẫu thuật xong). Hôm nay là ngày thứ 40, đa phần sóng mũi đã gom nhưng ph
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng
- 0 trả lời
- 414 lượt xem
Chăm sóc vùng kín là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ. Các vấn đề xảy ra với âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và độ pH âm đạo là yếu tố rất quan trọng. Đo độ pH có thể giúp chẩn đoán, theo dõi và điều trị viêm âm đạo
Để bắt đầu quan hệ tình dục sau sinh thường bạn cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe của người mẹ, quá trình hồi phục sau sinh và tâm lý của cả hai vợ chồng. Điều quan trọng nữa là hai vợ chồng cần chủ động sử dụng biện pháp tránh thai trong khoảng thời gian đầu khi quan hệ tình dục sau sinh con.
Hoa anh thảo là một loài hoa màu vàng mọc nhiều ở Bắc Mỹ và một phần của Châu Âu. Từ lâu loài cây này đã được sử dụng làm thuốc chữa lành vết thương và cân bằng hormone. Lợi ích chữa bệnh của cây hoa anh thảo có thể là nhờ hàm lượng axit gamma-linoleic (GLA) cao. GLA là một loại axit béo omega-6 có đặc tính chống viêm mạnh. Vì thế nên dầu hoa anh thảo được cho là có tác dụng trị mụn trứng cá.
Có nhiều cách kiểm soát chứng đau nửa đầu, từ dùng thuốc cho đến các biện pháp điều trị tự nhiên. Nghiên cứu gần đây cho thấy hoa oải hương có thể làm giảm chứng đau nửa đầu. Hoa oải hương có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để trị đau nửa đầu. Một trong số đó là sử dụng tinh dầu oải hương. Cùng tìm hiểu xem liệu điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương có hiệu quả hay không và cách sử dụng ra sao.