Tìm hiểu chứng đau nhói tim ở trẻ em


1. Đau nhói ở tim là bệnh lý gì?
Hiện tượng đau nhói ở tim là dấu hiệu cảnh báo tim của trẻ đang có những tổn thương có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Các nguyên nhân gây nên triệu chứng đau nhói tim ở trẻ em:
- Bệnh lý hẹp động mạch phổi, bệnh mạch máu phổi ở trẻ là một trong những nguyên nhân gây nên chứng đau nhói tim ở trẻ. Bởi vì khi mắc các bệnh lý này, trẻ có nguy cơ rất cao bị thiếu máu cục bộ cơ tim và loạn nhịp tim dẫn đến chứng đau nhói tim.
- Các bệnh mạch vành ở trẻ em như bệnh Kawasaki.
- Viêm cơ tim do virus hoặc do vi khuẩn như vi khuẩn Mycoplasma. Khi mắc bệnh lý này trẻ thường có các triệu chứng như sốt, suy hô hấp, đau ngực trái, đau nhói tim, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim,...
- Tắc nghẽn đường ra của thất trái như hẹp động mạch chủ cũng là nguyên nhân gây nên chứng đau nhói tim ở trẻ.
- Trẻ bị mắc các bệnh lý ở tim như sa van 2 lá, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim.

2. Các dấu hiệu bệnh tim ở trẻ em
Bệnh tim mạch ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Do đó việc nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tim ở trẻ em giúp các bậc cha mẹ chủ động đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, chăm sóc và phòng ngừa bệnh tim mạch cho con mình.
Các dấu hiệu bệnh tim thường gặp ở trẻ em:
- Trẻ hay bị ho, khó thở khi bú sữa, thở khò khè kéo dài, thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào.
- Trẻ rất dễ bị viêm phổi khi mắc các bệnh lý về tim.
- Khi mắc các bệnh lý về tim, trẻ sẽ chậm tăng cân, ngừng tăng cân, sụt cân, đi tiểu ít và thường hay quấy khóc về đêm.
- Trẻ thường cảm thấy lạnh, vã nhiều mồ hôi, da mặt xanh xao, môi, các đầu ngón tay và ngón chân thường tím tái.
- Trẻ có biểu hiện nhiễm virus/vi khuẩn: Sốt cao liên tục, sốt kéo dài, cảm giác nặng ngực, ban đỏ ngoài da, nổi hạch, thay đổi màu sắc của niêm mạc ( đỏ, hồng, ...), ...
3. Phòng ngừa đau nhói tim ở trẻ em

- Cho trẻ ăn uống lành mạnh, cần giảm các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, giàu cholesterol, tăng cường bổ sung các loại trái cây, rau củ quả sạch có nguồn gốc rõ ràng.
- Duy trì cân nặng trẻ một cách hợp lý, không nên để trẻ thừa cân hoặc béo phì, cần cân đối khẩu phần ăn cho trẻ với các thực phẩm bao gồm các loại thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu, sữa và các sản phẩm không có chất béo.
- Khám và điều trị sớm các dấu hiệu nhiễm virus/vi khuẩn toàn thân hoặc khu trú.
Đau nhói tim là một triệu chứng nguy hiểm, nó gây hại đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do vậy các bậc cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan, xem nhẹ khi thấy tim con mình bị nhói đau, cần đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?
Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?
- 1 trả lời
- 982 lượt xem
Trẻ bị hắt hơi suốt mùa thu – đây có phải dấu hiệu bị dị ứng không?
Bé nhà tôi bị hắt hơi suốt mùa thu. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy bé bị dị ứng không ạ?
- 1 trả lời
- 812 lượt xem
Quầng thâm dưới mắt trẻ có phải là dấu hiệu bé bị dị ứng không?
Bác sĩ cho tôi hỏi, quầng thâm dưới mắt trẻ có phải là dấu hiệu bé bị dị ứng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1002 lượt xem
Yếu tố nào khiến bé nghẹt mũi mà không kèm triệu chứng khác?
Bác sĩ tôi hỏi, yếu tố nào có thể khiến bé nghẹt mũi mà không có các triệu chứng khác không ạ?
- 1 trả lời
- 858 lượt xem
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chàm
Bác sĩ có thể cho biết các dấu hiệu của bệnh chàm ở trẻ nhỏ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 792 lượt xem





Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.

Lạm dụng việc mua thuốc bán tự do (thuốc OTC) tự ý điều trị cảm lạnh, cảm cúm cho trẻ đôi khi có thể gây nguy hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi. Dưới đây là 7 giải pháp an toàn dễ dàng thực hiện tại nhà mà cha mẹ có thể tham khảo thực hiện làm giảm triệu chứng cúm và cảm lạnh ở trẻ.

Hội chứng Reye là gì? Sự nguy hiểm của chúng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bạn muốn bảo vệ gia đình được khỏe mạnh trong mùa cảm lạnh và cảm cúm? Dưới đây là 7 biện pháp hiệu quả bạn cần nắm vững!

Triệu chứng cảm lạnh: cảm lạnh thường bắt đầu với tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa họng, ho, đôi khi kèm sốt nhẹ và chất nhầy có màu vàng nhạt.