Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường thai kỳ - Bệnh viện Nội Tiết Trung ương
Nếu ĐTĐ được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ở người không mang thai được coi là ĐTĐ tồn tại trước mang thai.
Nếu không được chẩn đoán ĐTĐ tồn tại trước mang thai, thai phụ cần được sàng lọc vào tuần 24-28 của thai kỳ.
Vào tuần thai 24-28 tất cả mọi thai phụ không được chẩn đoán ĐTĐ trước đó đều được sàng lọc phát hiện ĐTĐ thai kỳ.
Đái tháo đường thai kỳ được xác định khi:
Nghiệm pháp sàng lọc ĐTĐ thai kỳ bằng 75 gam glucose (tuần 24-28) có ít nhất 1 thời điểm đạt ngưỡng sau:
- Glucose huyết tương lúc đói >= 5,1 và < 7,0 mmol/L
- Glucose huyết tương sau uống 1 giờ: >= 10,0 mmol/L
- Glucose huyết tương sau uống 2 giờ: >= 8,5 và < 11,1 mmol/L
Nguồn tham khảo: Bệnh viện Nội Tiết Trung ương
Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé trong khi mang thai và khi sinh nở.
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.
Chỉ số đường huyết cao trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh và trẻ sinh ra quá to.
Đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ không biến mất sau khi sinh. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết cụ thể sau đây!