1

Đái tháo đường thai kỳ- Nguyên nhân và cơ chế - Bệnh viện Nội Tiết Trung ương

Các yếu tố nguy cơ

Nguy cơ cao: khi có bất kỳ yếu tố nào dưới đây

  • Tiền sử gia đình có quan hệ bậc 1 với người đái tháo đường
  • Tiền sử sinh con từ 4kg trở lên
  • Tiền sử bị rối loạn đường huyết/đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước
  • Glucose niệu trong khi mang thai
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Béo phì trước khi mang thai

Nguy cơ trung bình:

Khi không có bất kỳ yếu tố nào thuộc nhóm nguy cơ cao nhưng không đáp ứng tất cả các yếu tố ở nhóm nguy cơ thấp

Nguy cơ thấp: khi đáp ứng tất cả các yếu tố sau

  • Tuổi < 25
  • Cân nặng bình thường trước khi mang thai
  • Thuộc chủng tộc có tỉ lệ mắc đái tháo đường thấp
  • Không có quan hệ bậc 1 với người đái tháo đường
  • Không có tiền sử bất thường dung nạp glucose
  • Không có tiền sử sản khoa xấu

Cơ chế bệnh sinh

Cơ chế chính xác gây đái tháo đường thay kỳ vẫn chưa hoàn toàn rõ

Đặc điểm quan trọng nhất của đái tháo đường thai kỳ là kháng insulin, gây ra bởi tăng sản xuất một số hormon của mẹ và nhau thai. Tình trạng kháng insulin tăng lên trong quý thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ và được cho là hiện tượng thích nghi để đảm bảo cung cấp đủ glucose cho bào thai.

Phụ nữ đái tháo đường thai kỳ có tình trạng suy giảm chức năng tiết insulin tương đối so với mức độ kháng insulin trong thai kỳ khi so sánh với người không mắc đái tháo đường thay kỳ. Khi bài tiết insulin, sự kết hợp cả hai yếu tố làm xuất hiện đái tháo đường thai kỳ.

Dòng glucose đi qua rau thai với một lượng lớn làm bào thai bị phơi nhiễm với mức glucose máu cao làm tăng nhu cầu insulin để chuyển hóa. Insulin trong máu bào thai tăng cao gây kích thích phát triển làm thai phát triển quá mức dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm và hạ đường huyết sau khi sinh.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Nội Tiết Trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Mẹ thai IVF, tiểu đường thai kỳ? Không vấn đề gì vì đã có bác sĩ lo! Mẹ thai IVF, tiểu đường thai kỳ? Không vấn đề gì vì đã có bác sĩ lo! 01:38
Mẹ thai IVF, tiểu đường thai kỳ? Không vấn đề gì vì đã có bác sĩ lo!
Mẹ luôn yên tâm, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm luôn đồng hành cùng gia đình trên hành trình đón bé yêu chào...
 3 năm trước
 1073 Lượt xem
Tin liên quan
Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết
Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé trong khi mang thai và khi sinh nở.

Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ
Nuôi con bằng sữa mẹ và tiểu đường thai kỳ

Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé như thế nào?

Chỉ số đường huyết cao trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh và trẻ sinh ra quá to.

Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài
Tiểu đường thai kỳ: Những hệ lụy lâu dài

Đôi khi bệnh tiểu đường thai kỳ không biến mất sau khi sinh. Nếu đây là trường hợp của bạn, bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ cần phải lưu ý đến chế độ ăn kiêng như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết cụ thể sau đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây