1

Tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai - Bệnh viện Từ Dũ

Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do một loại vi-rút có tên là Herpes zoster gây ra. Bạn có thể bị lây bệnh thủy đậu khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh này. Người mắc bệnh thủy đậu đã có thể lây cho người khác từ 2 ngày trước khi bắt đầu phát ban cho đến khi tất cả các mụn nước đóng vảy.

Trong thời gian này, bạn có thể bị lây bệnh nếu:

  • Có tiếp xúc da kề da với người bệnh.
  • Mặt đối mặt với họ trong ít nhất 5 phút
  • Ở cùng phòng với họ trong ít nhất 15 phút.

Triệu chứng bệnh thủy đậu

Thời gian từ khi lây nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng thủy đậu khoảng từ 10 ngày đến 3 tuần.

  • Dấu hiệu đầu tiên thường là sốt và cảm thấy không khỏe.
  • Phát ban và hình thành các mụn nước, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
  • Cảm thấy ngứa nơi xuất hiện mụn nước.
  • Sau một vài ngày, mụn nước vỡ ra, đóng vảy và lành lại.

Quá trình này có thể mất đến 2 tuần.

Khi vi-rút nhiễm lần đầu ở trẻ em, bệnh thường nhẹ với sốt phát ban. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm lần đầu khi đã trưởng thành, bệnh có xu hướng nghiêm trọng hơn.

Mắc thủy đậu khi mang thai có gì nguy hiểm?

Nếu mẹ bầu bị thủy đậu, triệu chứng sẽ nặng hơn người bình thường rất nhiều do những thay đổi trong hệ miễn dịch khi mang thai. Biểu hiện của bệnh không chỉ là nổi mụn nước mà có thể xuất hiện các biến chứng nặng:

  • Viêm phổi
  • Viêm gan
  • Viêm não
  • Thậm chí có thể tử vong.

Bên cạnh nguy cơ cho mẹ, nguy cơ cho thai nhi sẽ có tùy thuộc vào thời điểm bạn mắc bệnh:

Nếu bạn mắc bệnh trước tuần 28 thai kỳ:

Em bé của bạn nhiều khả năng không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên vẫn có một ít nguy cơ (nhỏ hơn 1%) thai nhi có thể bị dị tật do tổn thương ở mắt, não, tay, chân, bàng quang hoặc ruột.

Do đó khi mắc bệnh ở thời điểm này, bạn nên đến khám với một chuyên gia Chăm sóc tiền sản để được thảo luận về các xét nghiệm tầm soát nguy cơ có thể xảy ra.

Không có bằng chứng cho thấy bệnh thủy đậu làm tăng nguy cơ sảy thai.

Mắc bệnh từ giữa 28 đến 36 tuần:

Vi-rút có thể lây truyền sang thai nhi, ở lại cơ thể em bé mà không gây bất kỳ triệu chứng gì. Trong vài năm đầu đời của trẻ, vi-rút có thể tái hoạt động và gây bệnh Zona.

Mắc bệnh từ sau 36 tuần:

Đây là thời điểm con bạn có nguy cơ cao nhất mắc phải bệnh thủy đậu. Nếu bạn chuyển dạ sinh trong vòng 7 ngày kể từ khi phát ban hoặc bạn bắt đầu phát ban trong 1 tuần đầu sau sinh, con bạn có nguy cơ bị thủy đậu nặng.

Trẻ có thể bị các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não. Trẻ nên được điều trị với huyết thanh kháng thủy đậu (VZIG) và thuốc kháng vi-rút. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam vẫn chưa có huyết thanh kháng thủy đậu đặc hiệu.

Điều trị như thế nào nếu bị thủy đậu khi mang thai?

Nếu thai kỳ hơn 20 tuần, bạn có thể được sử dụng thuốc kháng vi-rút (Aciclovir) để giảm sốt và các triệu chứng khác.

Thuốc nên được sử dụng trong vòng 24 giờ đầu kể từ khi phát ban. Aciclovir không được cấp phép trong thai kỳ, tuy nhiên chưa có bằng chứng cho thấy tác hại lên thai, do đó vẫn có thể cân nhắc sử dụng thuốc ở thai kỳ dưới 20 tuần sau khi thai phụ và bác sĩ cùng thảo luận về các lợi ích và nguy cơ.

Bạn sẽ được yêu cầu nhập viện nếu có kèm theo các dấu hiệu như: đau ngực, khó thở, đau đầu, nôn, xuất huyết âm đạo, ban xuất huyết...

Tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai là cách hiệu quả nhất để bảo vệ bạn và con

Thủy đậu là một bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao ngay cả khi người bệnh chưa phát ban, vì vậy sẽ rất nguy hiểm nếu thai phụ chưa có miễn dịch và tình cờ tiếp xúc với người bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng bị thủy đậu hoặc đã tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai, bạn không cần phải lo lắng.

Bên cạnh hiệu quả bảo vệ người mẹ, các kháng thể từ mẹ sẽ qua nhau thai và bảo vệ em bé của bạn, đặc biệt là trong 1 tuần đầu sau sinh.

Trẻ nhiễm thủy đậu trong thời gian này có nguy cơ bị nhiều biến chứng nặng.

Vì vậy, nếu bạn đã từng bị thủy đậu hoặc đã tiêm ngừa trước khi mang thai, em bé của bạn sẽ được bảo vệ và bạn không cần phải lo lắng nếu bé có tình cờ tiếp xúc với mầm bệnh thủy đậu.

Nếu chưa từng bị thủy đậu, bạn được khuyên nên chích vắc-xin thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 3 thángkhông được chích khi đang mang thai.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trước khi mang thai nên tiêm ngừa vào thời điểm nào?

Trước khi mang thai, em chỉ muốn tiêm cảm cúm, không định tiêm thủy đậu, rubella. Vậy, nên tiêm ngừa cảm cúm thời điểm nào là tốt nhất? Em cao 1m623, chỉ nặng có 41 ký - Gày thế, liệu có ảnh hưởng đến quá trình mang thai không. Và, trước khi mang thai em nên bổ sung chế độ dinh dưỡng ra sao ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  639 lượt xem

Chỉ tiêm ngừa cúm hay tiêm lại tất, trước khi mang thai?

Để chuẩn bị cho việc mang thai, năm 2020, em đã tiêm ngừa đầy đủ các lọai vacxin. Năm nay 2021, khi vợ chồng em dự định mang thai, em chỉ cần tiêm lại vacxin cúm trước 1 tháng trước khi mang thai hay tiêm lại tất cả các mũi vacxin ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  500 lượt xem

Lỡ mang thai ngay khi vừa tiêm ngừa, có sao không?

Dịp cuối tháng 2/2021, em có tiêm ngừa Rubella. Đến ngày 2-4 em lại tiêm ngừa Viêm gan siêu vi B mũi thứ 2. Hiện tại, em đang mang bầu được 4 tuần. Bác sĩ cho em hỏi việc lỡ chích ngừa sát ngày "dính bầu" như thế, em bé có bị ảnh hưởng gì không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1696 lượt xem

Cần làm gì trước khi mang thai bé thứ hai nếu bé đầu có bệnh lý?

Cách đây 4 năm, em mang thai lần đầu, do thai nhi bị suy thận trái, thiếu máu và ngạt ối, suy hô hấp ở tuần 32 nên bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Bây giờ, em dự định mang thai lại. Để tránh rủi ro như lần đầu, em cần phải làm gì ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  534 lượt xem

Tiêm ngừa xong từ tháng 6, khi nào có thể mang thai?

Lịch tiêm ngừa Viêm gan B (3 mũi), thủy đậu (2 mũi), sởi - quai bị-rubella và cúm của em từ tháng 2 đến tháng 6/2021 mới hết. Vậy, khi nào em có thể mang thai được ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  508 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Theo Dõi Hành Trình Vượt Cạn Của Hiện Tượng Mạng Chippy Pola Và Gặp Gỡ Diễn Viên Ngô Thủy Tiên (Liễu Của Về Nhà Đi Con) Tại Bệnh Viện Đkqt Thu Cúc Theo Dõi Hành Trình Vượt Cạn Của Hiện Tượng Mạng Chippy Pola Và Gặp Gỡ Diễn Viên Ngô Thủy Tiên (Liễu Của Về Nhà Đi Con) Tại Bệnh Viện Đkqt Thu Cúc 08:49
Theo Dõi Hành Trình Vượt Cạn Của Hiện Tượng Mạng Chippy Pola Và Gặp Gỡ Diễn Viên Ngô Thủy Tiên (Liễu Của Về Nhà Đi Con) Tại Bệnh Viện Đkqt Thu Cúc
 Do bận công tác tại nước ngoài nên đồng hành trong ngày vượt cạn của chị Nguyễn Thanh Loan (Hiện tượng mạng Chippy Pola) là cô bạn thân...
 3 năm trước
 867 Lượt xem
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 02:40
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
 ??̂? ??̂ ????̀? ??̀?? ??̛́?? - ???̉? đ?? ??? ??̂̉ ???̛̣? ???̣̂? ???̛ ???̂́ ??̀??
 3 năm trước
 916 Lượt xem
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 11:46
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click ngay để mục sở thị hành trình vượt cạn đặc biệt này của mẹ Bùi Thị Dựng các bạn nhé!Với Thu Cúc - Sinh đôi là chuyện nhỏ xem...
 3 năm trước
 1089 Lượt xem
Bệnh thông liên thất ở thai nhi, nguy hiểm khó lường trước Bệnh thông liên thất ở thai nhi, nguy hiểm khó lường trước 06:13
Bệnh thông liên thất ở thai nhi, nguy hiểm khó lường trước
 Thông liên thất là một bệnh lý về tim, có biến chứng nguy hiểm nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời
 3 năm trước
 581 Lượt xem
Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:31
Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Và cùng theo dõi ca sinh mổ của mẹ bầu Đỗ Thị Hà
 3 năm trước
 657 Lượt xem
ĐAU NGỨA VẾT MỔ CŨ KHI MANG THAI LẦN SAU: MẸ BẦU NÊN LÀM GÌ? ĐAU NGỨA VẾT MỔ CŨ KHI MANG THAI LẦN SAU: MẸ BẦU NÊN LÀM GÌ? 07:13
ĐAU NGỨA VẾT MỔ CŨ KHI MANG THAI LẦN SAU: MẸ BẦU NÊN LÀM GÌ?
 Ngứa, nhói đau vết mổ khi mang thai lần 2 không phải là hiện tượng hiếm gặp ở các mẹ...
 3 năm trước
 2788 Lượt xem
Tin liên quan
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai
Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm khi đang mang thai

Tiêm phòng cúm cho bà bầu cũng mang lại lợi ích cho em bé của bạn. Các kháng thể mà cơ thể bạn phát triển sẽ được truyền cho em bé và bảo vệ bé khỏi bệnh cúm trong vài tháng sau sinh.

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây