1

Tia cực tím/tia UV tác động đến mắt như thế nào?

Tia UV hay còn gọi là tia cực tím/tia tử ngoại là một loại tia do mặt trời phát ra. Khi được tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài, tia sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể nhất là mắt ?

Sau khi bị tia cực tím chiếu từ 6-15 giờ liên tục, sẽ xuất hiện những rối loạn thị giác như giảm thị lực, nhìn thấy quầng bao quanh các nguồn sáng. Sau đó, bạn sẽ cảm thấy như có dị vật ở trong mắt, chảy nước mắt, rất sợ ánh sáng. Thông thường, những triệu chứng này sẽ tự khỏi.

Nếu đứng ngoài nắng lâu và không có sự bảo hộ bằng kính râm, mũ nón che đầu bạn sẽ có thể bị.bỏng mắt. Với các triệu chứng nóng rát mi mắt, cảm thấy cộm, ngứa, khô mắt và chớp mắt liên tục, phỏng rộp các tế bào loại mô.

Tia cực tím ảnh hưởng nhẹ tới mi mắt, giác mạc gậy ngứa và cộm mắt; nặng tới thủy tinh thể - lý do nhiều người trẻ đã bị đục thủy tinh thể. Trường hợp phỏng rộp các tế bào nội mô của võng mạc còn dẫn đến.thoái hóa điểm vàng

Nguy hiểm hơn khi các tổn thương ở mắt có thể là tức thời hoặc lâu dài. Sau khi hấp thụ tia UV có trong ánh nắng mặt trời, ở mi mắt có thể gây nên một số loại u mi. Đặc biệt là ung thư mi như ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và u hắc tố ác tính.

-----------------------------

?️ Xác định lượng tia cực tím: ngoài việc chủ động bảo hộ khi đi ra ngoài, chúng ta cũng nên biết thời điểm tia cực tím ở ngưỡng cao/thấp để sắp xếp hoạt động ngoài trời hợp lý:

- Thời gian trong ngày: Tia cực tím mạnh nhất vào buổi trưa (khi mặt trời mọc cao nhất trên bầu trời) và yếu hơn vào buổi sáng sớm và chiều tối

- Mùa: Tia cực tím mạnh nhất vào mùa hè (tháng 5-8), yếu hơn vào mùa xuân, thu và yếu nhất vào mùa đông

- Lượng mây che phủ: Mây càng sậm màu, thì UV càng ít. Nên cẩn trọng khi ở dưới đám mây mỏng, tuy không gây ra cảm giác nóng, nhưng chúng ta vẫn bị cháy nắng vì đám mây mỏng không chặn được tia cực tím

- Bề mặt bạn đang đứng: Bạn sẽ hấp thụ nhiều tia UV trên cát, nước hoặc bê tông, do những bề mặt này phản xạ tia nắng mặt trời lên da bạn, như một tấm gương. Bề mặt càng sáng thì càng nhiều tia UV bị phản xạ lại càng nhiều

- Độ cao: Bạn hấp thụ nhiều UV khi bạn ở trên núi hơn ở độ cao thấp hơn, do không khí trong và mỏng hơn

- Thời gian dưới ánh nắng mặt trời: Ở ngoài nắng càng lâu, bạn càng hấp thụ nhiều tia UV

? Có bất cứ vấn đề gì về mắt, liên hệ ngay 1900 27 7227 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám kịp thời!

------------------------

BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2

? Địa chỉ: 72 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội

☎ Hotline: 1900 27 7227 / 024 7777 7227

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây