1

Thực hư châm kim đầu ngón tay, nặn máu để cấp cứu đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai

Khi bị hôn mê do đột quỵ chỉ cần lấy kim châm vào 10 đầu ngón tay và nặn máu là bệnh nhân sẽ tỉnh. Đây là lời khuyên được lan truyền trên mạng xã hội. Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng đây là biện pháp phản khoa học.

Không thể châm đầu tay để cấp cứu bệnh nhân đột quỵ

Gần đây trên trang mạng xã hội rất nhiều người truyền tai nhau về bài thuốc giúp cấp cứu người bị tai biến mạch máu não: “Tai biến mạch máu não. Xin nhớ ba chữ: C. N. G”. Có thể nhận diện sớm tai biến mạch máu não bằng cách hỏi nạn nhân 3 điều đơn giản: Đó là yêu cầu người đó Cười, Nói và Giơ tay lên. Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe cấp cứu ngay tức khắc...".

Các biện pháp sơ cứu cho nạn nhân mà người ta truyền tai nhau là "có thể dùng một cây kim may chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một milimét cho đến khi có máu rỉ ra. Như thế, khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, chỉ chờ vài phút thì bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.

Bước tiếp theo là châm vào hai bên dái tai mỗi bên 2 mũi, cho đến khi máu nhỏ giọt ra. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại". 

Tuy nhiên, khi chuyển tải sang tiếng Việt bằng cụm từ C.N.G. thì mình thấy nó thực sự không có ý nghĩa gì ngoài việc tác giả dùng nó để “lòe bịp”, tạo sự khác lạ và có vẻ khoa học để đánh lừa cộng đồng, tạo thuận lợi cho việc truyền bá phương pháp chích máu đầu ngón tay không có cơ sở khoa học mà nó có nguồn gốc từ một bài viết chỉ mang tính truyền thuyết”.

Một số lưu ý

  • Đột quỵ xảy ra khi mạch máu bị vỡ khiến máu chảy vảo nhu mô não, khoang dưới nhện, và não thất... hoặc khi mạch máu bị tắc nghẽn khiến cho dòng máu bình thường lên não bị chặn lại gây thiếu máu hoặc nhồi máu não.
  • Trong vòng vài phút bị tước mất các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm cả oxy, các tế bào não bắt đầu chết – quá trình này có thể liên tục trong một vài giờ tiếp theo.
  • Khi bị đột quỵ, cần tìm kiếm sự trợ giúp của y tế ngay lập tức. Đột quỵ là một cấp cứu thực sự.
  • Điều trị càng sớm thì càng làm giảm thiểu được các tổn thương não nên phải tận dụng từng giây từng phút.

Làm thế nào để phát hiện đột quỵ não?

Khi gặp trường hợp có thể có đột quỵ, các y văn đã sử dụng từ viết tắt FAST để giúp ghi nhớ các dấu hiệu cảnh báo:

  • Face (mặt) - Có xệ mặt một bên trong khi cố gắng mỉm cười không.
  • Arms (tay) - Một cánh tay có thấp hơn trong khi cố gắng giơ cả hai tay lên không?
  • Speech (lời nói) - Có thể nói và nhắc lại một câu đơn giản được không? có nói lắp hoặc nói kỳ lạ, khó hiểu hay không
  • Time (thời gian) - Thời gian đột quỵ được tính tới từng giây từng phút. Nếu phát hiện được bất cứ dấu hiệu nào thì gọi số 115 hoặc số dịch vụ y tế cấp cứu tại địa phương bạn ngay lập tức.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của đột quỵ bao gồm:

  • Yếu hoặc tê một nửa người, bao gồm cả hai chân
  • Giảm hoặc mất thị lực, đặc biệt là ở một bên mắt
  • Đau đầu dữ dội - đau đầu đột ngột - đau đầu không có nguyên nhân rõ ràng
  • Bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt, đứng không vững hoặc đột ngột ngã mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu có kèm với bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác.

Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ bao gồm

  • Có huyết áp cao
  • Có tiền sử bị đột quỵ
  • Hút thuốc lá
  • Có bệnh đái tháo đường và tim mạch.
  • Nguy cơ đột quỵ cũng tăng theo độ tuổi.

Bác sĩ Chính cho biết điều quan trọng đối với bệnh nhân là được đánh giá càng sớm càng tốt bởi vì điều trị phải được bắt đầu trong vòng 1 - 2 giờ đầu sau đột quỵ nếu máu đông gây tắc mạch não.

Ngay sau khi thông điệp cấp cứu này được lan truyền trên mạng, cư dân mạng cho rằng đây là cách sơ cứu hay và coi như một cẩm nang gối đầu giường đề phòng gặp hoặc trong nhà có người không may bị tai biến mạch máu não. 

Tuy nhiên, thạc sĩ Lương Quốc Chính – Khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai cho rằng đây chỉ là trong “truyền thuyết”. Khi bị đột quỵ nếu châm kim và nặn máu lên 10 đầu ngón tay không có tác dụng trong cấp cứu và điều trị đột quỵ. 

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Chuyên gia hàng đầu về Nội thần kinh chia sẻ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘT QUỴ CÁC BỆNH LÝ THẦN KINH NGUY HIỂM: Dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Chuyên gia hàng đầu về Nội thần kinh chia sẻ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘT QUỴ CÁC BỆNH LÝ THẦN KINH NGUY HIỂM: Dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. 02:26
Chuyên gia hàng đầu về Nội thần kinh chia sẻ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐỘT QUỴ CÁC BỆNH LÝ THẦN KINH NGUY HIỂM: Dấu hiệu nhận biết sớm, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Khoảng 200.000 người Việt sẽ thoát khỏi nguy cơ đột quỵ mỗi năm, hơn 50% trong số đó có thể tránh "đột tử" và 90% bệnh nhân không phải sống chung...
 3 năm trước
 792 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây