1

Thoát vị đùi - bệnh viện 103

1. Giải phẫu bệnh

1.1. Vị trí thoát vị

– Ống đùi được hình thành bởi vùng yếu của thành bụng, đây là một khoang của vòng đùi (khoang mạch: động – tĩnh mạch đùi và mạch bạch huyết); phần trong yếu, các tạng có thể chui qua. Khoang này được giới hạn bởi:

  • Phía trước là cung đùi.
  • Phía sau là mào lược và dây chằng Cooper.
  • Phía ngoài là tĩnh mạch đùi.
  • Phía trong là dây chằng Gimbernat.

– Khi phẫu thuật thoát vị đùi ở vị trí này phải chú ý: phía ngoài cổ túi có tĩnh mạch đùi, phía trên cổ túi có động mạch thượng vị và nhánh nối động mạch thượng vị với động mạch bịt.

1.2. Phân loại thoát vị

Tùy theo mức độ thoát vị, người ta chia làm 2 loại:

– Thoát vị không hoàn toàn: tạng chui xuống tam giác Scarpa, ra trước đùi nhưng nằm dưới cân sàng.

– Thoát vị hoàn toàn: tạng đã chui qua lỗ bầu dục và nằm trước cân sàng.

2. Nguyên nhân, cơ chế

Thoát vị đùi chủ yếu gặp ở phụ nữ, nhất là người chửa đẻ nhiều lần. Người ta cho rằng, cơ thành bụng bị yếu do mang thai nhiều lần, khi đẻ khung chậu co dãn chút ít.

Đó là hai yếu tố chính làm cho các cân, dây chằng vùng tam giác Scarpa bị yếu, dễ gây thoát vị. Vì vậy, thoát vị đùi là do mắc phải chứ không phải do bẩm sinh (rất ít gặp ở trẻ em).

3. Triệu chứng

3.1. Triệu chứng cơ năng

– Khối phồng ở đùi: khối này lúc có lúc không, thường xuất hiện khi đi lại nhiều, đau khi duỗi chân.

– Đôi khi thấy phù 1 chân về chiều.

– Các biểu hiện khác (tỷc nhẹ, khó chịu vùng bẹn, đùi) ít được chú ý.

Triệu chứng cơ năng ít thể hiện rõ, thoát vị đùi lại hay bị nghẹt, nên nhiều bệnh nhân đến trong tình trạng cấp cứu mà không biết mình có thoát vị. Do đó, khi gặp bệnh nhân nữ bị tắc ruột cơ học mà không rõ nguyên nhân, phải nghĩ đến có thể do thoát vị đùi.

3.2. Triệu chứng thực thể

Khối phồng nhỏ ở góc trên – trong của tam giác Scarpa có đặc điểm:

– Có hình tròn hoặc bầu dục, không to lắm và nằm ở dưới nếp lằn bẹn.

– Có tính chất mềm, không đau.

– Có thể nắn nhỏ lại được hoặc làm khối phồng mất đi, nhưng không dễ dàng như thoát vị bẹn.

– Gõ vang, nghe tiếng óc ách nếu là ruột chui xuống.

– Bắt được mạch: động mạch bẹn ở phía ngoài khối phồng.

4. Chẩn đoán phân biệt

4.1. Thoát vị bẹn

– Thoát vị đùi chủ yếu ở phụ nữ, khối phồng thường có kích thước nhỏ.

– Khối phồng của thoát vị bẹn ở trên nếp lằn bẹn. Khối phồng của thoát vị đùi ở dưới nếp lằn bẹn (dưới cung đùi), Ở những bệnh nhân béo, việc xác định cung đùi gặp nhiều khó khăn, khi đó phải kẻ một đường từ gai mu đến gai chậu trước trên gọi là đường Malgaigne. Thoát vị đùi: khối phồng ở dưới  đường Malgaigne, thoát vị bẹn thì khối phồng ở trên đường này.

4.2. Viêm hạch bẹn

– Sốt, sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ.

– Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, neutro tăng.

4.3. Áp xe lạnh

– Khối phồng là chất dịch tụ lại.

– Khối phồng ở phía ngoài động mạch đùi, vì dịch lao từ cột sống theo cơ thắt lưng chậu xuống đùi.

4.4. Khối phồng tĩnh mạch

– Khối phồng cũng to lên khi rặn, khi ho hoặc khi đi lại, ấn cũng mất đi, tuy nhiên có đặc điểm:

  • Kèm theo dãn tĩnh mạch chi dưới.
  • Khối phồng mềm, ấn nhỏ lại, nhưng khi bỏ tay ra khối phồng lại xuất hiện nhanh.
  • Đè một ngón tay phía dưới chỗ phồng, thì nó nhỏ lại; nhưng nếu đè ngón tay ở phía trên, thì khối phồng lại to dần ra.

– Nếu khối phồng không xẹp được, cần phân biệt với:

  • U mỡ: không đau, không đẩy vào ổ bụng được.
  • Dãn tĩnh mạch chi dưới: dãn tĩnh mạch ở dọc chi, suốt dưới từ trên xuống dưới, dễ bị xẹp hẳn khi nằm.
  • Túi phồng động mạch vùng bẹn hoặc nang vùng bẹn.

5. Điều trị

5.1. Phương pháp

– Đeo băng chỉ là biện pháp tạm thời đề phòng biến chứng, áp dụng cho những bệnh nhân già yếu không có khả năng phẫu thuật được.

– Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để.

5.2. Kỹ thuật

– Đường mổ có thể ở tam giác Scarpa, dọc theo mặt trước khối phồng và lên trên cung đùi; có thể mổ theo đường thoát vị bẹn, từ phía trên cung đùi.

– Rạch da: rạch thẳng qua cung đùi đến ngay trên khối thoát vị sẽ thấy cung đùi ở dưới và cân cơ chéo to ở trên.

– Bóc tách túi thoát vị: tách lớp xơ mỡ đến cổ túi thoát vị. Cắt cung đùi: cổ thoát vị sẽ lộ ra. Mở túi thoát vị kiểm tra tạng thoát vị và đẩy lên ổ bụng.

– Khâu xuyên cổ túi thoát vị, cắt túi thoát vị dưới chỗ buộc và đính vào thành bụng.

– Khâu phục hồi thành bụng: khâu dây chằng Cooper ở mào lược với các cơ chéo bé, cơ ngang và cân cơ chéo lớn.

5.3. Trường hợp thoát vị đùi nghẹt

– Muốn cắt bỏ túi thoát vị phải cắt cung đùi ; có thể đi từ phía trên ổ bụng xuống hoặc đường rạch thấp ở đùi.

– Mở túi thoát vị, giữ quai ruột nghẹt ở ngoài, phẫu tích cẩn thận cổ thoát vị ở trên cao.

– Bộc lộ để nhìn rõ rãnh nghẹt, kiểm tra đoạn ruột phía trên và phía dưới nghẹt; nếu ruột còn tốt thì đẩy trở lại vào ổ bụng, nếu ruột bị hoại tử thì cắt bỏ.

– Phục hồi thành bụng: khâu dây chằng Cooper với cơ ngang, cơ chéo bé và cân cơ chéo lớn để bịt kín vòng đùi lại. Khi khâu cần chú ý tránh khâu vào các mạch máu ở bên cạnh (tĩnh mạch đùi, động mạch thượng vị, động mạch bịt…).

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1091 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  846 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  778 lượt xem

Bác sĩ cho em xin lời khuyên về bệnh tăng động ở trẻ em

Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  793 lượt xem

Bé 3 tháng nặng 5,7kg bú ít có phải là bị bệnh gì không?

Lúc mới sinh, bé nhà em nặng 3,5kg. Sau 3 tháng, bé nặng 5,7kg. Tháng nào bé cũng tăng cân: tháng đầu là 4,3kg, tháng thứ 2 là 5,1kg. 2 tháng đầu em cho bé bú mẹ hoàn toàn nên không biết bé bú được bao nhiêu ml. Nhưng sang tháng thứ 3 em chuyển sang cho bé bú bình hoàn toàn thì bé bú rất ít, mỗi cữ ép lắm cũng chỉ được 90ml. Bé bú ít như vậy có phải là bị bệnh gì không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1505 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 591 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12004 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 622 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 638 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 642 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh lý thoát vị ở trẻ em
Bệnh lý thoát vị ở trẻ em

Ở trẻ em, các loại thoát vị thường gặp nhất là thoát vị bẹn, xảy ra ở vùng sinh dục, và thoát vị rốn, ở xung quanh rốn. Cả hai loại thoát vị này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh.

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây