1

Thành phần dinh dưỡng của bông cải xanh

Bông cải xanh là một loại rau quen thuộc và được yêu thích ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Nó không chỉ mang lại sự ngon miệng cho bữa ăn mà còn mang đến những lợi ích tuyệt vời về sức khỏe.

1. Thành phần dinh dưỡng của bông cải xanh

Bông cải xanh là một loại rau xanh có hình dạng giống một cái cây thu nhỏ. Nó thuộc về loài thực vật được gọi là Brassica oleracea, cùng gia đình cải xoănsúp lơ và đều chung họ rau cải.

Họ bông cải xanh thực tế được chia làm 3 loại:

  • Súp lơ xanh (bông cải xanh Calabrese)
  • Rau mầm bông cải xanh
  • Súp lơ tím (hay còn gọi bông cải tím)

Bông cải xanh là một loại rau rất giàu dinh dưỡng có đầy đủ vitamin, khoáng chất, chất xơchất chống oxy hóa. Trong thành phần dinh dưỡng của bông cải xanh có 90% là nước, 7% carbohydrates, 3% protein và hầu như là không có chất béo.

Trong 91 grams bông cải tươi chứa:

  • Calo: 31
  • Nước: 89%
  • Đạm: 2.5 grams
  • Carbohydrates: 6 grams
  • Đường: 1.5 grams
  • Chất xơ: 2.4 grams
  • Chất béo: 0.4 grams
  • Vitamin C: 135% RDI
  • Vitamin A: 11% RDI
  • Vitamin K: 116% RDI
  • Vitamin B9 (Folate): 14% RDI
  • Kali: 8% RDI
  • Photpho: 6% RDI
  • Selen: 3% RDI
Thành phần dinh dưỡng của bông cải xanh
Bông cải xanh là một loại thực phẩm được sử dụng hằng ngày trong các bữa ăn

1.1 Bông cải xanh chứa tiền chất chống oxy hóa

Hàm lượng chất chống oxy hóa của bông cải xanh có thể là thành phần chính tạo nên lợi ích của nó đối với sức khỏe con người. Chất chống oxy hóa là các phân tử ức chế hoặc vô hiệu hóa tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Điều này có thể dẫn đến giảm viêm và có tác dụng bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Bông cải xanh có hàm lượng glucoraphanin cao, một hợp chất được chuyển đổi thành một chất chống oxy hóa mạnh gọi là sulforaphane trong quá trình tiêu hóa.

Bông cải xanh cũng chứa một lượng chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin có thể đo được, có thể ngăn ngừa stress oxy hóa và tổn thương tế bào trong mắt của bạn.

1.2 Bông cải xanh giàu các hợp chất hoạt tính sinh học có thể góp phần làm giảm viêm

Bông cải xanh chứa các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau đã được chứng minh là làm giảm viêm trong các mô cơ thể của bạn. Kaempferol, một flavonoid trong bông cải xanh, chứng tỏ khả năng chống viêm mạnh mẽ trong cả nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm. Một nghiên cứu nhỏ ở người hút thuốc lá cũng tiết lộ rằng ăn bông cải xanh dẫn đến việc giảm đáng kể các dấu hiệu viêm.

1.3. Có thể bảo vệ chống lại một số loại ung thư

Các loại rau họ cải, chẳng hạn như bông cải xanh, có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau có thể làm giảm tổn thương tế bào gây ra bởi một số bệnh mãn tính. Nhiều nghiên cứu trên quy mô nhỏ đã chỉ ra rằng ăn rau họ cải có thể bảo vệ chống lại một số loại ung thư, cụ thể là:

  • Tuyến tiền liệt
  • Dạ dày
  • Trực tràng
  • Thận
  • Bàng quang
Thành phần dinh dưỡng của bông cải xanh
Bông cải xanh giàu các hợp chất giúp hạn chế nguy cơ mắc ung thư

1.4. Cùng chất chống oxy hóa và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Bông cải xanh có thể giúp cho người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn thông qua hàm hàm lượng chất chống oxy hóa bông cải xanh.

Một nghiên cứu cho thấy bệnh nhân tiểu đường loại 2 ăn bông cải xanh hàng ngày trong 1 tháng thì giảm đáng kể tình trạng kháng insulin. Cũng do bông cải xanh có lượng chất xơ tương đối cao, thì thế giúp cho lượng đường trong máu được điều chỉnh thấp hơn.

1.5. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch theo nhiều cách khác nhau

Nồng độ cholesterol và chất béo trung tính của LDL tăng cao được biết đến là những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim. Bông cải xanh có thể đóng một vai trò đáng kể trong việc cải thiện các dấu hiệu này.

Một nghiên cứu sử dụng bông cải xanh để bổ sung trong chế độ ăn của người bệnh thấy giảm đáng kể triglyceride và cholesterol có hại cho sức khỏe LDL, cũng như tăng nồng độ cholesterol HDL tốt.

Ngoài ra các chất chống oxy hóa cụ thể trong bông cải xanh có thể làm giảm nguy cơ đau tim tổng thể và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

1.6. Thúc đẩy tiêu hóa lành mạnh và giảm táo bón

Bông cải xanh rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp ruột khỏe mạnh và tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu gần đây trên con người chỉ ra rằng những người ăn bông cải xanh có thể đi đại tiện dễ dàng hơn so với những người trong nhóm đối chứng.

1.7. Giúp tinh thần và chức năng não khỏe mạnh

Một số chất dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học trong bông cải xanh có thể làm chậm sự suy giảm tinh thần và hỗ trợ chức năng mô não và mô thần kinh khỏe mạnh.Một nghiên cứu ở 960 người lớn tuổi cho thấy một khẩu phần mỗi ngày bao gồm rau xanh đậm, chẳng hạn như bông cải xanh, có thể giúp chống lại hoặc làm giảm sự suy giảm tinh thần liên quan đến quá trình lão hóa.

Thành phần dinh dưỡng của bông cải xanh
Bông cải xanh có thể giúp tinh thần và chức năng não khỏe mạnh

1.8. Làm chậm quá trình lão hóa

Quá trình lão hóa phần lớn là do stress oxy hóa và giảm chức năng trao đổi chất. Mặc dù lão hóa là một quá trình tự nhiên không thể tránh khỏi, chất lượng chế độ ăn uống được cho là yếu tố chính quyết định vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác.

Nghiên cứu cho thấy sulforaphane, một hợp chất hoạt tính sinh học trong bông cải xanh, có khả năng làm chậm quá trình quá trình lão hóa bằng cách tăng hiệu quả của các gen chống oxy hóa.

Ngoài ra, một nghiên cứu trên động vật cho thấy những con chuột được điều trị bằng kaempferol - một hợp chất trong bông cải xanh - đã giảm tỷ lệ tổn thương não và giảm viêm mô thần kinh sau đột quỵ Sulforaphane là một hợp chất hoạt tính sinh học mạnh khác có trong bông cải xanh với khả năng hỗ trợ chức năng não sau khi bị giảm oxy lên não.

1.9. Chứa hàm lượng vitamin C cao hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Vitamin C được cho là chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho chức năng miễn dịch - và bông cải xanh cung cấp một lượng vitamin C đáng kể. Một nửa cốc, 78 gram bông cải xanh nấu chín cung cấp 84% lượng C khuyến nghị hàng ngày.

1.10. Hỗ trợ sức khỏe răng miệng

Bông cải xanh là một nguồn vitamin C và canxi tốt, hai chất dinh dưỡng liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh về răng. Kaempferol, một flavonoid được tìm thấy trong bông cải xanh, cũng có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa viêm nha chu.

Nghiên cứu bổ sung chỉ ra rằng sulforaphane trong bông cải xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng.

1.11. Giúp xương và khớp khỏe mạnh

Nhiều chất dinh dưỡng có trong bông cải xanh được biết là hỗ trợ xương khỏe mạnh và có thể ngăn ngừa các rối loạn liên quan đến xương. Bông cải xanh là một nguồn vitamin K và canxi tốt, hai chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì xương chắc khỏe. Nó cũng chứa phốt pho, kẽm và vitamin A và C, cần thiết cho xương khỏe mạnh. Ngoài ra một nghiên cứu trong ống nghiệm chỉ ra rằng sulforaphane có trong bông cải xanh có thể hỗ trợ ngăn ngừa viêm xương khớp.

Thành phần dinh dưỡng của bông cải xanh
Dùng bông cải xanh có thể giúp xương và khớp khỏe mạnh

1.12. Hỗ trợ bà bầu khỏe mạnh

Bông cải xanh là một nguồn vitamin B tốt - cụ thể là B9, còn được gọi là folate. Folate là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của não và tủy sống của thai nhi. Tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm giàu folate như bông cải xanh có thể giúp đảm bảo kết quả thai kỳ khỏe mạnh.

1.13. Bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời

Tỷ lệ ung thư da đang gia tăng một phần do tầng ozon bị hư hại do đó tia cực tím (UV) tăng cao. Nghiên cứu chỉ ra rằng các hợp chất hoạt tính sinh học trong bông cải xanh có thể bảo vệ chống lại tác hại của bức xạ UV dẫn đến ung thư da.

Các nghiên cứu nhỏ ở người đã đạt được kết quả tương tự, cho thấy tác dụng bảo vệ đáng kể của chiết xuất bông cải xanh chống lại tổn thương da và phát triển ung thư sau khi phơi nắng.

Như vậy bông cải xanh là một loại rau giàu chất dinh dưỡng, đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, chẳng hạn giảm viêm, cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu, tăng cường miễn dịch và tăng cường sức khỏe của tim. Tuy nhiên cần có các nghiên cứu sâu hơn về các lợi ích kể trên. Lưu ý rằng không có bất kỳ loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng một cách toàn diện. Để duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt, cần có một chế độ ăn kết hợp đa dạng và cân bằng các loại thực phẩm.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com

XEM THÊM:

  • Chất xơ: Bổ sung bao nhiêu là đủ?
  • Ăn rau xanh là cách tốt nhất để ngừa ung thư
  • 20 thực phẩm giàu protein, ngon miệng dễ ăn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan
Chế độ ăn trong bệnh lý viêm thực quản bạch cầu ái toan

Chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị viêm thực quản bạch cầu ái toan (VTQDBCAT). Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn cho bệnh nhân thật đầy đủ và phối hợp với bệnh nhân trong việc thực hiện các phác đồ này.

Đối phó với dị ứng quả chanh
Đối phó với dị ứng quả chanh

Chanh là một thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất và được sử dụng hàng ngày. Mặc dù vậy, vẫn có một số người dị ứng với chanh cũng như các thực phẩm thuộc họ cam quýt. Nguyên nhân có thể do dị ứng các axit citric hoặc protein có trong chanh. Bài viết này có thể sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng chanh.

Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà
Giá trị dinh dưỡng từ thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm yêu thích của chị em nội trợ do thịt gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà không chứa nhiều chất béo. Thêm vào đó, thịt gà lại rất dễ chế biến tại nhà hoặc các nhà hàng. Chắc hẳn có lúc bạn sẽ tự hỏi mình rằng một đĩa thịt gà cung cấp bao nhiêu dinh dưỡng và nó có phải là thực phẩm làm tăng cholesterol hoặc có bất kỳ tác hại nào về sức khoẻ không?

Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?
Khoai tây tươi có thể bảo quản trong bao lâu?

Khoai tây được trồng đầu tiên bởi người dân bản địa tại dãy núi Andes ở Nam Mỹ. Cho tới nay, hàng ngàn giống khoai tây đã được trồng trên toàn thế giới. Mặc dù khoai tây có xu hướng giữ được lâu nhưng bạn có biết chính xác là chúng nên được bảo quản bao lâu trước khi chúng trở nên kém chất lượng và cần phải bỏ đi?

Nên nấu cháo gì cho người ốm?
Nên nấu cháo gì cho người ốm?

Cháo là món ăn thường được bác sĩ khuyến khích sử dụng cho người ốm, bởi đây là món ngon dễ tiêu hóa và chứa nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều người không biết nên nấu món cháo gì để mau chóng phục hồi sức khỏe? Dưới đây là một vài công thức nấu cháo cho người ốm thơm ngon, bạn có thể đọc và tham khảo!

Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Khoai tây: Thành phần dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Khoai tây: Thành phần dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Khoai tây là một loại thực phẩm giàu carb, cung cấp một số vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật lành mạnh.

Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Cà chua là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lycopene chính trong chế độ ăn uống. Chất này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe
Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe

Ăn cà rốt giúp làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe của mắt. Ngoài ra, loại củ này còn có ích cho việc giảm cân.

Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe
Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe

Thịt bò nạc rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất sắt và kẽm. Do đó, ăn thịt bò ở mức độ vừa phải là một điều được khuyến khích trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc lành mạnh nhất và là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật cần thiết cho cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây