1

Thai 4 tháng có phá được không?

Thai 4 tháng tuổi tương đương với 16 tuần. Theo các chuyên gia, thai 16 tuần tuổi vẫn có thể đình chỉ thai nghén được. Tuy nhiên, tại thời điểm này, thai nhi đã phát triển toàn diện về mọi mặt. Do vậy, bác sĩ thường khuyên các thai phụ nên giữ lại thai nhi. Chỉ trừ trường hợp thai nhi bị dị tật; sức khỏe của người mẹ không đảm bảo thì các bác sĩ mới khuyên thai phụ nên phá thai 16 tuần.

1. Phá thai là gì?

Trong y học, phá thai được định nghĩa về một sự kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ, lấy phôi hay thai nhi ra khỏi tử cung người mẹ trước khi đến hạn sinh đẻ. Phá thai có thể xảy ra một cách tự nhiên vì biến chứng trong quá trình mang thai, hay do cố ý gây ra. Trong trường hợp mang thai, phá thai có chủ đích gọi là điều trị hay tùy chọn.

Các trường hợp nên phá thai khi đó là lựa chọn duy nhất để cứu sống tính mạng của người mẹ; ngăn chặn sự ảnh hưởng tới thể chất hay tinh thần của người mẹ; quá trình mang thai có những dấu hiệu cho thấy thai nhi có nhiều nguy cơ bệnh tật bẩm sinh về thể chất hay tàn tật hoặc để làm giảm có chọn lựa số lượng phôi thai để giảm thiểu các nguy cơ gắn liền với việc mang thai nhiều phôi.

Với sự phát triển của nền y học hiện nay, để đảm bảo tính mạng và sức khỏe của thai phụ. Y học đã cho ra đời nhiều phương pháp đình chỉ thai nghén an toàn cho thai phụ và hiệu quả như:

  • Phương pháp đình chỉ thai nghén bằng thuốc
  • Phương pháp hút thai bằng chân không
  • Phương pháp nong và gắp thai
  • Với mỗi phương pháp đình chỉ thai nghén sẽ phù hợp với từng độ tuổi của thai nhi.
Thai 4 tháng có phá được không?
Có thể đình chỉ thai bằng thuốc

2. Phá thai có nguy hiểm không

Vậy khi phá thai có nguy hiểm không? Thực tế, có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra sau khi phá thai, trong đó dễ gặp nhất là viêm nhiễm đường sinh dục. Bởi buồng tử cung vô khuẩn tuyệt đối, nhưng khi thực hiện thủ thuật phá thai, các dụng cụ và các thao tác thực hiện có thể gây chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Nhẹ thì gây viêm nội mạc tử cung, nặng thì dẫn đến viêm dính tử cung, vòi trứng và có thể dẫn đến vô sinh. Nguy hiểm hơn nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu có thể gây nhiễm trùng máu, trường hợp này nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Các thao tác nạo, hút thai nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật y khoa có thể làm cho cổ tử cung bị rách thủng, sót thai, sót nhau. Nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu dữ dội và nguy cơ viêm nhiễm cao.

Tuy nhiên, nếu bạn chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có tay nghề cao và trang thiết bị y tế hiện đại thì có thể hạn chế tối đa những biến chứng khi phá thai. Tuyệt đối không nên phá thai tại những cơ sở y tế nhỏ lẻ; trang thiết bị không đầy đủ; trình độ của bác sĩ không đảm bảo. Bởi nếu lựa chọn những cơ sở này, thai phụ sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hại khó lường như trên.

3. Thai 4 tháng có phá được không?

Thai 4 tháng tuổi tương đương với 16 tuần. Theo các chuyên gia, thai 16 tuần tuổi vẫn có thể đình chỉ thai nghén được. Tuy nhiên, thời điểm này, thai nhi đã phát triển một cách toàn diện về mọi mặt. Đồng thời thai nhi đã có những liên kết chặt chẽ với cơ thể của người mẹ. Do vậy, bác sĩ thường khuyên các thai phụ nên giữ lại thai nhi. Chỉ trừ trường hợp, thai nhi bị dị tật; sức khỏe của người mẹ không đảm bảo. Các bác sĩ mới khuyên thai phụ nên phá thai 16 tuần.

Hơn nữa, thai 16 tuần tuổi có kích thước khá to. Việc phá thai to ở thời điểm này thì sức khỏe của thai phụ sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì thế, khi quyết định phá thai 16 tuần, thai phụ nên đến các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn; hiệu quả cho bản thân.

Thai 4 tháng có phá được không?
Thai nhi ở tháng thứ 4 không nên đình chỉ thai

4. Phá thai trên 4 tháng tuổi bằng phương pháp nào?

Đối với thai 4 tháng tuổi, việc áp dụng phương pháp phá thai cũng cần phải được lựa chọn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như tính mạng của người mẹ.

Đối với việc phá thai trên 4 tháng tuổi không thể sử dụng những biện pháp bỏ thai đơn giản khác như phá thai bằng thuốc, nạo hút thai... bởi sẽ có nhiều rủi ro đến sức khỏe cũng như tính mạng của người mẹ. Vì vậy, với việc phá thai to như vậy thì cần sử dụng biện pháp nong gắp thai là an toàn nhất.

Nong gắp thai là phương pháp kết hợp giữa nội và ngoại khoa. Đó chính là sự kết hợp giữa thuốc với dụng cụ y tế chuyên khoa để tác động vào buồng tử cung của người mẹ để chấm dứt sự phát triển của bào thai và đưa thai nhi ra ngoài. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể áp dụng biện pháp phá thai này.

Phương pháp phá thai này chỉ áp dụng cho những trường hợp:

  • Thai nhi phải có độ tuổi từ 13 – 18 tuần tuổi.
  • Người mẹ không mắc phải bệnh lý viêm nhiễm hay bệnh phụ khoa nào.
  • Sức khỏe người mẹ phải ổn định và đảm bảo; không mắc các bệnh lý về gan, thận hay dị ứng với các thành phần của thuốc phá thai.

Do đó, để biết chính xác việc phá thai 16 tuần tuổi có thể áp dụng bằng phương pháp nong gắp thai hay không thì bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ tiến hành thăm khám cũng như lựa chọn phương pháp đình chỉ thai nghén an toàn và phù hợp.

XEM THÊM:

  • Sau nạo hút thai trứng bao lâu mới được mang thai lại?
  • Tránh thai sau phá thai: Các biện pháp có thể áp dụng
  • Các dấu hiệu có thể gặp sau phá thai bằng thuốc

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19
Sự thay đổi của bà bầu tuần 19

Bà bầu tuần thứ 19 sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt của cơ thể với các triệu chứng như đau lưng, chuột rút, chóng mặt, táo bón... Chúng có thể gây cho mẹ bầu cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 19 và những việc mẹ bầu cần làm trong thời gian này.

Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh
Tắc ống dẫn trứng: Nguyên nhân gây vô sinh

Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nữ khá thường gặp. Tình trạng này khiến cho trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chiếm khoảng 25-30% trong tất cả các trường hợp vô sinh. Bản chất của tình trạng tắc ống dẫn trứng là bị tắc hoàn toàn hoặc có khi chỉ có một ống bị ngăn chặn hoặc có sẹo làm hẹp lòng ống.

Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?
Khi nào nên tiêm trưởng thành phổi ở phụ nữ mang thai?

Tiêm trưởng thành phổi được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới năm 1972. Từ đó đến nay, phương pháp tiêm trưởng thành phổi đã trở nên phổ biến, góp phần quan trọng làm giảm nguy cơ suy hô hấp cấp, tử vong và các bệnh tật khác ở trẻ sinh non.

Viêm âm đạo do Trichomoniasis
Viêm âm đạo do Trichomoniasis

Bệnh trùng roi âm đạo Trichomoniasis là bệnh lây qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở nữ hơn nam, đặc biệt là phụ nữ trưởng thành, lớn tuổi; hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh trùng roi âm đạo.

Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?
Hình thái tinh trùng bất thường có ý nghĩa là gì?

Hình thái tinh trùng hay kích thước cũng như hình dạng của tinh trùng là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sức khỏe sinh sản ở nam giới. Hình thái tinh trùng sẽ được quan sát dưới sự phóng đại của kính hiển vi, đồng thời trong quá trình quan sát có thể phát hiện tinh trùng bất thường một cách rõ ràng.

Video có thể bạn quan tâm
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh 03:22
Cấy que tránh thai - Siêu âm thai - Bs Giáp Hoàng Anh
Video hướng dẫn về cấy que tránh thai
 3 năm trước
 984 Lượt xem
Tin liên quan
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?
Phụ nữ mang thai có được dùng tinh dầu khuynh diệp không?

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng tinh dầu, bao gồm cả tinh dầu khuynh diệp trong thời gian mang thai nhưng khuynh diệp là một loại thảo dược tương đối an toàn với phụ nữ mang thai nếu sử dụng đúng cách.

Kích thích chuyển dạ bằng dầu hoa anh thảo có an toàn không?
Kích thích chuyển dạ bằng dầu hoa anh thảo có an toàn không?

Dầu hoa anh thảo có thể giúp làm mềm cổ tử cung nhưng vẫn chưa rõ liệu loại dầu này có tác dụng kích thích chuyển dạ hay không. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào trong thời gian mang thai.

Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị rụng tóc không?
Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị rụng tóc không?

Hoa anh thảo (evening primrose) là một loài thực vật có hoa màu vàng, mọc chủ yếu ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Trong khi hầu hết các loài thực vật có hoa đều nở hoa khi mặt trời mọc thì hoa anh thảo lại nở hoa vào buổi tối. Dầu được chiết xuất từ hạt của loài cây này. Dầu hoa anh thảo được sử dụng làm thực phẩm chức năng, các sản phẩm bôi tại chỗ và thành phần trong các sản phẩm làm đẹp.

Trị mụn trứng cá và sẹo mụn bằng dầu hoa anh thảo có hiệu quả không?
Trị mụn trứng cá và sẹo mụn bằng dầu hoa anh thảo có hiệu quả không?

Hoa anh thảo là một loài hoa màu vàng mọc nhiều ở Bắc Mỹ và một phần của Châu Âu. Từ lâu loài cây này đã được sử dụng làm thuốc chữa lành vết thương và cân bằng hormone. Lợi ích chữa bệnh của cây hoa anh thảo có thể là nhờ hàm lượng axit gamma-linoleic (GLA) cao. GLA là một loại axit béo omega-6 có đặc tính chống viêm mạnh. Vì thế nên dầu hoa anh thảo được cho là có tác dụng trị mụn trứng cá.

Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị bệnh chàm (eczema) không?
Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị bệnh chàm (eczema) không?

Hoa anh thảo (evening primrose) là một loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và còn được tìm thấy ở một số khu vực thuộc châu Âu. Loài cây này nở hoa vào buổi tối. Dầu hoa anh thảo được chiết xuất từ hạt của cây. Dầu hoa anh thảo chứa axit béo omega-3 và axit gamma-linolenic (GLA) – một loại axit béo omega-6. Dầu hoa anh thảo được sản xuất ở dạng viên nang để dùng qua đường uống. Loại dầu này còn là thành phần trong một số sản phẩm chăm sóc da.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây