1

Tạo nhịp tim nhân tạo - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tạo nhịp tim

Là sử dụng một thiết bị tạo nhịp phát xung điện 1 chiều có chu kỳ, thông qua dây điện cực kích thích trực tiếp cơ tim, làm cho cơ tim co bóp theo chu kỳ đó.

Máy tạo nhịp tim là một thiết bị điện tử rất đặc biệt với 2 khả năng:

  • Phân tích các hoạt động chức năng của hệ thống điện học của tim.
  • Khi cần thiết, máy sẽ tạo ra những xung động hỗ trợ để đảm bảo hoạt động chức năng của tim 

Máy tạo nhịp tim:

Máy tạo nhịp (Pacemaker):
Máy tạo nhịp là bộ phận chính của tạo nhịp tim, máy bao gồm:

  • Pin: chiếm 1/2 đến 2/3 thể tích của máy tạo nhịp, hiện nay pin của máy tạo nhịp thông thường là pin Lithium – Iodine, có khả năng đảm bảo năng lượng cho máy hoạt động trong khoảng thời gian từ 8 – 10 năm.
  • Bộ vi sử lý (microprocessor), bộ nhớ và mạch điện tử (hybrid circuits) có khả năng lưu trữ chương trình, đảm bảo các chức năng hoạt động của máy tạo nhịp.
  • Đầu nối với điện cực: làm bằng nhựa Epoxy, có các lỗ cắm để gắn các dây điện cực. Mỗi lỗ cắm có thể nhận một hay hai cực. Thông thường, mỗi lỗ cắm đều có một vít để vặn chặt đầu điện cực.
  • Tất cả pin, bộ vi sử lý và mạch điện tử được bao bọc bởi vỏ máy làm bằng hợp kim có tính chất sinh hợp (tức là phù hợp với điều kiện sinh lý của cơ thể, làm cho cơ thể không nhận biết được đó là 1 vật thể lạ).

Dây điện cực (Electrode):

  • Dây điện cực là thành phần rất quan trọng của tạo nhịp tim.
  • Dây điện cực gồm 3 phần: gốc dây điện cực gắn với máy tạo nhịp, thân dây điện cực và phần đầu điện cực gắn trực tiếp vào cơ tim.
  • Phần đầu điện cực trực tiếp gắn vào cơ tim có nhiệm vụ phát hiện (detect) các hoạt động điện của tim, đồng thời cũng là vị trí truyền các xung động điện của máy tạo nhịp tới cơ tim do vậy nó có cấu tạo rất đặc biệt để có thể cố định tốt vào thành tim đồng thời phải giảm bớt được hiện tượng xơ hoá tái vị trí gắn vào thành tim.

Chỉ định:

  • Những bệnh nhân có nhịp quá chậm gây nên các triệu chứng như ngất xỉu, choáng váng...

  • Nhịp chậm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do bị tắc nghẽn đường dẫn truyền nhĩ thất cấp 2 và 3

  • Bệnh nhân bị suy yếu nút xoang
  • Bệnh nhân có rung nhĩ với cơn nhịp nhanh, chậm xen kẽ (lúc đó nếu điều trị nhịp nhanh thì sẽ làm cho cơn nhịp chậm bị nặng lên – nguy hiểm đến tính mạng người bệnh).

Cấy máy tạo nhịp:

  • Đầu tiên là đặt điện cực vào buồng tim, các máy tạo nhịp có nhiều loại khác nhau, các máy có từ 1-4 điện cực đặt vào 1 đến 4 buồng tim khác nhau.

  • Sau khi đã xác định được vị trí tốt của điện cực, nó sẽ được cố định vào thành tim.

  • Bước tiếp theo là đặt máy tạo nhịp; vị trí đặt máy thông thường là ngay dưới và giữa xương đòn bên phải.
  • Các bác sỹ sẽ tiến hành rạch da vừa đủ để đút chiếc máy tạo nhịp vào đó
  • Sau khi đạt máy tạo nhịp vào vị trí; các điện cực sẽ được đấu vào máy và ngay lúc đó máy tạo nhịp đã bắt đầu công việc của mình.

Lưu ý:

Theo dõi máy:

  • Trước khi xuất viện, bác sỹ sẽ kiểm tra lại máy tạo nhịp và có những điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với từng bệnh nhân.

  • Sau đó, nếu không có diễn biến bất thường, kiểm tra định kỳ sau 1 tháng, 3 tháng rồi 6 tháng 1 lần.

Đi lại và hoạt động:

  • Sau khi xuất viện, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường.
  • Một tháng sau, bệnh nhân được tái khám, nếu máy tốt, người bệnh có thể quay lại công việc bình thường
  • Tránh các công việc nặng nhọc, các công việc đòi hỏi hoạt động thể lực nhiều.
  • Những người từng chơi thể thao, sau khi đặt máy tạo nhịp, cần ngưng hẳn các môn thể thao thi đấu, chỉ nên chơi thể thao nhẹ, có tính chất giải trí.

Lái xe:

  • Nếu có đeo dây đai bảo hiểm, cần tránh để dây vắt ngang qua máy.

Sử dụng điện thoại di động:

  • Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những tác động tương hỗ giữa máy tạo nhịp với điện thoại di động.
  • Người mang máy tạo nhịp không bao giờ nên nghe điện thoại bằng tai ở cùng phía với máy tạo nhịp (thông thường là tai phải)
  • Có thể nghe ở phía tai đối diện, để cho khoảng cách từ điện thoại di động tới máy tạo nhịp càng xa càng tốt, thời gian sử dụng càng ngắn càng tốt.

Đặc biệt chú ý với những người mang máy tạo nhịp là:

  • Không được chụp hay lại gần máy cộng hưởng từ hạt nhân (nguy hiểm tính mạng)
  • Khi đi qua hàng rào an ninh có thiết bị từ tính phải khai báo máy trạo nhịp, nếu tự ý đi qua sẽ có thể có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến máy tạo nhịp
  •  Không để, đặt các máy móc thiết bị có từ trường (nam châm) gần máy tạo nhịp vì nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng của máy.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới

Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây