1

TẦM SOÁT TỰ KỶ SỚM Ở TRẺ, NẮM BẮT “THỜI ĐIỂM VÀNG” ĐỂ ĐIỀU TRỊ SỨC KHỎE TINH THẦN CHO CON

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 10.000 trẻ sẽ có hơn 200 trong số đó mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Riêng tại Việt Nam tổng số trẻ tự kỷ đã lên đến hơn 220.000, nghĩa là cứ 160 trẻ thì có 1 trẻ tự kỷ và con số vẫn đang tăng lên mỗi ngày. Những con số đáng báo động này cho thấy, rối loạn phổ tự kỷ đã trở thành một trong những vấn đề lớn ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Đây cũng là lý do Tổ chức Liên Hiệp Quốc & Cộng đồng Bảo vệ Trẻ em Thế giới chọn tháng 4 hằng năm là “tháng hành động vì trẻ em tự kỷ” nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng đối với nhóm trẻ đặc biệt này.

Trẻ tự kỷ thường gặp rất nhiều khó khăn trong ngôn ngữ, giao tiếp và hành động. Vì thế, các em rất cần được cha mẹ dành nhiều sự quan tâm và chăm sóc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có hơn 35% trường hợp trẻ bị rối loạn tự kỷ nhưng phụ huynh không nhận ra, một số khác lại nhầm lẫn tự kỷ với trầm cảm, chậm nói, hưng cảm hoặc tăng động.

↪️ Điều này khiến việc can thiệp điều trị bị chậm trễ, hiệu quả không cao, thậm chí trẻ phải gánh chịu những hệ quả nặng nề suốt cuộc đời. Có trường hợp cha mẹ, dù thấy con có các dấu hiệu bất thường nhưng lại tỏ ra sợ hãi, mặc cảm vì nghĩ con mắc các bệnh lý về tâm thần, nảy sinh tâm lý “xấu hổ” khi đưa trẻ đến phòng khám tâm lý.

? Theo BS.CKII Tâm thần Trẻ em Lâm Hiếu Minh, can thiệp sớm đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ vô cùng quan trọng. Giai đoạn 0-3 tuổi là “thời gian vàng” để điều trị tâm lý, tăng tỉ lệ thành công. Từ thời điểm mới sinh ra đến khi các dấu hiệu vừa mới bộc phát, trẻ cần được tầm soát, chẩn đoán kịp thời. Cha mẹ không nên giữ tâm lý chờ đợi, trẻ sẽ tự khỏi hay hy vọng “để bé lớn lên sẽ khác”. Chính những điều này vô tình làm mất đi khoảng “thời gian vàng”, giảm cơ hội trẻ sớm hồi phục.

Thấu hiểu tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần trong những năm phát triển đầu đời, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cùng các bác sĩ tên tuổi, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý như:

▃ BS.CKII Lâm Hiếu Minh, nguyên Phó trưởng khoa khám Tâm lý - Tâm thần trẻ em tại Bệnh viện Tâm Thần TP.HCM, từng là bác sĩ nội trú tâm thần trẻ em tại Bệnh viện Théophile Roussel và Đại học Paris 5 (Pháp), Phó Tổng thư ký hội Khoa học Tâm lý Giáo dục TP.HCM... đã đưa ra những liệu pháp tâm lý chuyên biệt dành cho trẻ nhỏ thông qua việc quan sát, lắng nghe hay chơi đùa cùng trẻ.

▃ ThS Huỳnh Thị Phương Dung cũng có nhiều kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực tâm lý: chuyên viên tham vấn học đường trường Lê Hồng Phong và phòng Tâm lý Trường Việt Úc, nguyên giảng viên Đại học Mở, chuyên gia tham vấn và trị liệu tâm lý tại phòng khám Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược.

--

? Phòng Tâm lý BVĐK Tâm Anh TP.HCM là:

>> Mô hình phòng khám tâm lý tích hợp trong bệnh viện đa khoa, dịch vụ tư vấn khám chữa bệnh toàn diện;

>> Áp dụng phương pháp trắc nghiệm, tham vấn hoặc chọn lọc phương pháp điều trị phù hợp cho từng trẻ;

>> Áp dụng các liệu pháp vẽ tranh, âm nhạc, trò chơi hoặc trò chuyện phù hợp với từng lứa tuổi;

>> Phối hợp làm việc giữa bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh và chuyên viên tâm lý mang đến hiệu quả điều trị cao;

>> Thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối.

.? Hãy yêu thương và thấu hiểu con trẻ đúng cách.

.----------------------------------------

?HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

?2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM

☎️Hotline: 0287 102 6789

?108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP. Hà Nội

☎️Hotline: 1800 6858

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Thời điểm cho bé ăn dặm và đổi sữa công thức được tính theo ngày sinh thực tế hay ngày dự sinh?

Em sinh non bé trai lúc 32 tuần 3 ngày. Bé nặng 2,1kg. Hiện giờ bé đã được 6 tháng 11 ngày và nặng 7,2kg, cao 66cm. Lúc bé 6 tháng em có cho bé ăn dặm cháo rây, tỉ lệ 1:10. Mỗi ngày em cho bé ăn 5ml vào lúc 10h sáng. Tuy nhiên ăn đến ngày thứ 4 thì phân bé có hiện tượng lỏng, nhầy và sủi bọt. Em dừng không cho bé ăn dặm nữa thì phân trở lại bình thường. Có phải em cho bé ăn dặm quá sớm không ạ? Và tính thời gian ăn dặm thì tính theo ngày sinh thực tế của bé hay ngày dự sinh ạ? Ngày dự sinh của bé nhà em cách ngày sinh thực tế 2 tháng cơ ạ. Còn vấn đề nữa là bé được 6 hay 7 tháng thì em có thể đổi sữa công thức số 1 sang số 2 ạ? Và thời gian này cũng tính theo ngày sinh thực tế hay dự sinh? Em có thử cho bé uống sữa số 2 nhưng thấy bé xì hơi nhiều và trướng bụng nên em lại quay về cho bé uống sữa số 1 ạ.

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1202 lượt xem

Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  780 lượt xem

Có cách nào chữa dứt điểm tình trạng tiết dịch màu trắng đục và có mùi hôi tại bộ phận sinh dục của bé gái 9 tuổi không?

Em có bé gái được 9 tuổi. Dạo gần đây âm đạo của bé tiết ra dịch có mùi khó chịu như trứng ung và màu trắng đục như nước vo gạo. Có khi còn bị đau rát và đỏ tấy bên dưới bộ phận sinh dục. Bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mấy lần, nhưng bác sĩ không cho siêu âm hay xét nghiệm chỉ chẩn đoán viêm phụ khoa rồi cho thuốc về uống. Bé uống thuốc hết 1 thời gian lại bị lại. Hàng ngày em vẫn vệ sinh nước muối cho bé. Em có tới bệnh viện Từ Dũ để khám cho bé nhưng ở đây không khám bệnh trẻ em. Bé nhà em bị dị tật không hậu môn và đã phẫu thuật. Hiện tại bé đang bị ứ nước thận ở 2 bên. Có cách nào để chữa dứt điểm bệnh ở bộ phận sinh dục cho bé không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  719 lượt xem

Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?

Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  948 lượt xem

Làm gì để trị dứt điểm tình trạng mũi nghẹt và khò khè của trẻ 3 tháng tuổi?

Hiện giờ bé nhà em đã được 3 tháng tuổi rồi. Tuy nhiên từ lúc sinh ra tới giờ mũi bé thường xuyên có đờm và bị nghẹt ạ. Hàng ngày em đều hút mũi cho bé, vậy mà bé vẫn bị khò khè là sao ạ? Em phải làm gì để trị dứt điểm tình trạng này của bé ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  342 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh 01:26
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Cùng theo dõi trẻ sinh non tháng có bệnh lý vàng da tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được điều trị...
 3 năm trước
 827 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 665 Lượt xem
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm 02:07
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm
“Bé yêu à, hai mẹ con mình cùng tham gia liệu trình massage này nhé.”
 3 năm trước
 891 Lượt xem
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 603 Lượt xem
Con vui khỏe - Mẹ an tâm Con vui khỏe - Mẹ an tâm 02:46
Con vui khỏe - Mẹ an tâm
Ngắm nhìn con trai khỏe mạnh vui đùa, chị Ngân Hằng - mẹ bé Minh Phong như trút bỏ được hết gánh nặng và những lo lắng trong suốt nhiều ngày qua....
 3 năm trước
 627 Lượt xem
Tin liên quan
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai
Những điều lưu ý khi cho con bú mẹ lúc mang thai

Cho con bú trong khi mẹ đang mang thai có an toàn không? Mẹ cần lưu ý những gì để vẫn cho con bú được mà lại an toàn cho thai nhi? Cùng suckhoe123 tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Khắc phục tình trạng khô da ở trẻ nhỏ
Khắc phục tình trạng khô da ở trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh và trẻ em có thể có làn da khô giống như người lớn. Trên thực tế, vì làn da trẻ nhạy cảm hơn, nên dễ bị khô.

Trẻ bị ghẻ và cách điều trị
Trẻ bị ghẻ và cách điều trị

Bệnh ghẻ cực kỳ dễ lây, và bất cứ ai cũng có thể bị - ngay cả khi chúng ta đã được vệ sinh một cách tỉ mỉ. Nó thường xuất hiện ở nhiều hơn một thành viên trong gia đình hoặc trong các nhóm trẻ em ở nhà trẻ hoặc trường học. Không có khoảng thời gian cụ thể nào trong năm mà bệnh ghẻ phát triển nhiều hơn.

Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị
Bệnh chốc lở ở trẻ em và cách điều trị

Chốc lở ​​thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể ngứa và mất thẩm mỹ. Ngoài ra cũng có thể xảy ra các biến chứng - như các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại sẹo và viêm thận - vì thế điều quan trọng là phải điều trị triệt để.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây