1

Tầm quan trọng của khám sức khỏe tiền hôn nhân - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Khám sức khỏe tiền hôn nhân

  • Hiai đoạn từ lúc một người bắt đầu có khả năng sinh sản đến khi kết hôn, bao gồm cả trẻ vị thành niên khi đã bắt đầu có khả năng sinh sản, cho đến những người lớn tuổi hơn (thậm chí 30 40 tuổi) mà chưa từng kết hôn.
  • Đây là những đối tượng cần được quan tâm đến các vấn đề thuộc nội dung chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân.
  • Thực tế hiện nay, các cặp đôi thường chỉ bắt đầu đi khám sức khỏe tiền hôn nhân khi chuẩn bị kết hôn, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đi khám sớm hơn để sàng lọc các vấn đề sức khỏe.
  • Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, tốt nhất nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu là 3 6 tháng trước khi kết hôn để có nhiều thời gian chuẩn bị hơn.

Lợi ích

  • Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp những bạn trẻ chuẩn bị kết hôn có thể bước vào đời sống vợ chồng một cách tự tin với lối sống tình dục an toàn, sẵn sàng chào đón một em bé khỏe mạnh.
  • Giúp chuẩn bị kiến thức, tâm lý sẵn sàng cho cuộc sống tình dục vợ chồng, tránh được các rắc rối trong đời sống tình dục, bệnh tật liên quan đến đường sinh sản hoặc xuất hiện những hậu quả của các bệnh có từ trước ảnh hưởng đến sự sinh sản, thai nghén.
  • Sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở và đẻ ra những đứa con khỏe mạnh. Khám tiền hôn nhân giúp phát hiện và điều trị sớm (nếu có thể) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh đẻ về sau.
  • Mẹ tương lai nếu mong muốn có con cần hiểu rõ cơ thể mình, tiêm vắc xin cũng như bổ sung khoáng chất, chế độ dinh dưỡng hợp lý để chuẩn bị điều kiện sức khỏe trước khi mang thai và sinh đẻ an toàn.
  • Ngoài ra, điều này cũng một phần giúp phụ nữ kiểm soát sự mang thai, thời điểm có con và số lượng con cái một cách tốt nhất.

Một số kiểm tra sức khỏe

  • Kiểm tra sức khỏe chung: Mạch, huyết áp, cân nặng, chiều cao, thị lực, các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng...
  • Một số xét nghiệm có thể được chỉ định thường là: Kiểm tra đường huyết, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, X-quang ngực phẳng, điện tâm đồ, kiểm tra chức năng gan, thận,...
  • Khám bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: lậu, giang mai, hạ cam mềm, viêm gan siêu vi B, HIV, sùi mào gà, nấm...
  • Xem xét tiền sử bệnh của cả vợ và chồng: đã mắc các bệnh nào trước đây, đã có những phẫu thuật nào, tim mạch, mắc bệnh truyền nhiễm, môi trường làm việc có tiếp xúc chất độc hại, các tai nạn, thương tích...
  • Bệnh sử gia đình, bệnh về rối loạn tâm thần: người thân trong gia đình mắc những bệnh gì?...
  • Bệnh truyền nhiễm: Sởi, thủy đậu, rubella, sốt xuất huyết, bệnh cúm, viêm não, bệnh lao, dịch tả, tiêu chảy...

Khám sức khỏe sinh sản

Cho nữ giới:

  • Soi tử cung, kiểm tra vòi trứng...
  • Siêu âm tuyến vú.
  • Soi tươi dịch âm đạo.
  • Kiểm tra hormone sinh dục: Estrogen, LH, FSH, progesterone (ở nữ).

Cho nam giới:

  • Xét nghiệm tinh dịch đồ.
  • Xét nghiệm dịch niệu đạo.
  • Nội tiết tố sinh dục.

Cho cả nam và nữ:

  • Kiểm tra và phát hiện những bệnh lý di truyền của bản thân.
  • Sàng lọc di truyền: Sàng lọc người lành mang gen bệnh giúp dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con tương lai.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hiểu Biết Về Đau Dương Vật Sau Khi Quan Hệ Tình Dục - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Hiểu Biết Về Đau Dương Vật Sau Khi Quan Hệ Tình Dục - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Hiểu biết về đau dương vật sau khi quan hệ tình dục bạn quan tâm. Bài viết được chia sẻ bởi bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện đại học Y Hà Nội. Hãy cùng tìm hiểu nội dung bên dưới nhé

Tin liên quan
Tiểu Trong Khi Quan Hệ Tình Dục: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Tiểu Trong Khi Quan Hệ Tình Dục: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Đi tiểu trong khi quan hệ tình dục do những nguyên nhân nào? Có cách nào điều trị hay giải quyết vấn đề này không. Tất cả có trong bài viết này, hãy theo dõi những chia sẻ của chuyên gia nhé!

Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư

Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý bình thường ở tất cả mọi người bao gồm cả những bệnh nhân ung thư. Vậy bệnh nhân ung thư thường có những vấn đề gì khi quan hệ tình dục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nguyên Nhân Gây Đau Rát Khi Quan Hệ Tình Dục
Nguyên Nhân Gây Đau Rát Khi Quan Hệ Tình Dục

Nguyên nhân gây đau rát khi quan hệ tình dục là gì. Khi bị đau rát, “chuyện ấy” sẽ không những không đem lại khoái cảm mà còn có thể trở thành cơn ác mộng với nhiều người.

Quan hệ trong kỳ kinh có an toàn không?
Quan hệ trong kỳ kinh có an toàn không?

Không nhất thiết phải gác lại chuyện “thân mật” trong những ngày đèn đỏ. Nếu chuẩn bị kỹ càng thì vẫn hoàn toàn có thể vui vẻ trong thời gian này.

Quan Hệ Tình Dục Trong Thai Kỳ: Làm Thế Nào Để An Toàn Và Vui Vẻ?
Quan Hệ Tình Dục Trong Thai Kỳ: Làm Thế Nào Để An Toàn Và Vui Vẻ?

Quan hệ tình dục trong thai kỳ có an toàn không? Quan hệ có làm ảnh hưởng đến em bé không? Liệu cảm giác khi quan hệ có khác với tôi khi đang mang thai không? Tôi có ham muốn tình dục thấp kể từ khi có thai, điều này có bình thường không? Hãy cùng tìm hiểu những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây