1

Tâm lý bệnh nhân ung thư - cần sự kết nối, cảm thông và thấu hiểu - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Sự choáng ngợp

  • Lo lắng về sự sống/chết của bản thân;
  • Công việc bị gián đoạn bởi các lần khám và điều trị của bác sĩ;
  • Nhân viên y tế sử dụng các thuật ngữ y học mà họ không hiểu;
  • Cảm thấy không thể làm những điều minh thích;

Cảm thấy bất lực và cô đơn.

  • Điều tốt nhất mà nhân viên y tế có thể hỗ trợ cho bệnh nhân đó là cung cấp thật chi tiết và dễ hiểu những thông tin về bệnh ung thư và các phương pháp điều trị
  • Đồng thời khuyến khích bệnh nhân tìm hiểu kỹ càng về bệnh của mình cũng như những phương pháp điều trị phù hợp nhất đối với họ.
  • Đối với một số người bệnh, họ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi bận rộn. 

Sự cự tuyệt

  • Rất nhiều trường hợp bệnh nhân khi được chẩn đoán ung thư, họ gặp khó khăn trong việc chấp nhận thực tế. Điều này gọi là phản ứng cự tuyệt. 
  • Có những bệnh nhân quá sợ hãi khi biết mình bị ung thư, họ sẽ tìm đến rất nhiều các cơ sở y tế khác nhau để khẳng định lại chẩn đoán.
  • Điều này khi kéo dài quá lâu sẽ khiến bệnh nhân không được điều trị kịp thời và bỏ lỡ cơ hội điều trị triệt căn.

Sự tức giận

  • Các bệnh nhân ung thư hay tự đặt câu hỏi: “Tại sao lại là tôi?” và tức giận với căn bệnh ung thư của mình.
  • Họ thậm chí cảm thấy tức giận hoặc oán hận đối với các nhân viên y tế, những bạn bè đang khỏe mạnh và cả những người thân yêu của mình.
  • Tức giận thường xuất phát từ những cảm xúc khó biểu hiện ra bên ngoài, ví dụ như: Sợ hãi, hoảng loạn, thất vọng, lo lắng, bất lực.
  • Nếu bệnh nhân của bạn cảm thấy hay tức giận, hãy tư vấn rằng họ không nên giả vờ rằng mọi thứ đều ổn, và không tốt chút nào khi họ cứ giữ mọi thứ ở bên trong.
  • Hãy khuyến khích họ nói chuyện với gia đình, bạn bè về sự tức giận của đó. Hoặc có thể giới thiệu họ đến gặp một chuyên gia tư vấn tâm lý.

Sự sợ hãi và lo lắng

  • Bị đau do ung thư hoặc do điều trị;
  • Cảm giác không còn sức lực, ngoại hình thay đổi;
  • Việc chăm sóc gia đình bị bỏ dở;
  • Viện phí quá cao;
  • Không thể duy trì công việc hiện tại;

Cái chết

  • Một số người sợ hãi bệnh ung thư dựa trên những câu chuyện, tin đồn, hoặc thông tin sai lệch.
  • Để đương đầu với nỗi sợ hãi và lo lắng, việc nắm được thông tin đúng đắn sẽ giúp ích cho bệnh nhân.
  • Hầu hết họ sẽ cảm thấy tốt hơn khi tìm hiểu sự thật, đỡ lo lắng và biết những gì mình mong đợi.
  • Hãy khuyến khích bệnh nhân tìm hiểu về căn bệnh ung thư đang mắc và những điều có thể làm để chăm sóc sức khỏe của chính mình. M

Sự hy vọng

  • Khi một người chấp nhận rằng mình bị ung thư, họ thường cảm thấy hy vọng, bởi nhiều lý do.
  • Hàng triệu người bị ung thư vẫn sống đến ngày hôm nay, và hoàn toàn có thể có cuộc sống năng động, ngay cả khi đang điều trị.
  • Một số nghiên cứu ban đầu cho thấy sự hy vọng có thể giúp cơ thể bệnh nhân đối phó với bệnh. 

Sự buồn bã và trầm cảm

  • Nhiều bệnh nhân ung thư cảm thấy buồn bã, chán nản, mất đi sức khỏe cũng như cuộc sống trước khi bị bệnh. 
  • Đây là một phản ứng bình thường đối với bất kỳ bệnh nghiêm trọng nào. Bệnh nhân cần thời gian để vượt qua và chấp nhận tất cả các thay đổi đang diễn ra.
  • Biểu hiện thường gặp là cảm thấy ít năng lượng, mệt mỏi, chán ăn.
  • Đối với một số người, những cảm xúc này biến mất hoặc giảm đi theo thời gian. 

Dấu hiệu cảm xúc

  • Cảm giác buồn bã không biến mất;
  • Cảm thấy tê liệt cảm xúc;
  • Lo lắng hoặc run rẩy;
  • Có cảm giác tội lỗi hoặc cảm thấy không xứng đáng;
  • Cảm thấy bất lực, vô vọng, như thể cuộc sống không có ý nghĩa;
  • Dễ nổi nóng hoặc ủ rũ;
  • Khó tập trung, dễ bị phân tán;
  • Khóc trong thời gian dài hoặc nhiều lần trong ngày;
  • Tập trung vào những lo lắng và các vấn đề;
  • Không quan tâm đến sở thích và hoạt động đã từng thích;
  • Khó khăn trong việc tận hưởng những thứ hàng ngày, chẳng hạn như thức ăn hoặc ở cùng gia đình, bạn bè;

Thay đổi cơ thể

  • Tăng hoặc giảm cân ngoài ý muốn không phải do bệnh tật hoặc điều trị;
  • Các vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như không thể ngủ, gặp ác mộng hoặc ngủ quá nhiều;
  • Tim đập nhanh, khô miệng, vã mồ hôi, đau bụng, tiêu chảy;
  • Thay đổi mức năng lượng;
  • Mệt mỏi không biến mất;
  • Đau đầu và những cơn đau khác.

Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau hóa trị như thế nào?

Đương đầu với hành trình hóa trị ung thư không chỉ là sự khó khăn của người bệnh mà còn là thử thách với người thân. Làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người bệnh vượt qua những mệt mỏi về sức khỏe lẫn trở ngại tinh thần?

  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  540 lượt xem
Tin liên quan
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư

Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý bình thường ở tất cả mọi người bao gồm cả những bệnh nhân ung thư. Vậy bệnh nhân ung thư thường có những vấn đề gì khi quan hệ tình dục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây