Tại sao bác sĩ cho mẹ bầu xét nghiệm nước tiểu khi khám thai - Bệnh viện Từ Dũ
Xét nghiệm nước tiểu gần như được thực hiện thường qui mỗi lần mẹ bầu khám thai định kỳ.
Vậy tại sao cần thường xuyên thực hiện xét nghiệm nước tiểu?
Bạch cầu và nitrit trong nước tiểu là dấu hiện giúp phát hiện nhiễm trùng tiểu
Ở phụ nữ mang thai, nhiễm trùng tiểu không triệu chứng là vấn đề khá thường gặp. Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện tình trạng này.
Mặc dù không gây triệu chứng đường tiểu, nhưng trường hợp nhiễm trùng tiểu này có thể gây ra một số kết cục xấu cho thai kỳ nếu không được điều trị:
- Ối vỡ non
- Nhiễm trùng ối
- Chuyển dạ sinh non.
Do đó, khi khám thai định kỳ, mẹ bầu sẽ được xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện nhiễm trùng tiểu và điều trị kịp thời.
Đạm trong nước tiểu có ích trong phát hiện bệnh lý thận hoặc chẩn đoán tiền sản giật trong thai kỳ
Một bệnh lý thận tiềm ẩn chưa được phát hiện hoặc bệnh lý thận đang được theo dõi có thể diến tiến nặng lên trong thai kỳ. Do đó, xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bác sĩ phát hiện và theo dõi bệnh lý thận trong suốt thai kỳ.
Ngoài ra, đạm trong nước tiểu kết hợp với tăng huyết áp là biểu hiện của tiền sản giật.
Đây là một biến chứng nguy hiểm khi mang thai, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và thai. Do đó, tiền sản giật cần được phát hiện sớm nếu có và mẹ bầu có tiền sản giật cần một kế hoạch theo dõi và chấm dứt thai kỳ ở thời điểm phù hợp.
Đường và keton trong nước tiểu phản ánh tình trạng đái tháo đường
Phụ nữ mang thai rất dễ bị rối loạn dung nạp đường do các thay đổi sinh lý trong thai kỳ. Tình trạng này hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn đến các ảnh hưởng xấu lên thai (bất thường tim thai) nếu không được điều chỉnh.
Khi lượng đường trong máu quá cao (vượt quá ngưỡng tái hấp thu của thận), đường sẽ xuất hiện khi xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên, một số phụ nữ mang thai bình thường cũng có thể xuất hiện lượng nhỏ đường trong nước tiểu.
Keton trong nước tiểu tăng khi mẹ bầu có đái tháo đường nhưng không được kiểm soát tốt hoặc trong chế độ ăn có quá ít carbohydrate.
Một số chỉ số khác trong xét nghiệm nước tiểu nếu có bất thường cũng phản ánh tình trạng bất thường của mẹ. Ví dụ như nước tiểu quá cô đặc do mẹ bị thiếu nước...
Tóm lại, khám thai định kỳ rất quan trọng để bác sĩ kiểm tra tình trạng mẹ và thai. Bên cạnh các xét nghiệm máu, siêu âm, đo tim thai thì phân tích nước tiểu là một xét nghiệm không xâm lấn, an toàn, dễ thực hiện với chi phí rẻ nhưng rất hữu ích để phát hiện các tình trạng bất thường gây ảnh hưởng xấu cho thai kỳ.
Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ
Khi nào nên đi Bệnh viện khám thai lần đầu?
Ngày đầu của kỳ kinh cuối của em là 15/4. Chu kỳ kinh 30 ngày. Ngày 17/5, em thử que thấy lên 2 vạch. Vậy, khi nào thì em nên đi khám thai ở Bệnh viện ạ?
- 1 trả lời
- 615 lượt xem
Có cần xét nghiệm nước tiểu chồng khi vợ mang thai không?
Em mang thai 12 tuần. đi khám ở Bệnh viện, bs ghi là bị thiếu sắt và có cho giấy để chồng đi xét nghiệm nước tiểu. Bác sĩ cho em hỏi là tại sao phải kiểm tra nước tiểu của chồng ạ?
- 1 trả lời
- 724 lượt xem
Làm xét nghiệm tiểu đường thai kì có cần nhịn ăn?
Vào tuần thứ 29, em đi khám thai thì bác sĩ bảo em bị tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ hẹn 2 tuần sau tái khám sẽ làm xét nghiệm máu để xem định lượng HbA1c và định lượng Glucose sau ăn 2 giờ là thế nào? Vậy, trước khi làm hai xét nghiệm này em có cần nhịn đói không hay vẫn ăn bình thường
- 1 trả lời
- 1710 lượt xem
Cảm cúm khi mang thai, có cần đi viện khám?
Mang thai được 14 tuần, mấy hôm nay em bị ngứa họng, sổ mũi, ngạt mũi, ho nhẹ và khàn tiếng. Không biết, em có cần đến Bệnh viện thăm khám, uống thuốc không ạ?
- 1 trả lời
- 527 lượt xem
Bà bầu bị thủy đậu, khám ở khoa nào của Bệnh viện?
Năm nay em 25 tuổi, mang thai được hơn 3 tháng. Em bị thủy đậu, vừa mới lành. Nghe nói bị thủy đậu khi mang thai rất nguy hiểm nên em muốn đi khám, nhưng không biết khám ở khoa nào của Bv Phụ sản ạ?
- 1 trả lời
- 1080 lượt xem
Khi bạn có thai kỳ nguy cơ cao, bạn sẽ cần thêm các cuộc thăm khám thai để kiểm soát tình trạng. Và càng nhiều xét nghiệm, càng nhiều cuộc hẹn càng có nghĩa là bạn phải đối mặt với nhiều căng thằng.
Những phụ nữ bị tiểu đường sẽ có nguy cơ gặp phải biến chứng thai kỳ cao hơn so với những người không bị tiểu đường nên cần được theo dõi sát sao hơn trong suốt thời gian mang thai để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.
Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)