1

Tắc mật sơ sinh và nhũ nhi - bệnh viện 103

Trong các u nang ở vùng mật chủ, dãn thành nang  do nối tiếp bất thường của hệ thống tụy – mật, còn ống mật tụy, dịch tụy trào ngược lên ống mật gây viêm và giãn OMC lâu ngày tạo thành nang.

1. Theo đường mật bẩm sinh (Congesnỉtal biliary atresia)

Theo Taler:

Hệ thống đường mật trong thời kỳ bào thai từ tuần lễ thứ tư trở nên đặc vì hiện tượng biểu mô tăng sinh, sau đó hình thành lỗ hổng (vacuolisation) và hình thành nên hệ thống đường mật. Vì vậy không có giai đoạn hình thành lỗ hổng ở bào thai sẽ có teo đường mật.

Biểu hiện lâm sàng:

Vàng da và niêm mạc tăng dần sau giai đoạn vàng da sinh lý (2 tuần sau đẻ). Nước tiểu sẫm màu và phân bạc màu, trắng như cứt cò.

Xét nghiệm có biểu hiện tắc mật:

Tỷ lệ prothrombin thấp, phosphatase kiềm tăng, các men gan tăng, điện di protein có albumin thấp, blobulin ngày càng tăng, nhất là globulin.

– Theo phân loại hiện nay của Valayer (1994) chia thành 3 loại.

  • Loại I  : Teo toàn bộ đường mật ngoài gan.
  • Loại II : Teo ống gan chung, ống mật chủ và túi mật vẫn có lòng.
  • Loại III: Teo phần cuối ống một chủ, phần còn lại giãn.

Theo y văn loại I và loại II chiếm 90%, trước đây là loại teo đường mật không chữa được. Chỉ sau khi có phẫu thuật Kasai (Nhật Bản) và năm 1904 thì các loại teo đường mật đều có khả năng phẫu thuật.

Tác giả đã đề xuất nối rốn gan với hỗng tràng theo Roux- en-Y, sau khi cắt bỏ toàn bộ phần xơ cuống gan với di tích của đường mật phụ, chính ngoài gan. Vì tuy ống mật chủ chỉ là một giải xơ nhưng vi thể thì các đường mật ở rốn gan vẫn có lòng dưới 100mm và có hệ thống bạch huyết từ các bạch mạch từ gan xuống cũng có nồng độ bilirubin cao chỉ thấp hơn trong máu một chút.

Vì vậy khi nối rốn gan với hỗng tràng đảm bảo được dẫn lưu mật xuống ruột, chức năng gan được hồi phục trở lại. Khoảng 30% teo đường mật loại I và loại II sống được sau 5 năm, một biến chứng nặng nề sau phẫu thuật Kasai là viêm mật quản ngược dòng, có thể khắc phục được bằng  tạo  van chống trào  ngược,  nếu vẫn tiến triển xơ gan thì có chỉ định ghép gan.

2. Các nang đường mật bẩm sinh

Trong các u nang ở vùng mật chủ, dãn thành nang  do nối tiếp bất thường của hệ thống tụy – mật, còn ống mật tụy, dịch tụy trào ngược lên ống mật gây viêm và giãn OMC lâu ngày tạo thành nang.

– Hình nang còn do ứ đọng mật trong ống tuỵ mật chung.

Xếp loại:

  • Loại I: U nang OMC gồm 2 loại chính là dạng hình cầu và hình thoi, ngoài ra còn tạo thành túi thừa OMC và túi * ống mật chủ (Choledococele) hay còn gọi là u nang OMC trong lòng tá tràng.
  • Loại II:  U  nang  ống  mật  ở  ngay  trong ống gan chung và ống gan chính trong gan.
  • Loại III: U nang các mật quản trong gan: bệnh Caroli.

Lâm sàng:

Với tam chứng đau, sốt, vàng da và có khối u vùng HSF, có biểu hiện bằng các đợt nhiễm khuẩn trong đường mật do tắc mật. Các xét nghiệm phản ánh tắc mật.

Trong u nang OMC trước đây, dấu hiệu quan trọng là khung tá tràng giãn rộng và hiện nay nhờ siêu âm thấy khối loãng âm vùng rốn gan, ngoài ra có thể chụp mật qua da, chụp cắt lớp để xác định và chụp trong mổ qua túi mật.

Điều trị:

  • Nang OMC trước đây người ta nối nang với ruột (nối với tá tràng hoặc hỗng tràng) sau nối dễ viêm miệng nối, chít hẹp và tạo sỏi mật. Hiện nay phương pháp áp dụng ưu việt nhất là cắt bỏ u nang OMC, nối ống gan chung với hỗng tràng kiểu Roux- en-Y.
  • Loại II vẫn có thể cắt nang nhưng không triệt để.
  • Loại III tuyệt vọng vì vậy nên khu trú ở một vùng gan thì có thể cắt gan.

3. Áp xe do giun đũa

– Là áp xe do viêm đường mật điển hình do giun đũa mang theo vi khuẩn đường  ruột. Giun  lên  OMC rồi  vào các mật quản trong gan gây nên các ổ áp xe.

– Thường hay gặp ở nhũ nhi 12-24 tháng tuổi hoặc ở trẻ nhỏ. Bênh nhân đến viện trong tình trạng nặng

  • Thiếu máu nặng hoặc rất nặng.
  • Sốt  nhiễm trùng kiểu áp xe: Nhiệt độ cao, dao động về chiều và đêm có khi rét run.
  • Suy dinh dưỡng nặng, có phù.
  • Có tiền sử có cơn đau bụng dữ dội, quấy khóc suốt ngày đêm 1 vài tuần hoặc 1 tháng trước.
  • Cơn đau giảm thì bắt đầu có tình trạng nhiễm trùng đường ruột và suy sụp.
  • Khám thấy gan to, bề mặt lổn nhổn các ổ áp xe. Cơ hoành phải bị đẩy lên cao, có thể tháy mức nước-hơi dưới hoành trên X-quang. Siêu âm là phương pháp có giá trị hơn cả.

– Phải mổ sớm sau khi điều trị nội khoa tích cực: Truyền máu, metronidazole, truyền dịch nhất là Glucose10% và amino acid hoặc plasma tươi.

– Mổ OMC lấy giun, chụp đường mật trong mổ để kiểm tra và dẫn lưu Kehr.

– Tẩy giun trước để ngừa giun lên đường mật ngay sau mổ.

– Các biến chứng thường gặp:

  • Áp xe dưới cơ hoành: Dẫn lưu ngay bằng đường mổ sau, cắt xương sườn 12, đi dưới cơ hoành, không làm rách phúc mạc và tách phúc mạc cho tới áp xe dưới cơ hoành, dẫn lưu sau đó mới mổ áp xe gan do giun.
  • Mủ màng phổi do ápxe gan * lên, mủ màng tim ít gặp hơn đều xử lý đồng thời với áp xe do giun, phải dẫn lưu màng phổi hoặc màng tim trước.
  • Nếu chảy máu đường mật thì trong mổ áp xe gan cần lưu ý xem máu từ ống gan nào chảy ra hoặc từ cả hai bên gan để thắt động mạch gan phải hoặc trái hoặc động mạch gan riêng.
  • Chảy máu đường mật là do viêm loét xuất huyết mật quản trong gan hoặc loét thông sang tĩnh mạch gánh hoặc động mạch gan tương ứng.

Trong chảy máu đường mật thường nhiễm trùng rất nặng và thường đi đôi với nhiễm khuẩn huyết tĩnh mạch gánh nên phải dùng kháng sinh mạnh sau mổ: Có thể dùng Chloramphenicol hoặc Cefalosporin thế hệ 3.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  876 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1092 lượt xem

Khi nào con trai tôi đủ lớn để tự làm vệ sinh bao quy đầu?

- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  901 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  846 lượt xem

Làm gì khi trẻ nôn ngay sau khi uống thuốc kháng sinh?

Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  5489 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 605 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 842 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 592 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12004 Lượt xem
VÀNG DA SINH LÝ vs VÀNG DA BỆNH LÝ VÀNG DA SINH LÝ vs VÀNG DA BỆNH LÝ 05:09
VÀNG DA SINH LÝ vs VÀNG DA BỆNH LÝ
 2 năm trước
 693 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh
Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh

Nấm da phổ biến nhất ở trẻ em trên 2 tuổi, nhưng trẻ sơ sinh và người lớn cũng có thể mắc phải.

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì? Biểu hiện của bệnh này như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh
Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh

Trẻ em dưới 5 tuổi - đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi - có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng nếu bị cúm. Mỗi năm khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện vì các biến chứng của cúm như viêm phổi.

6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý
6 bệnh trẻ sơ sinh hay mắc nhất và cách xử lý

Chẳng cha mẹ nào có thể yên lòng khi con mình bị ốm, thậm chí họ còn không muốn nghĩ đến trường hợp này một chút nào. Tuy nhiên, một số bệnh nhất định rất thường xảy ra với trẻ trong năm đầu, và gần như trẻ thường xuyên bị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây