1

Suy tim tâm thu: Những điều cần biết

Khi chức năng bơm máu của tim bị suy giảm, đi kèm với đặc điểm phân số tống máu EF nhỏ hơn 40% thì được gọi là suy tim tâm thu. Khám suy tim và điều trị suy tim tâm thu đòi hỏi phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế tai biến nguy hiểm.

1. Định nghĩa suy tim tâm thu

Suy tim tâm thu là một hội chứng lâm sàng phức tạp, gây ra bởi tình trạng tổn thương thực thể hoặc rối loạn chức năng của quả tim, dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tống máu. Đặc điểm của suy tim tâm thu là phân số tống máu EF thất trái giảm ≤ 40%. Đối với dạng suy tim này, khả năng co bóp của thất trái giảm kéo theo thể tích tống máu không đầy đủ, từ đó cung lượng tim cũng giảm.

Cho đến nay, những nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả của các phương pháp điều trị mới chỉ được chứng minh ở bệnh nhân có phân số tống máu EF giảm. Biến chứng của suy tim tâm thu có thể gây tràn dịch các cơ quan đích và phù các chi, đặc biệt là hai chi dưới, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời.

2. Nguyên nhân suy tim tâm thu

Việc tìm ra được nguyên nhân suy tim đóng vai trò rất quan trọng, vì nhờ đó mà các bác sĩ sẽ quyết định được phương hướng điều trị thích hợp. Nguyên nhân suy tim tâm thu được chia thành 2 nhóm, bao gồm: nguyên nhân nền và nguyên nhân thúc đẩy.

2.1. Nguyên nhân nền

Đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới hội chứng suy tim tâm thu, bao gồm:

  • Bệnh động mạch vành: Nhồi máu cơ tim và thiếu máu cục bộ cơ tim;
  • Tăng tải áp lực mạn: Tăng huyết áp và bệnh van tim gây tắc nghẽn;
  • Tăng tải thể tích mạn: Bệnh van tim gây hở van, dòng chảy thông trong tim (trái qua phải) hoặc ngoài tim;
  • Bệnh cơ tim giãn (không liên quan đến thiếu máu cục bộ): Rối loạn di truyền hoặc gia đình, rối loạn do thâm nhiễm, tổn thương do thuốc hoặc nhiễm độc, bệnh chuyển hóa, virus hoặc các tác nhân nhiễm trùng khác...
  • Rối loạn nhịp và tần số tim: Nhanh hoặc chậm mãn tính;
  • Bệnh tim do phổi: Tâm phế mạn và bệnh lý mạch máu phổi;
  • Các tình trạng cung lượng cao;
  • Rối loạn chuyển hóa: Cường giáp hoặc rối loạn dinh dưỡng (ví dụ: Beriberi)
  • Nhu cầu dòng máu thái quá: Dòng chảy thông động tĩnh mạch hệ thống và thiếu máu mạn.

2.2. Nguyên nhân thúc đẩy

Các nguyên nhân thúc đẩy hay còn gọi là những yếu tố làm tình trạng suy tim tâm thu nặng thêm, bao gồm:

  • Giảm thuốc điều trị suy tim không đúng cách.
  • Các bệnh lý tim mạch, bao gồm: Nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim nhanh/chậm, hở van tim cấp...
  • Tình trạng nhiễm trùng, thiếu máu, huyết áp tăng cao hoặc không tiết chế.
  • Tác động của một số loại thuốc như: Thuốc chẹn kênh Canxi Verapamil và Diltiazem, ức chế Beta, thuốc kháng viêm không Steroid hoặc thuốc chống loạn nhịp nhóm I và nhóm III.
  • Bệnh nhân uống nhiều bia rượu hoặc đang mang thai.
Suy tim tâm thu: Những điều cần biết
Bia rượu có thể khiến tình trạng suy tim tâm thu nặng thêm

3. Phân độ suy tim

3.1. Theo cấp độ

Dựa vào triệu chứng cơ năng và khả năng gắng sức, Hội Tim mạch New York (NYHA) đã phân độ suy tim thành 5 cấp như sau:

  • Độ I: Không hạn chế vận động thể lực thông thường, bệnh nhân không thường hay mệt mỏi, khó thở hoặc hồi hộp.
  • Độ II: Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi, nhưng vận động thể lực thông thường sẽ bị mệt, hồi hộp, khó thở hoặc đau ngực.
  • Độ III: Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi song chỉ cần vận động nhẹ đã có triệu chứng như độ II.
  • Độ IV: Triệu chứng mệt, hồi hộp, khó thở hoặc đau ngực xảy ra ngay khi nghỉ ngơi, bất kỳ vận động thể lực nào cũng làm gia tăng mức độ.

3.2. Theo giai đoạn

Ngoài ra, suy tim tâm thu cũng được chia thành 4 giai đoạn từ có nguy cơ suy tim cho đến suy tim thực sự, cụ thể là:

  • Giai đoạn A: Nguy cơ cao suy tim nhưng không có bệnh tim thực tổn hoặc triệu chứng suy tim.
  • Giai đoạn B: Có bệnh tim thực tổn nhưng không có triệu chứng suy tim.
  • Giai đoạn C: Có bệnh tim thực tổn, hiện tại hoặc có tiền sử triệu chứng suy tim.
  • Giai đoạn D: Suy tim kháng trị, cần can thiệp đặc biệt.

Dựa vào mức phân độ suy tim theo từng giai đoạn của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau.

Suy tim tâm thu: Những điều cần biết
Suy tim tâm thu chia làm 4 giai đoạn: A, B, C và D

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 694 Lượt xem
Tin liên quan
Cholesterol Là Gì? Những Lưu Ý Bạn Cần Biết
Cholesterol Là Gì? Những Lưu Ý Bạn Cần Biết

Cholesterol là một loại chất béo có trong máu của bạn. Các tế bào cơ thể cần cholesterol, nó giúp cho màng ngoài của các tế bào ổn định.

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu
Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu

Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có hàng chục loại chất béo khác nhau, và mỗi loại lại có một vai trò và tác động không giống nhau bên trong cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây