1

Suy tim mất bù: Những điều cần biết

Suy tim mất bù là hậu quả cuối cùng của các bệnh tim mạch hoặc khi có một nguyên nhân khác ngoài tim mạch như suy thận, mất máu, nhiễm virus gây hại cho tim làm ảnh hưởng đến trái tim và gây ra tình trạng này.

1. Triệu chứng suy tim mất bù

Trong trường hợp suy tim còn bù, người bệnh thường chưa có triệu chứng hay các triệu chứng “vẫn ổn định” với liệu trình điều trị hiện tại. Nhưng khi đã chuyển sang suy tim mất bù các triệu chứng sẽ diễn ra dồn dập và ở mức độ ngày càng nặng dần. Tim không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình, lượng máu đi nuôi cơ thể sẽ không đủ làm cơ thể mệt mỏi, khó thở, đau ngực, có khi là choáng ngất.

  • Khó thở, ho khi gắng sức, kịch phát về đêm, đặc biệt khi nằm càng khó thở và ho nhiều hơn
  • Cơ thể mệt mỏi, đau ngực
  • Cơ thể lo âu, ăn uống kém
  • Bị giảm sút trí nhớ, cơ thể toát mồ hôi nhiều
  • Huyết áp tụt, nhịp tim đập mạnh
  • Phù chi mềm ấn lõm

Khi bệnh càng nặng những triệu chứng này sẽ càng rõ rệt và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị kịp thời. Người bệnh sẽ có nguy cơ bị đe dọa tính mạng cao.

Ở những người cao tuổi, một số bệnh khác hoặc khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu có thể che lấp các triệu chứng suy tim mất bù. Chính vì vậy, khi thấy những triệu chứng không rõ ràng, không chắc chắn là nguyên nhân gì thì tốt nhất hãy tìm sự giúp đỡ của nhân viên y tế để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

 

Suy tim mất bù: Những điều cần biết
Phù chi ấn lõm là một trong những triệu chứng của suy tim mất bù

 

2. Nguyên nhân gây ra suy tim mất bù

 

Suy tim mất bù nguy hiểm nhất là tiến triển từ suy tim mạn bởi nó không có thể chữa khỏi. Suy tim là hậu quả chung của các bệnh tim mạch, do vậy ở những người mắc bệnh tim mạch như: thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh lý van tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim nặng... cuối cùng đều dẫn đến suy tim.

Trong khá nhiều các trường hợp, người không bị suy tim vẫn xuất hiện một cơn suy tim mất bù do các nguyên nhân sau:

  • Nhiễm trùng toàn thân
  • Shock phản vệ
  • Phù phổi cấp
  • Nhiễm virus gây hại cho tim
  • Phẫu thuật tim phổi nhân tạo
  • Rối loạn nhịp tim nặng

3. Điều trị suy tim mất bù

3.1 Sử dụng thuốc

Các nhóm thuốc thường dùng trong điều trị suy tim mất bù là:

  • Thuốc lợi tiểu: giúp giảm thể tích tuần hoàn, giảm gánh nặng cho tim và giải quyết hiện tượng phù phổi, phù chân, bụng...
  • Thuốc giãn mạch: nhóm chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II...
  • Thuốc trợ tim: giúp tăng lực co bóp cho tim.
  • Thuốc chống loạn nhịp tim: giúp làm giảm nhịp tim nhanh, trống ngực.
  • Thuốc chống đông: phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ... do cục máu đông.
  • Thuốc an thần: để giảm bớt lo lắng, căng thẳng cho người bệnh.

 

Suy tim mất bù: Những điều cần biết
Có thể sử dụng thuốc trong việc điều trị suy tim mất bù

3.2 Thay đổi lối sống

Ăn uống lành mạnh cho tim: Hạn chế lượng muối dưới 1,5g mỗi ngày; ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và kali như bí ngô, dưa hấu, các loại đậu, cà chua... Cắt giảm đồ ăn chứa nhiều chất béo, đường...

Bỏ hút thuốc lá: Thuốc lá làm tăng nhịp tim, hủy hoại mạch máu và cơ tim nên người bệnh cần tuyệt đối không hút thuốc lá.

Tập thể dục đều đặn: Một kế hoạch luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện triệu chứng suy tim mất bù hiệu quả. Người bệnh không nên luyện tập gắng sức, cường độ mạnh mà nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng rồi nâng dần cường độ tùy theo khả năng.

Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn: Người bệnh nên đi tiêm phòng cúm vào mùa thu, vệ sinh răng miệng tốt...

Giữ tâm lý thoải mái: Lo lắng, suy nghĩ nhiều có thể khiến bệnh tình nặng hơn. Do đó, người bệnh cần được nhận sự giúp đỡ, chăm sóc, động viên từ gia đình, người thân, bạn bè để yên tâm điều trị.

Thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ: Người bệnh suy tim mất bù nên đi khám tối thiểu 1 năm/lần hoặc ngay khi thấy các triệu chứng xuất hiện rầm rộ.

3.3 Phẫu thuật

Nếu suy tim mất bù trở nên nghiêm trọng hơn, bác sỹ có thể đề nghị người bệnh thực hiện một số can thiệp phẫu thuật tùy thuộc nguyên nhân:

  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch, đặt stent: để khơi thông, tăng cường dẫn máu tới nuôi tim. Phương pháp này được áp dụng khi bệnh mạch vành là nguyên nhân gây ra suy tim.
  • Phẫu thuật van tim: Bác sỹ có thể sửa chữa hoặc thay van tim mới nếu nguyên nhân gây suy tim mất bù là do bệnh van tim.
  • Điều trị tái đồng bộ tim bằng máy tạo nhịp (CTR): Ở người bệnh có nhịp tim chậm thì suy tim mất bù có thể tiến triển nặng hơn. Bác sỹ sẽ cấy máy tạo nhịp để giúp tim đập ổn định và đồng bộ.
  • Cấy ghép máy khử rung tim: Máy được đặt dưới da ở ngực, nếu phát hiện thấy nhịp tim bất thường hoặc ngưng tim, máy sẽ điều chỉnh để nhịp tim trở lại bình thường.
  • Thiết bị hỗ trợ tâm thất: được cấy ở ngực và bụng để giúp tim bơm máu hiệu quả hơn.
  • Ghép tim: Ca đại phẫu này sẽ được chỉ định khi suy tim nghiêm trọng và không đáp ứng với bất kỳ phương pháp điều trị nào khác.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 694 Lượt xem
Tin liên quan
Cholesterol Là Gì? Những Lưu Ý Bạn Cần Biết
Cholesterol Là Gì? Những Lưu Ý Bạn Cần Biết

Cholesterol là một loại chất béo có trong máu của bạn. Các tế bào cơ thể cần cholesterol, nó giúp cho màng ngoài của các tế bào ổn định.

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu
Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu

Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có hàng chục loại chất béo khác nhau, và mỗi loại lại có một vai trò và tác động không giống nhau bên trong cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây