1

Suy thận mạn tính: Điều trị ra sao - Bệnh viện 108

Suy thận mạn tính:

  • Có nghĩa là thận của bạn mất dần chức năng lọc các chất độc hại ra khỏi máu 
  • Không có biện pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn suy thận mạn tính.
  • Nhưng việc điều trị có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện các triệu chứng, hạn chế nguy cơ các biến chứng.
  • Và hiệu quả điều trị sẽ khá tốt nếu bạn được điều trị sớm.

Điều trị nguyên nhân:

  • Điều trị nguyên nhân gây suy thận mạn là then chốt.
  • Đối với phần lớn các bệnh nhân đó là kiểm soát chặt chẽ đường máu và huyết áp bằng các thuốc và chế độ ăn uống, luyện tập, giảm cân, thay đổi thói quen sinh hoạt.

Điều trị huyết áp

  • Tăng huyết áp vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của suy thận mạn.
  • Tăng huyết áp xuất hiện một phần là do lượng dịch tăng lên trong máu cũng như các mô cơ quan của bạn vì thận mất chức năng thải dịch (nước).
  • Hầu hết bệnh nhân được kê thuốc kiểm soát huyết áp nhóm ức chế men chuyển (UCMC) hoặc ức chế thụ thể (UCTT). 

Kiểm soát Cholesterol

  • Suy thận mạn tính là một yếu tố nguy cơ dẫn tới các bệnh lý tim mạch:  thuốc Statin giúp làm giảm nguy cơ này.
  • Thuốc giúp làm giảm các cholesterol xấu, khiến chúng không thể bám vào thành các mạch máu của bạn gây nên các vấn đề về tắc nghẽn mạch máu.

Điều trị biến chứng:

Ứ dịch:

  • Dịch có thể tích tụ trong cơ thể bạn nếu thận không làm việc tốt.
  • Điều này có thể làm chân bạn sưng lên (phù chân), cũng như làm cho huyết áp tăng cao.
  • Nếu thận của bạn không làm việc hiệu quả, thuốc lợi tiểu sẽ giúp bạn thải bớt nước trong cơ thể qua đường nước tiểu.
  • Thầy thuốc cũng sẽ dặn bạn hạn chế ăn muối và uống nước mỗi ngày.

Thiếu máu:

  • Thiếu máu là tình trạng bạn có số lượng tế bào hồng cầu ít hơn bình thường.
  • Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và khó thở.
  • Thiếu máu rất thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn do thận không sản xuất đủ một chất có tên là erythropoietin (EPO).
  • EPO giúp duy trì quá trình tạo hồng cầu bình thường của cơ thể.

Yếu xương:

  • Vitamin D, phospho, và canxi là những nguyên tố giúp cho xương khỏe mạnh.
  • Nếu thận của bạn bị tổn thương, việc cung cấp những chất này sẽ bị ảnh hưởng và gây nên các vấn đề khác.
  • Đặc biệt, nếu nồng độ canxi trong máu bạn quá thấp, làm kích thích sản xuất hormone tuyến cận giáp (PTH).
  • PTH gây nên mất canxi từ xương của bạn và dần dần theo thời gian xương sẽ biến dạng và các khớp sưng nề.

Dư thừa acid:

  • Nếu thận của bạn không thể loại bỏ hoàn toàn acid khỏi cơ thể bạn có thể rơi vào tình trạng toan chuyển hóa.
  • Thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhưng nếu trong máu dư thừa acid sẽ dẫn tới một số vấn đề như loạn nhịp tim, co giật, hôn mê.
  • Nếu các xét nghiệm cho thấy máu của bạn có quá nhiều acid, bạn sẽ được điều trị với các thuốc kháng acid được gọi là muối bicarbonate (banking soda).

Quá nhiều Kali:

  • Nếu thận của bạn làm việc không hiệu quả, kali có thể tăng lên trong máu và dẫn tới tình trạng tăng Kali máu.
  • Nếu không được điều trị có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim, ngừng tim và các vấn đề khác liên quan tới thần kinh cơ.

Giảm protein:

  • Khi tình trạng thận trở nên xấu hơn, ngày càng nhiều protein mất qua nước tiểu.
  • Điều này có nghĩa nếu không đủ protein nuôi dưỡng cơ thể, bạn sẽ bị sút cân. Thầy thuốc có thể có lời khuyên cho bạn về vấn đề này.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Bệnh thận mạn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần?
Bệnh thận mạn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần?

Bệnh thận mạn và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ hai chiều. Bệnh thận mạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh thận mạn.

Suy thận mạn tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Suy thận mạn tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Thận là cơ quan có nhiệm vụ lọc dịch thừa và chất thải ra khỏi máu. Chất thải này sau đó sẽ đi ra ngoài theo nước tiểu. Suy thận mạn tính là tình trạng chức năng thận bị giảm hoặc mất hoàn toàn trong thời gian dài, có thể là nhiều tháng hoặc nhiều năm. Theo thời gian, chất thải và dịch sẽ tích tụ lại trong cơ thể. Tình trạng này còn được gọi là bệnh thận mạn tính.

Suy thận cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Suy thận cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Suy thận cấp tính còn được gọi là tổn thương thận cấp, có thể xảy ra ở cả những người mắc bệnh thận mạn tính và những người có chức năng thận bình thường. Chức năng thận có thể suy giảm chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày đến vài tuần.

Mối liên hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và suy thận mạn
Mối liên hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và suy thận mạn

Các nghiên cứu đã phát hiện rằng những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có nguy cơ bị suy thận mạn cao hơn so với người không bị COPD.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây