1

Stent JJ có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày không? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Stent có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày không?

  • Bệnh nhân vẫn có thể đi làm và chơi thể thao tuy rằng sẽ cảm thấy mau mệt và khó chịu hơn. Ngoài ra bệnh nhân còn cảm thấy có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Vẫn có thể đi du lịch dù rằng đôi khi phải cần đến chăm sóc y tế.
  • Stent JJ có thể gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng đến chất lượng sống.
  • Không có hạn chế nào về mặt sinh hoạt tình dục khi đặt stent JJ.

Những vấn đề gì có thể xảy ra khi đặt stent JJ?

  • Đôi khi stent bị vôi hóa và hình thành một lớp vỏ bọc bên ngoài tương tự như những viên sỏi.
  • Stent cũng có thể di lệch khỏi vị trí.
  • Trong những tình huống này, stent thường di chuyển xuống bàng quang và gây ra các biểu hiện nặng hơn như tiểu lắt nhắt, khó chịu ở vùng bàng quang và tiểu ra máu.

Cần chú ý thêm điều gì khi đang được đặt stent JJ?

  • Nên uống ít nhất 1½ đến 2 lít nước mỗi ngày
  • Báo ngay cho bác sĩ biết nếu xảy ra các tác dụng phụ khó chịu

Khi nào cần đi khám ngay?

Đi khám ngay nếu:

  • Đau thường xuyên và không thể chịu đựng nổi do stent
  • Có các triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm trùng niệu (sốt, lạnh run, khó chịu và đau khi đi tiểu)
  • Stent rơi ra ngoài
  • Tiểu ra máu nhiều hơn một cách đáng kể

Stent được đặt ra sao?

  • Stent JJ thường được đặt sau khi gây mê toàn thân, đôi lúc phối hợp với các thủ thuật khác tùy theo lý do đặt stent.
  • Đưa máy nội soi bàng quang dạng kính viễn vọng (telescope) qua niệu đạo rồi vào bàng quang. Stent được luồn qua máy nội soi rồi đưa vào niệu quản. Kiểm tra vị trí của stent bằng XQuang.
  • Stent JJ đặt đúng vị trí để giải quyết tắc nghẽn do sỏi vụn ở niệu quản (T)

Các biện pháp được dùng để thay thế cho stent JJ?

  • Trong một số trường hợp, khi tắc nghẽn có thể chỉ là thoáng qua thì không cần thiết phải đặt stent JJ. Tuy nhiên nếu thực hiện nhiều thủ thuật thì phù nề và đau sẽ có khả năng xảy ra.
  • Trong một số trường hợp có thể đặt một ống thông từ thận, qua niệu quản rồi dẫn lưu ra da. Khi rút ống rất thuận tiện,  không đòi hỏi thủ thuật nào. Điều bất tiện là chỉ có thể đặt ống thông này trong thời gian vài ngày mà thôi.
  • Biện pháp thay thế khác là đặt một ống dẫn lưu trực tiếp từ thận ra da. Thủ thuật này được gọi là “mở thận ra da” (nephrostomy), thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm và đòi hỏi thận phải ứ nước đủ để cho phẫu thuật viên có thể tiếp cận vị trí cần thiết một cách dễ dàng.
  • Do ống dẫn lưu nằm ở ngoài cơ thể nên khá bất tiện và có thể bị sơ ý rút ra. Lợi điểm là việc dẫn lưu sẽ tốt hơn stent JJ trong những trường hợp viêm thận mủ kèm tắc nghẽn (pyonephrosis).

Stent JJ được lấy ra như thế nào?

  • Stent JJ được lấy ra bằng ống nội soi bàng quang sau khi gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân.
  • Một ống nội soi mềm đặc biệt, dạng kính viễn vọng được đưa vào niệu đạo. Gắp stent và rút ra.
  • Stent JJ thường không được lưu giữ quá 3 tháng trong cơ thể.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC 07:39
KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI TIN TƯỞNG DỊCH VỤ TÁN SỎI CÔNG NGHỆ CAO CỦA BỆNH VIỆN THU CÚC
”Từng tìm hiểu, theo dõi khá nhiều ca tán sỏi do bác sĩ Huyên thực hiện tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, tôi thấy vô cùng yên tâm về đội ngũ bác sĩ cũng...
 3 năm trước
 640 Lượt xem
CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI 12:33
CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ SẠCH SỎI TIẾT NIỆU CHO BỆNH NHÂN SAU NHIỀU NĂM UỐNG THUỐC KHÔNG KHỎI
Hôm nay hãy cùng Thu Cúc theo dõi 1 ca tán sỏi đặc biệt: Bệnh nhân có "cơ địa sỏi" với nhiều loại sỏi trong hệ tiết niệu đã lựa chọn đến với Thu...
 3 năm trước
 730 Lượt xem
SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC 07:38
SỎI KẸT NIỆU QUẢN GÂY ĐAU - CHẤM DỨT MAU BẰNG GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
Điều trị sạch sỏi tiết niệu gây đau đớn mà không cần mổ, 24h xuất viện về nhà ngay?
 3 năm trước
 732 Lượt xem
TÁN SỎI NIỆU QUẢN AN TOÀN, KHÔNG ĐAU, KHÔNG XÂM LẤN TÁN SỎI NIỆU QUẢN AN TOÀN, KHÔNG ĐAU, KHÔNG XÂM LẤN 03:34
TÁN SỎI NIỆU QUẢN AN TOÀN, KHÔNG ĐAU, KHÔNG XÂM LẤN
Cảm nhận của chị Nguyễn Ngọc Linh sau khi được tán sỏi niệu quản tại BVĐK Phương ĐôngKhi vừa tan tiệc sinh nhật cho con trai, chị Ngọc Linh...
 3 năm trước
 587 Lượt xem
Tin liên quan
Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến hội chứng bàng quang tăng hoạt?
Mãn kinh ảnh hưởng thế nào đến hội chứng bàng quang tăng hoạt?

Những thay đổi trong thời kỳ mãn kinh sẽ làm tăng nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt.

Cắt bỏ tuyến tiền liệt có ảnh hưởng đến tuổi thọ không?
Cắt bỏ tuyến tiền liệt có ảnh hưởng đến tuổi thọ không?

Nam giới không có tuyến tiền liệt vẫn có thể sống tiếp nhưng vì đây là một bộ phận quan trọng của hệ sinh dục nên việc cắt bỏ tuyến tiền liệt sẽ gây ra một số vấn đề.

Bệnh thận mạn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần?
Bệnh thận mạn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần?

Bệnh thận mạn và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ hai chiều. Bệnh thận mạn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe tinh thần cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh thận mạn.

Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu
Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu

Tìm hiểu về điểm khác biệt giữa bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu, gồm có nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Nhiễm trùng đường tiết niệu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
Nhiễm trùng đường tiết niệu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu không ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt hay cơ quan sinh sản.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây