1

Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân ở trẻ em

Trẻ nhỏ thường bị sốt cao do cơ thể hệ miễn dịch còn kém. Sốt cao là triệu chứng cho biết sức khỏe đang có vấn đề gì đó, vì vậy nếu bé sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, cha mẹ cần hiểu rõ, xác định để có cách xử lý khi gặp tình trạng này.

1. Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân ở trẻ em có nguy hiểm không?

 

Sốt cao là triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Sốt là biểu hiện phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cơ thể bị virus hoặc vi khuẩn tấn công.

Tuy nhiên không phải sốt kéo dài ở trẻ em là do virus tấn công. Sau khi tiêm phòng, khi mọc răng trẻ cũng có thể bị sốt, vì vậy cha mẹ cần theo dõi, để ý những thay đổi để tìm ra được nguyên nhân khiến bé sốt.

Thân nhiệt khi trẻ bình thường sẽ rơi vào 36.5 tới 37.5 độ C. Khi thân nhiệt cao trên 38 độ C tức trẻ đang bị sốt cao. Từ 38.5 đến 39 độ, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc để hạ sốt, Không nên để trẻ sốt quá cao tới 41 độ vì có thể dẫn tới trạng thái bị co giật, nếu để trạng thái co giật lâu trên 10 phút có thể gây tổn thương não rất nguy hiểm.

2. Nguyên nhân có thể khiến sốt kéo dài ở trẻ em

 

Sốt do tác động bên ngoài:

  • Sốt do mặc đồ quá ấm: Thân nhiệt trẻ thường cao hơn người trưởng thành. Trẻ sơ sinh chưa có khả năng điều hòa thân nhiệt, khi cha mẹ mặc đồ quá ấm sẽ khiến trẻ bị sốt
  • Sốt do tiêm chủng: Đây là triệu chứng thường gặp ở hầu hết các trẻ nhỏ sau khi đi tiêm phòng vacxin các bệnh như uốn ván, sởi, ho gà,...
  • Sốt do mọc răng: Khi sắp mọc răng, trẻ cũng hay bị sốt, kèm theo đó là con quấy, khóc nhiều, biếng ăn trong thời gian ngắn. Sốt cũng có thể xảy ra khi đang mọc răng.
  • Sốt do bị cảm nắng: Thời tiết nóng nực, nhiệt độ cao không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng dễ bị sốt cao.

Sốt do bệnh lý:

  • Sốt do cảm cúm
  • Sốt do viêm tai: Bé bị sốt cao do viêm tai sẽ có những biểu hiện đi kèm như biếng ăn, đau tai, chảy mủ, nghe không rõ.
Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân ở trẻ em
Cảm cúm là một trong các bệnh lý có thể gây sốt ở trẻ

 

Với những bé còn nhỏ, chưa nói được sẽ có các biểu hiện lạ như thường xuyên kéo tai, ngoáy tay vào tai.

  • Sốt xuất huyết: Trẻ có biểu hiện xuất hiện các nốt chấm đỏ nhỏ ở da (xuất huyết), bị chảy máu mũi... quấy khóc, mệt mỏi, đau bụng, chân tay lạnh, phân đen khi đi đại tiện.
  • Sốt do sởi: Ngoài sốt cao kéo dài, trẻ còn có những dấu hiệu khác như chảy nước mũi, ho nhiều, mắt đỏ, tới ngày sốt thứ 4, da bé xuất hiện vết phát ban, đặc biệt ở vùng mặt.
  • Sốt do viêm phổi: thở khò khè, bị ho, không chịu ăn hoặc bỏ bú với trẻ sơ sinh, chân tím tái, sốt cao
  • Sốt phát ban: Sốt cao đi kèm nổi mụn phát ban khắp cơ thể
  • Sốt do viêm màng não: Trẻ bị sốt viêm màng não sẽ đi thường những triệu chứng: cổ cứng, thóp phồng, nôn mửa, ngủ li bì và nhạy cảm với ánh nắng.
  • Sốt do nhiễm trùng máu: Trẻ bị sốt cao kéo dài liên tục kèm theo đó là nôn mửa, thở gấp, không chịu ăn,...

3. Xử lý sốt kéo dài không rõ nguyên nhân ở trẻ em

 

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ có thể hạ sốt cho bé tạm thời tại nhà bằng 1 số cách sau:

  • Bổ sung nước: Cho trẻ uống nhiều nước để bù lượng nước đã mất do sốt. với trẻ sơ sinh, mẹ nên tăng cữ cho trẻ bú nhiều hơn để tăng sức đề kháng
  • Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát: mẹ nên cho bé mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ môi trường, nhưng phải thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để cơ thể con hạ nhiệt
  • Uống thuốc hạ sốt dành cho trẻ em hoặc đặt viên hạ sốt vào đường hậu môn
  • Chườm mát cơ thể cho trẻ bằng nước ấm. Lau nhẹ nhàng ở hõm nách, bẹn. Nên thay nước và giặt khăn ấm liên tục để thân nhiệt bé giảm. nước ấm khi được lau vào cơ thể sẽ bốc hơi làm giúp giãn mạch máu, từ đó hạ sốt.
Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân ở trẻ em
Cha mẹ cần bổ sung đủ lượng nước cho trẻ có thể hạ sốt cho bé tạm thời

4. Nên cho trẻ ăn gì khi bé sốt kéo dài không rõ nguyên nhân?

  • Nên bổ sung cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu protein, ít chất béo như trứng, sữa,...
  • Nên cho trẻ ăn súp, cháo hoặc ngũ cốc cho dễ tiêu hóa
  • Ăn hoa quả mềm như đu đủ, giàu vitamin C như cam, bưởi vừa bổ sung nước lại tăng sức đề kháng
  • Nếu trẻ vẫn sốt cao trên 39 độ C mà không rõ nguyên nhân, cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  768 lượt xem

Trẻ lại bị nhiễm liên cầu khuẩn, có đáng lo ngại không?

Bé nhà tôi đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) một lần, giờ cháu lại bị lại, điều này có đáng lo ngại không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  922 lượt xem

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1036 lượt xem

Bé khóc mà không có nước mắt thì có bình thường không?

Bác sĩ ơi, cho em hỏi, bé nhà em được 3 tuần tuổi, mỗi khi cháu khóc đều không ra nước mắt. Như thế thì có bình thường không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2285 lượt xem

Có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  689 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN 05:38
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN
Trẻ khó ti, chậm nói, lưỡi không cong chạm tới khẩu cái.... Đây là những biểu hiện điển hình của tật dính thắng lưỡi của trẻ.
 3 năm trước
 1189 Lượt xem
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 837 Lượt xem
VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ 02:51
VIÊM RUỘT Ở TRẺ - KHÔNG THỂ LƠ LÀ
Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa do sức đề kháng chưa cao và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Trong khi đó, virus gây bệnh viêm ruột ở trẻ lại dễ...
 3 năm trước
 733 Lượt xem
Tin liên quan
Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

Mẹ đang bị cúm cho con bú có an toàn không?
Mẹ đang bị cúm cho con bú có an toàn không?

Bài báo này được điều chỉnh dựa trên thông tin do Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) xuất bản và các khuyến nghị của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins.

6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc
6 cách hạ sốt cho trẻ mà không cần dùng thuốc

Để tránh sử dụng các loại thuốc hạ số như acetaminophen hoặc ibuprofen – hay khi không có sẵn thuốc – bạn hoàn toàn có thể thử các biện pháp can thiệp khác để hạ sốt cho bé.

Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống
Những loại thuốc không nên cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi uống

Luôn phải tham vấn ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con hoặc trẻ mới biết đi uống bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng xảy ra phản ứng phụ với thuốc hơn so với người lớn, vì vậy cho trẻ dùng thuốc theo toa hoặc không kê toa (OTC) - ngay cả thuốc "tự nhiên" hoặc "thảo dược" - là việc làm cần hết sức thận trọng.

Tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không?
Tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không?

Nhiều phụ huynh lo ngại tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không? Cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây