SỎI THẬN GÂY TIỂU RA MÁU, CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Các bạn thân mến!
Một trong những triệu chứng của bệnh sỏi thận chính là đi tiểu ra máu. Hôm nay bệnh viện ĐKQT Thu Cúc sẽ giải đáp cụ thể về hiện tượng tiểu ra máu và cách xử lý để các bạn được rõ.
1. TIỂU MÁU LÀ GÌ?
Tiểu máu là khi máu hòa lẫn cùng nước tiểu khiến nước tiểu có màu đỏ, hồng… Đây thực chất là hậu quả do các tổn thương hoặc bệnh lý khác. Tiểu máu được chia thành 2 dạng:
- Tiểu máu toàn phần/đại thể: có thể nhận biết bằng mắt thường, nước tiểu đỏ hoặc cục máu đông
- Tiểu máu vi thể: khó quan sát được bằng mắt thường, màu sắc nước tiểu không nhận thấy rõ ràng, chỉ phát hiện các tế bào máu khi soi nước tiểu dưới kính hiển vi
2. TẠI SAO BỊ SỎI THẬN LẠI TIỂU RA MÁU?
Sỏi thận là các tinh thể cứng xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như đài thận, bể thận hoặc có thể bị mắc lại ở điểm nối thận – niệu quản. Những viên sỏi thận lớn, rất cứng, có cạnh sắc nhọn khi di chuyển theo dòng chảy nước tiểu sẽ cọ xát vào niêm mạc tiết niệu và gây tổn thương, chảy máu. Ngoài ra, nếu sỏi thận rơi xuống các vị trí hiểm hóc trong niệu quản, niệu đạo có thể gây chảy máu toàn thể.
3. SỎI THẬN TIỂU RA MÁU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Sỏi thận tiểu ra máu nếu được can thiệp sớm thường không gây hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng nhiều đến chức năng tiết niệu kèm theo tình trạng mất máu, thiếu máu nếu tiểu ra máu toàn phần. Sỏi cọ xát làm tổn thương niêm mạc thận, niệu quản sẽ là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn phát triển gây viêm tiết niệu.
4. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT SỎI THẬN TIỂU RA MÁU:
Tiểu máu có thể là do sỏi thận hoặc cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh khác, nếu có dấu hiệu tiểu máu dài lâu, bạn cần thăm khám kỹ lưỡng, thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp CT, chụp X- quang, siêu âm ổ bụng... để biết chính xác.
5. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VÀ NGĂN NGỪA SỎI THẬN TIỂU RA MÁU.
Tiểu máu là một triệu chứng, cho nên bạn cần xác định đúng căn nguyên để ngăn ngừa và điều trị. Bạn cần thăm khám hệ tiết niệu thường xuyên, nếu phát hiện ra sỏi thì cần điều trị kịp thời để tránh được những biến chứng nguy hiểm về sau.
Hiện tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc có sự đầu tư máy móc, công nghệ cao và áp dụng tất cả phương pháp tán sỏi mới nhất có thể xử trí tất cả các loại sỏi từ nhỏ đến to một cách êm ái, nhẹ nhàng, nhanh chóng.
Ngoài ra, Thu Cúc còn có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, đặc biệt là bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên - Phó giám đốc bệnh viện Thu Cúc đồng thời phụ trách khoa Ngoại tiết niệu với hơn 30 năm kinh nghiệm. Do đó, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm và thoải mái khi đến thăm khám và điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu tại Thu Cúc.
Hãy inbox/comment ngay tại đây để đặt lịch khám và điều trị sỏi tiết niệu cùng chuyên gia hàng đầu tại Thu Cúc nhé!
----------------------------------
BỆNH VIỆN THU CÚC – HỘI TỤ ƯU THẾ VÀNG TRỞ THÀNH BỆNH VIỆN SỐ 1 VỀ TÁN SỎI
“Bàn tay vàng” trong lĩnh vực sỏi tiết niệu trực tiếp triển khai chuyên môn.
Làm chủ tất cả các phương pháp tán sỏi hiện đại nhất, không đau, không phẫu thuật.
Chăm sóc tận tình chu đáo như người nhà.
Sỏi thận là những khối cứng hình thành do khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng ở thận. Tiêu chảy không phải một triệu chứng của sỏi thận nhưng có thể xảy ra sau phẫu thuật loại bỏ sỏi thận. Sỏi thận có thể gây ra một số triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn và nôn.
Bất kỳ ai cũng có thể bị sỏi thận nhưng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao hơn.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng việc uống bổ sung collagen có thể gây hại cho thận và làm tăng nguy cơ sỏi thận. Điều này có đúng hay không?
Sỏi thận được chia làm 4 loại chính là sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi struvite (magie amoni photphat) và sỏi cystin. Mỗi loại sỏi thận có hình dạng khác nhau do sự khác biệt về đặc điểm về tinh thể khoáng chất.
Có nhiều phương pháp được sử dụng để phát hiện sỏi thận và một trong số đó là chụp X-quang. Bài viết này sẽ giải thích khi nào cần chụp X-quang để chẩn đoán sỏi thận và một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thay thế cho chụp X-quang.