1

Phục hồi chức năng cho trẻ bị vẹo cổ bẩm sinh - Bệnh viện 108

Vẹo cổ bẩm sinh (Xơ hoá cơ ức đòn chũm) là tình trạng cơ ức đòn chũm bị xơ hoá một phần do tư thế bào thai hoặc tai biến khi sinh dẫn đến hạn chế tầm vận động của cột sống cổ.

Dấu hiệu:

Dấu hiệu sớm (ngay sau sinh đến 3 tháng tuổi):

  • Khối xơ ở cơ ức đòn chũm, hạn chế tầm vận động cột sống cổ, đầu trẻ nghiêng sang bên có khối xơ, hạn chế nghiêng sang bên lành và xoay hai bên.

Dấu hiệu muộn (sau 3 tháng tuổi):

  • Khối u ở cơ ức đòn chũm kích thước lớn, vẹo cổ, đầu trẻ nghiêng sang bên có khối u, hạn chế vận động cột sống cổ, các đốt sống cổ bị biến dạng, lác mắt, teo nửa mặt bên có khối u.

Nguyên tắc phục hồi:

  • Can thiệp sớm ngay sau sinh hoặc ngay sau khi phát hiện thấy khối xơ.
  • Hướng dẫn cho mẹ bệnh nhân tập tại nhà trong 3 tháng đầu
  • Khám thường quy sau 1, 2, 3 tháng cho đến khi khỏi
  • Điều trị tại khoa Phục hồi chức năng sau 3 tháng tuổi nếu kết quả kém

Các phương pháp:

Vận động trị liệu:

Bài tập 1: Xoa bóp, day cơ ức đòn chũm.

  • Một tay KTV cố định khớp vai bên bệnh.
  • Tay kia: dùng 1 hoặc 2 ngón tay xoa day trên khối xơ tịnh tiến theo chiều kim đồng hồ.
  • Thời gian: Mỗi lần 5-10 phút, thực hiện 3-4 lần/ngày

 Bài tập 2: Kéo giãn cơ ức đòn chũm

  •  Một tay KTV cố định khớp vai bên bệnh.
  • Tay kia: đặt lên đầu trẻ bên bệnh, bàn tay tỳ nhẹ vào đầu trẻ và kéo xuống từ từ, nhẹ nhàng.
  •  Thời gian: Giữ khoảng 15-30 giây, sau đó thả lỏng, làm lại như trên 2-4 lần, thực hiện 3-4 lần/ ngày.

 Bài tập 3: Xoay đầu trẻ

  • Một tay KTV cố định khớp vai bên lành
  • Tay kia đặt lên đầu trẻ bên lành, bàn tay tỳ nhẹ vào đầu trẻ, từ từ xoay đầu trẻ đưa cằm về gần vai bên bệnh
  • Thời gian: Giữ khoảng 15-30 giây, sau đó thả lỏng, làm lại như trên 2-4 lần, thực hiện 3-4 lần/ngày

Bài tập 4: Đặt trẻ nằm nghiêng hai bên

  •  Đặt nằm nghiêng hai bên bằng cách dùng gối dài kê ở phía sau lưng (qua vai, hông) để  đảm bảo  trẻ  nằm nghiêng hoàn  toàn (tránh  nằm ngửa, nghiêng đầu).
  •  Khi nằm nghiêng sang bên không có khối xơ thì không kê gối dưới đầu.
  •  Khi nằm nghiêng sang bên có khối xơ thì kê gối tam giác dưới đầu.
  •  Thay đổi tư thế nằm nghiêng sang từng bên (sau mỗi bữa ăn hoặc 2 giờ một lần).

Điện trị liệu

  •  Dùng dòng điện thấp tần một chiều không đổi điện di thuốc KI vào khối xơ với mục đích làm mềm khối xơ.
  •  Chỉ định: Trẻ > 3 tháng
  •  Cường độ: 0,1-0,5 mA/1cm2 điện cực
  • Thời gian: Ngày một lần, mỗi lần 15-20 phút. Một đợt điều trị 15-20 lần.

Dụng cụ chỉnh hình

  • Mục đích: Giữ cho đầu ở vị trí trung gian.
  • Chỉ định: Sau khi phẫu thuật kết hợp với vận động trị liệu, điện trị liệu.
  • Loại dụng cụ: Đai cổ mềm.

Phẫu thuật

  • Chỉ định: Trẻ trên 2 tuổi, vẹo cổ nặng đã điều trị các phương pháp khác không có kết quả, cơ ức đòn chũm bị co ngắn và chắc, không quay được cổ sang bên có khối cơ xơ.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?

Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1578 lượt xem

Trẻ sinh non 34 tuần, 4 tháng đi ngoài phân xanh đen, bết dính và nặng mùi là bị làm sao?

Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2296 lượt xem

Trẻ sinh non chỉ nặng 2,2kg cần uống sữa công thức gì cho mau lớn?

Con em sinh non lúc thai kỳ mới 33 tuần 5 ngày. Hiện tại bé chỉ nặng 2,2kg. Sữa mẹ rất ít nên em muốn bổ sung sữa ngoài cho bé mau lớn. Bác sĩ tư vấn giúp em dòng sữa nào có đủ chất và giúp bé tăng cân không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2874 lượt xem

Trẻ sinh non 36 tuần chỉ nặng 1,7kg, sau 8 tuần nặng 4,3kg và bú ít đi có sao không?

Bé nhà em sinh non khi em mới được 36 tuần. Bé nặng 1,7kg. Sau 8 tuần, bé nặng 4,3kg. Bé nhà em cứ ngậm ti mẹ là ngủ, bú không no nên em cho bé bú bình bằng sữa mẹ vắt ra. Tháng đầu tiên cứ 2 tiếng bé bú một lần, mỗi cữ bú khoảng từ 70-80ml. Nhưng 2 tuần trở lại đây, bé bú ít đi, 3 tiếng mới bú một lần, mỗi cữ chỉ được 40-50ml, cho bú nhiều hơn bé cũng ói ra hết. Bé bú ít và ngủ nhiều hơn. Bé nhà em bú ít đi như thế có sao không ạ? Và cho bé uống sữa trữ tủ lạnh có tốt không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1947 lượt xem

Trẻ sinh đôi 4 tháng tuổi nặng 5,8kg và 6,1kg có bị thiếu cân không?

Em sinh đôi 2 bé lúc 37 tuần rưỡi. Một bé nặng 2,5kg, bé còn lại nặng 2,7kg. Hiện nay 2 bé đã được 4 tháng rưỡi và cân nặng của các bé lần lượt là 5,8kg và 6,1kg. 2 bé có chiều cao khoảng 60cm. Mỗi ngày các bé bú khoảng 700ml sữa ạ. Cho em hỏi các bé như vậy có bị thiếu cân không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  840 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 614 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 856 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 608 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12098 Lượt xem
VÀNG DA SINH LÝ vs VÀNG DA BỆNH LÝ VÀNG DA SINH LÝ vs VÀNG DA BỆNH LÝ 05:09
VÀNG DA SINH LÝ vs VÀNG DA BỆNH LÝ
 2 năm trước
 708 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh xơ nang (Cystic fibrosis - CF) ở trẻ sơ sinh
Bệnh xơ nang (Cystic fibrosis - CF) ở trẻ sơ sinh

Xơ nang (Cystic fibrosis - CF) là một bệnh di truyền, có thể đe dọa đến mạng sống của trẻ. Trẻ mắc bệnh xơ nang có một gen bị lỗi, ảnh hưởng đến chuyển động của muối natri clorua ở trong và ngoài một số tế bào nhất định.

Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh
Bệnh Nấm Da (Ringworm) Ở Trẻ Sơ Sinh

Nấm da phổ biến nhất ở trẻ em trên 2 tuổi, nhưng trẻ sơ sinh và người lớn cũng có thể mắc phải.

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì? Biểu hiện của bệnh này như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh
Bệnh cúm ở trẻ sơ sinh

Trẻ em dưới 5 tuổi - đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi - có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng nếu bị cúm. Mỗi năm khoảng 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện vì các biến chứng của cúm như viêm phổi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây