1

Phải kiểm soát hen liên tục - Bệnh viện Phổi trung ương

Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường thở, biểu hiện trên lâm sàng bằng những cơn khó thở, khò khè chủ yếu là thở ra.

Hiện nay, hen phế quản đang là vấn đề sức khoẻ toàn cầu. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở bất kì quốc gia nào trên thế giới. Đây là căn bệnh cả thế giới quan tâm. 

PV: Phó Giáo sư có thể cho biết một thực trạng mắc bệnh hen phế quản hiện nay?

PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung:

Tỉ lệ hen phế quản đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới, ước tính có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hiện nay. Dự tính vào năm 2025 có 400 triệu người mắc bệnh và cứ 10 năm lại tăng từ 25 đến 50%. Mỗi năm có khoảng 250.000 người tử vong do hen.

Ở Việt Nam hiện nay chưa có điều tra cơ bản nên chưa có con số thật cụ thể. Nhưng tỉ lệ mắc bệnh khá lớn, ước tính có khoảng 4 triệu người mắc bệnh trong đó trẻ em chiếm 10%, người lớn là 5% dân số cả nước. Trẻ em khi mắc bệnh thường phải nghỉ học, người lớn phải nghỉ làm. Đây là gánh nặng không chỉ cho gia đình mà còn ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, xã hội.

PV: Thưa Phó Giáo sư, xã hội ngày càng phát triển; điều kiên vật chất trang thiết bị y tế cũng ngày một tốt hơn, hiểu biết của con người cũng được nâng cao lên, vậy tại sao căn bệnh này vẫn có chiều hướng ngày càng gia tăng?

PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung:

  • Đây dường như là một nghịch lí. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội là sự xuất hiện và phát triển của nhiều ngành công nghiệp, môi trường càng bị ảnh hưởng và ô nhiễm.
  • Bên cạnh đó, công tác phòng chống hen chưa được đẩy mạnh và làm một cách triệt để.
  • Hơn nữa, áp lực công việc, các stress tâm lí trong cuộc sống cũng là một trong những yếu tố góp phần gia tăng tỉ lệ mắc bệnh.

PV: Bệnh hen không thể chữa khỏi hẳn nhưng hoàn toàn có thể phòng và kiểm soát được. Phó Giáo sư đánh giá như thế nào về công tác phòng chống và kiểm soát hen ở nước ta hiện nay?

PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung:

Hiện nay, công tác phòng chống hen ở Việt Nam được thực hiện khá tốt. Hầu hết các tỉnh đã triển khai công tác phòng chống hen tại cộng đồng. Chúng ta đã tổ chức được nhiều buổi tập huấn từ trung ương đến cơ sở đặc biệt hai khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Phối hợp với Dự án Phòng chống hen của Bộ Y tế, các trung tâm, khoa dị ứng miễn dịch lâm sàng, hô hấp, nhi và Hội Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng để có nhiều biện pháp trong phòng chống và kiểm soát hen hiệu quả.

Tuy nhiên, công tác này còn gặp nhiều khó khăn. Có thể nói trong phòng chống và kiểm soát hen, tuyên truyền cho người bệnh hen hiểu được về bệnh một cách cặn kẽ là rất quan trọng.

Điều này vừa có lợi cho bản thân người bệnh vừa có lợi cho xã hội, nhưng kinh phí cho công tác này còn eo hẹp; các hình thức tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng hiểu biết về hen chưa thật sinh động, cụ thể và sát hợp với từng đối tượng.

Các phòng tư vấn về hen phế quản chưa phát triển rộng khắp. Do đó, bản thân người bị hen cũng chưa hiểu thấu đáo về bệnh; bi quan không quan tâm đến việc kiểm soát bệnh. Đối với bệnh hen, nếu làm tốt thì người bệnh hoàn toàn có thể trở lại cuộc sống bình thường. Quan trọng nhất là nhận thức của người dân. Bởi muốn khống chế được hen, phải kiểm soát liên tục.

Mặt khác, đội ngũ cán bộ y tế về hen còn hạn chế và cũng chưa thật chuyên sâu về căn bệnh này. Việc tăng cường đào tạo cán bộ y tế về hen là điều cần thiết nhằm nâng cao chất lượng kiểm soát hen trên phạm vi cả nước.

Một khó khăn nữa hiện nay là chúng ta chưa có những con số cụ thể về người mắc bệnh hen nên các biện pháp phòng chống hen chưa sát hợp với thực tiễn. Các địa phương chưa nắm được bệnh nhân hen để quản lí. Điều kiện phòng chống hen đặc biệt các thuốc phòng chống hen hiện còn khá đắt, chưa hợp với mức sống của nhiều người.

PV: Thưa Phó Giáo sư, ngày Phòng chống hen năm nay có điểm gì khác so với các năm trước? Mục tiêu ngày Hen toàn cầu hướng đến là gì?

PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung:

Chương trình phòng chống hen toàn cầu lấy ngày 2/5/2006 là ngày Hen toàn cầu với mục tiêu "Những nhu cầu chưa được đáp ứng của hen phế quản" cho đến nay, các chương trình này cũng không nằm ngoài mục tiêu làm thế nào để người hen dễ thở hơn. Các mục tiêu cụ thể của ngày Hen toàn cầu năm nay là:

Kiểm soát hen ở cộng đồng. Đây là vấn đề rất quan trọng. Phải quản lí được những người bị hen, tuyên truyền giáo dục trang bị cho họ những kiến thức cơ bản để có thể kiểm soát được bệnh của mình, tránh các tác nhân gây khởi phát cơn hen như phấn hoa, khói bụi, lông súc vật, các hoá chất có mùi mạnh, các stress...

Người mắc bệnh hen không thể chữa khỏi hẳn nhưng có thể kiểm soát để không lên cơn hen và chung sống với bệnh một cách vui vẻ. Theo thống kê có 85% các trường hợp tử vong do hen có thể tránh được nếu biết quan tâm và phòng chống.

Tăng cường đào tạo cán bộ y tế để hiểu biết của người dân về bệnh được nâng lên. Thành lập các phòng tư vấn hen ở các bệnh viện từ trung ương đến địa phương; thành lập các câu lạc bộ hen phế quản để những người bị hen và những người muốn hiểu biết về hen có thể tìm hiểu cùng nhau chia sẻ nhằm kiểm soát hen một cách hiệu quả nhất.

PV: Xin chân thành cảm ơn Phó Giáo sư !

Nguồn: Bệnh viện Phổi trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? 01:57
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào?
 Hàng năm có khoảng 450 triệu người trên thế giới bị viêm phổi, đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người,...
 3 năm trước
 658 Lượt xem
Sử dụng máy KOKO 1000 tự động kiểm tra và đánh giá chức năng hô hấp Sử dụng máy KOKO 1000 tự động kiểm tra và đánh giá chức năng hô hấp 03:26
Sử dụng máy KOKO 1000 tự động kiểm tra và đánh giá chức năng hô hấp
KOKO 1000 là máy đo chức năng hô hấp hiện đại của thương hiệu nSpire, Mỹ, được các Bác sĩ tại BVĐK Phương Đông chỉ định trong các trường hợp...
 3 năm trước
 1003 Lượt xem
Tin liên quan
Viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, thường là sau khi bị nhiễm trùng hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Nếu bạn cho rằng con của bạn có thể bị viêm phổi, hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay.

Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?
Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?

Triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp thường có tính tương đồng, điều này gây khó khăn và trở ngại trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây