1

Phác đồ điều trị rối loạn lipid máu

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch. Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ tim mạch này thuộc nhóm nguy cơ có thể thay đổi được dựa trên phác đồ điều trị rối loạn lipid máu.

1. Định nghĩa rối loạn lipid máu

 

Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol, Triglycerid (TG) có trong huyết tương hoặc tăng cả hai, hoặc tình trạng giảm nồng độ lipoprotein phân tử lượng cao (HDL-C), hoặc tăng nồng độ lipoprotein phân tử lượng thấp (LDL-C), làm tăng quá trình xơ vữa động mạch.

Tăng Cholesterol trong huyết tương:

  • Bình thường: Cholesterol máu < 5,2 mmol/l (< 200 mg/dl)
  • Tăng giới hạn: Cholesterol máu từ 5,2 - 6,2 mmol/l (200 – 239mg/dl)
  • Tăng cholesterol máu: >6,2 mmol/l (>240 mg/dl)

Tăng Triglycerid trong máu:

  • Bình thường: Triglycerid trong máu <1,7 mmol/l (<150 mg/dl).
  • Tăng giới hạn: Triglycerid trong máu từ 1,7-2,25 mmol/l (150-199 mg/dl).
  • Tăng Triglycerid: Triglycerid trong máu từ 2,26 – 5,64mmol/l (200 - 499mg/dl).
  • Rất tăng: Triglyceride trong máu > 5,65 mmol/l (> 500 mg/dl).

Giảm HDL-C - Lipoprotein có tính bảo vệ thành mạch, giảm HDL-C là có nguy cơ cao với xơ vữa động mạch:

  • Bình thường: HDL-C > 0,9 mmol/l.
  • Khi HDL-C < 0,9 mmol/l (<35mg>
Phác đồ điều trị rối loạn lipid máu
Lipid máu HDL-C - Lipoprotein và LDL–C - Lipoprotein

Tăng LDL–C - Lipoprotein làm tăng quá trình xơ vữa:

  • Bình thường: LDL-C <3,4 mmol/l (<130 mg/dl)
  • Tăng giới hạn: LDL-C từ 3,4 – 4,1 mmol/l (130-159 mg/dl)
  • Tăng nhiều: LDL-C > 4,1 mmol/l (>160 mg/dl)

Rối loạn lipid máu hỗn hợp:

  • Rối loạn lipid máu hỗn hợp là khi Cholesterol > 6,2 mmol/l và Triglycerid trong khoảng 2,26 – 4,5mmol/l.

2. Điều trị rối loạn lipid máu

 

2.1 Nguyên tắc điều trị tăng lipid máu

Điều trị rối loạn lipid máu phải kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc. Thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên, bao gồm tăng cường tập luyện - vận động thể lực, nhất là những người làm công việc tĩnh tại, điều chỉnh chế độ tiết thực phù hợp với thể trạng và tính chất công việc.

Thuốc làm giảm lipid máu

Thay đổi lối sống sau 2-3 tháng mà không đem lại hiệu quả như mong muốn thì cần chỉ định điều trị rối loạn lipid máu với các loại thuốc làm hạ lipid máu.

2.2 Thuốc điều trị rối loạn lipid máu

  • Nhóm statin (HMG - CoA reductase inhibitors)

Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế enzym Hydroxymethylglutaryl CoA Reductase, đây là một enzym tổng hợp Cholesterol toàn phần, làm giảm Cholesterol toàn phần nội sinh, kích thích tăng tổng hợp thụ thể LDL-c từ đó tăng thu giữ LDL-c tại gan. Kết quả làm giảm LDL-C, VLDL, cholesterol toàn phần, Triglycerid và tăng HDL-C. Ngoài ra nhóm thuốc statin còn giảm quá trình viêm của nội mạc mạch máu, giúp thoái hóa mảng xơ vữa, tăng tổng hợp nitric oxide của tế bào nội mạc.

Chỉ định điều trị: tăng LDL-c, tăng Cholesterol toàn phần.

  • Nhóm fibrate

Tác dụng: làm giảm Triglycerid. Ngoài ra các thuốc nhóm fibrat cũng làm tăng HDL-C.

Một số hoạt chất thuộc nhóm fibrat: Gemfibrozil, Clofibrate

Chỉ định điều trị: tăng Triglycerid.

  • Nhóm acid Nicotinic (Niacin, vitamin PP).

Thuốc có tác dụng làm giảm Triglycerid do ức chế phân hủy từ tổ chức mỡ và giảm tổng hợp Triglycerid ở gan, ức chế tổng hợp và ester hóa acid béo tại gan, tăng thoái biến apoB, giảm VLDL, giảm LDL-C và tăng HDL-C (do giảm thanh thải apoA-I).

Chỉ định điều trị: tăng LDL-C, giảm HDL-C, tăng Triglycerid.

  • Nhóm Resin

Cơ chế tác dụng: Resin trao đổi ion Cl- với acid mật, tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol, làm tăng bài tiết mật và giảm cholesterol ở gan, kích thích tổng hợp các thụ thể LDL-C và tăng thải LDL-C.

Một số hoạt chất thuộc nhóm Resin: Cholestyramin, Colestipol, Colesevelam

Chỉ định điều trị trong trường hợp tăng LDL-C.

  • Thuốc Ezetimibe

Cơ chế tác dụng: thuốc ức chế hấp thụ Cholesterol toàn phần tại ruột, làm giảm LDL-C và tăng HDL-C.

Chỉ định điều trị: tăng cholesterol LDL-C.

  • Omega 3 (dầu cá)
Phác đồ điều trị rối loạn lipid máu
Dầu cá có tác dụng tăng dị hóa Triglycerid ở gan giúp giảm cân và duy trì cân nặng

Cơ chế tác dụng: Tăng dị hóa Triglycerid ở gan.

Chỉ định trong trường hợp tăng Triglycerid.

Ngoài việc áp dụng phác đồ điều trị rối loạn lipid máu theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cần kết hợp tập luyện và vận động thể lực để giúp giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng, giảm Cholesterol toàn phần, Triglycerid, LDL-c và Tăng HDL-c, đồng thời giúp kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp. Thời gian tập luyện - vận động thể lực khoảng 30 -45 phút/ngày, 5 ngày/tuần, cường độ và thời gian tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, đặc biệt là những người có bệnh lý huyết áp, mạch vành, suy tim...

Trong thời gian điều trị rối loạn lipid máu, người bệnh cần có chế độ tiết thực hợp lý để phòng ngừa biến chứng rối loạn lipid máu:

  • Hạn chế năng lượng đặc biệt là những người béo phì.
  • Hạn chế mỡ chứa nhiều acid béo bão hòa như mỡ thịt heo, thịt bò, thịt cừu...
  • Giảm cholesterol có trong lòng đỏ trứng, bơ, tôm... Tăng lượng acid béo không bão hòa trong các loại thực vật như dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu bắp, mỡ cá...
  • Khẩu phần ăn có sự cân đối giữa glucid, lipid và protid, tránh dùng nhiều glucid (tỉ lệ hợp lý là: năng lượng do glucid cung cấp chiếm khoảng 50% năng lượng của phần ăn, của lipid chiếm khoảng 30% và protid chiếm khoảng 20%).
  • Hạn chế bia rượu.
  • Bổ sung chất xơ, vitamin, yếu tố vi lượng từ các loại rau, củ, quả.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 727 Lượt xem
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây