1

Những thực phẩm tốt cho người bệnh gout - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bệnh gout

  • Bệnh gout là bệnh viêm khớp gây ra bởi sự lắng đọng của tinh thể urat ở phần sụn khớp, gân, mô.
  • Nguyên nhân là do ăn thừa chất đạm (purin) như ăn nhiều thịt, các loại cá như cá hồi, cá thu, tôm, cua, gan, tim, cật, lạp xưởng, đồ hộp...

Điều trị

Ngoài dùng thuốc điều trị, việc sử dụng một số thực phẩm và thảo dược trong khẩu phần ăn mỗi ngày cũng rất cần thiết cho bệnh nhân gout.

1. Quả anh đào (cherries), loại quả chua chứa hàm lượng vitamin C cao (12%).

  • Theo kết quả nghiên cứu của nhóm khoa học thuộc Trường đại học British Columbia ở Vancouver, Canada vừa công bố, vitamin C rất hiệu quả trong việc làm giảm lượng axit uric trong máu.
  • Người bị gout mỗi ngày ăn tối thiểu nửa ký sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt đau. Tuy nhiên giá loại quả này tương đối cao, vì vậy cũng có thể sử dụng quả sơri VN.

2. Quả dâu tây

  • Một chén dâu tây tương đương 144 gam chỉ cung cấp 45 calories nhưng là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời về hàm lượng vitamin C (82mg) và flavonoids.
  • Không chỉ làm đẹp da, chống lão hóa, vitamin C trong dâu tây giúp ngăn ngừa bệnh gout rất hiệu quả.

3. Quả kiwi 

  • Có nhiều vitamin A, C, E giúp phòng chống nhiều bệnh.
  • Là trái cây có nhiều dinh dưỡng, kiwi chứa nhiều kali và hàm lượng vitamin C cao hơn cam.
  • Có thể ăn quả tươi, trái cây hỗn hợp, trộn xà lách... tốt cho người bị gout.

4. Quả dứa (thơm) 

  • Trong thành phần của quả có rất nhiều đường, axit hữu cơ như axit citric, axit malic, nhiều vitamin A, B và đặc biệt là hàm lượng vitamin C cao (60%), nhiều khoáng tố vi lượng và men tiêu hóa bromelin.
  • Dịch chiết quả thơm có tính bổ dưỡng, dễ tiêu, lợi tiểu, giảm xơ cứng động mạch, sỏi thận, viêm khớp, bệnh gout... Dùng dịch ép tươi hoặc ăn quả chín.

5. Cây râu mèo (cây bông bạc)

  • Dùng lá và búp non phơi khô, trong lá có chứa chất orthosiphonin dễ tan trong nước.
  • Nước sắc râu mèo có tác dụng làm tăng lượng nước tiểu, tăng lượng clorua, thúc đẩy sự bài tiết urê và axit uric trong nước tiểu, phòng ngừa bệnh gout...
  • Ngày dùng 6-12 gam lá khô pha trong nửa lít nước, đun sôi chia hai lần uống trong ngày, uống lúc còn nóng, trước khi ăn cơm 15-20 phút, uống liên tiếp trong tám ngày, sau đó nghỉ 2-4 ngày.
  • Mùi thơm như chè, vị đắng nhẹ.

6. Cây trạch tả (cây mã đề nước). 

  • Dùng rễ củ phơi khô, có chứa tinh dầu, chất nhựa, tinh bột và protid.
  • Giống như râu mèo, nước sắc trạch tả cũng giúp tăng lượng urê và axit uric đào thải trong nước tiểu, nó còn được dùng làm thuốc thông tiểu chữa thủy thũng, viêm thận và sỏi thận.
  • Mỗi ngày 10-20 gam sắc uống.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Chế độ ăn uống dành cho người bị gút: Nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn uống dành cho người bị gút: Nên ăn gì, kiêng gì?

Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây triệu chứng sưng và đau đớn dữ dội ở các khớp. Có thể kiểm soát bệnh gút bằng cách dùng thuốc, kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống và thay đổi lối sống.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây