Những hiểu biết chung về bệnh suy giãn tĩnh mạch - bệnh viện 108
Bệnh viện 108
15:42 +07 Thứ ba, 11/05/2021
Giãn tĩnh mạch
- Giãn tĩnh mạch là bệnh lý khá phổ biến. Theo thống kê của Tổ chức Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ, hiện nay có khoảng 10-20% đàn ông và 25-33% phụ nữ Mỹ bị suy giãn tĩnh mạch.
- Đây là tình trạng các tĩnh mạch bị giãn ra, phồng lên, có thể nằm nông và nổi ngoằn ngoèo dưới da, màu tím hoặc xanh, thường xuất hiện ở chân, một số trường hợp thấy cả ở âm hộ hay trực tràng (bệnh trĩ).
Yếu tố nguy cơ
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh giãn tĩnh mạch.
- Giới tính: gặp ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông.
- Tuổi: tuổi càng cao thì nguy cơ bị giãn tĩnh mạch càng tăng.
- Béo phì.
- Mang thai: do thay đổi hormone, thai đôi hoặc đa thai.
- Nghề nghiệp phải đứng nhiều, ít di chuyển (như giáo viên).
Biểu hiện trên siêu âm
- Siêu âm 2D: đường kính tĩnh mạch tăng lên.
- Siêu âm Doppler màu: xuất hiện dòng chảy ngược bệnh lý khi làm nghiệm pháp dồn đẩy máu, gia tăng cả về thời gian hiện diện lẫn lưu lượng.
- Siêu âm Doppler xung: khi thực hiện nghiệm pháp dồn đẩy máu, phổ Doppler có sự gia tăng đồng loạt các giá trị vận tốc và thời gian diễn ra dòng chảy ngược.
Mức độ nguy hiểm
- Tuy giãn tĩnh mạch có thể gây ngứa hay đau, thậm chí chảy máu (do da vùng này trở nên mỏng và dễ tổn thương) nhưng đây không phải là bệnh cấp tính, chưa gây hại ngay lập tức trong thời gian ngắn.
- Khi hình thành huyết khối, khu vực quanh chỗ giãn tĩnh mạch trở nên nóng, đỏ và đau hơn.
- Huyết khối tĩnh mạch nông thường không quá nguy hiểm.
- Bệnh nhân cần phải được điều trị ngay bằng kháng sinh, đặc biệt người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt nếu một trong hai chân sưng to bất thường, có vết loét hoặc vùng da gần tĩnh mạch đổi màu.
Dự phòng
- Tập thể dục hoặc đi bộ thường xuyên mỗi ngày giúp hỗ trợ, cải thiện hệ tuần hoàn.
- Kê cao chân khi ngồi và cả trong lúc ngủ.
- Hạn chế đứng hoặc ngồi một tư thế trong thời gian dài.
- Không đi giày cao gót.
- Khi ngủ nên nằm nghiêng sang trái.
- Duy trì mức cân nặng phù hợp trong các tháng của thai kỳ.
- Bổ sung vitamin hàng ngày bằng chế độ ăn uống cân bằng trong thời kỳ mang thai sẽ giữ cho hệ tĩnh mạch khỏe mạnh.
- Ăn nhiều thực phẩm có vitamin C, đây là nguyên liệu mà cơ thể sử dụng để sản xuất collagen và elastin (mô liên kết) giúp sửa chữa và duy trì sức bền của thành mạch máu.
Các phương pháp điều trị
- Sử dụng tất y tế
- Để ngăn chặn máu ứ trệ ở chân, vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường, bệnh nhân nên đi tất ngay lúc đang nằm, và sử dụng cả ngày.
- Tiêm xơ tĩnh mạch (kéo dài 4 đến 6 tuần, sau đó kết hợp với dùng tất y tế),
- Đốt bằng sóng cao tần
- Đốt laser nội mạch
- Phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn.
Nguồn: Bệnh viện 108
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
01:57
TĂNG HUYẾT ÁP MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
3 năm trước
855 Lượt xem
Tin liên quan
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim mạch ở nam giới
Bệnh tim mạch ở nam giới có những triệu chứng và dấu hiệu gì khác so với nữ giới?
Nếp gấp dái tai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch
Một dấu hiệu nhỏ như nếp gấp ở dái tai thì có liên quan gì đến bệnh tim mạch?
Nhiều người cao tuổi vẫn dùng aspirin hàng ngày để phòng bệnh tim mạch dù tiềm ẩn những rủi ro
Nhiều người vẫn chưa nắm rõ các thay đổi trong hướng dẫn về việc sử dụng aspirin để dự phòng ban đầu bệnh tim mạch. Vì thế mà aspirin vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi, đặc biệt đối với những người từ 60 tuổi trở lên, họ thường uống lượng nhỏ aspirin mỗi ngày. Việc dùng aspirin không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ chảy máu quá nhiều và thiếu máu.