1

Những bệnh gây khó thụ thai ở phụ nữ - Bệnh viện Từ Dũ

Mang thai và sinh con là nhu cầu thiết thực và là thiên chức của người phụ nữ. Tuy nhiên, có một số chị em do những bệnh lý khác nhau có thể gây nên tình trạng khó thụ thai.

Điều kiện để thụ thai ở người phụ nữ là gì?

Để thụ thai được, vào ngày rụng trứng, nang noãn được phóng thích từ buồng trứng được loa vòi đón lấy và đưa vào lòng ống dẫn trứng. Giao hợp vào khoảng thời gian này, tinh trùng từ âm đạo người phụ nữ di chuyển qua cổ tử cung lên buồng tử cung và đến ống dẫn trứng.

Tại 1 phần 3 ngoài ống dẫn trứng, tinh trùng và noãn gặp nhau, khi đó hiện tượng thụ tinh xảy ra. Noãn đã thụ tinh được gọi là hợp tử,  phát triển dần và tạo thành phôi. Trong 5 ngày đầu sau thụ tinh, phôi di chuyển dần từ ống dẫn trứng về phía buồng tử cung nhờ vào các lông chuyển trên bề mặt niêm mạc ống dẫn trứng. Khi đến buồng tử cung, phôi làm tổ tại đây và phát triển dần thành bào thai.

Ngoài điều kiện về tinh trùng bình thường, một người phụ nữ muốn thụ thai tự nhiên, ngoài chất lượng tinh trùng, cần có:

  • Âm hộ, âm đạo và cổ tử cung có thể giao hợp được, cho phép tinh trùng di chuyển lên buồng tử cung.
  • Nang noãn từ buồng trứng được phóng ra vào ngày rụng trứng.
  • Ống dẫn trứng phải thông tốt, có đầy đủ chức năng từ loa vòi đến hoạt động của các lông chuyển.
  • Tử cung có thể giúp phôi làm tổ và bào thai phát triển được.

Những bệnh lý nào gây khó thụ thai ở phụ nữ?

Bệnh lý âm hộ, âm đạo và cổ tử cung: những bất thường ở âm đạo như màng trinh bít, vách ngăn ngang âm đạo, bất sản âm đạo, bít lỗ cổ tử cung. Trong những trường hợp này, các chị em không có kinh nguyệt, giao hợp khó khăn hoặc không thể  được. Các chị em cần đi khám và có thể được điều trị bằng phẫu thuật.

Bệnh lý buồng trứng:

Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN):

Là rối loạn liên quan đến mất cân bằng hormon và kháng insulin, gây nên rất nhiều triệu chứng: chu kì kinh không đều, không có kinh, rậm lông, mụn, thừa cân, rụng tóc, buồng trứng rất nhiều nang khi siêu âm…

Nguyên nhân gây nên hội chứng này là do buồng trứng không thể sản xuất các hormon theo đúng tỉ lệ bình thường, có thể dẫn đến trứng rụng thưa hoặc không rụng trứng, thường thể hiện qua tình trạng kinh nguyệt thưa (2-3 tháng hoặc vài năm mới có kinh một lần).

Phụ nữ bị buồng trứng đa nang thường là những người có sự gia tăng bất thường về nồng độ testosterone và LH,  những chất này sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn. Buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (từ 6 - 10 nang < 10mm) do nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng, do làm cho phụ nữ HCBTĐN giảm khả năng sinh sản. Các chị em bị các biểu hiện trên cần khám và được chữa trị phù hợp.

Áp xe 2 buồng trứng:

Là tình trạng tụ mủ và các tác nhân gây nhiễm trùng ở 2 buồng trứng. Nguyên nhân thường bắt đầu từ nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục của cổ tử cung, sau đó lan rộng sang các buồng trứng và vòi trứng. Nhiễm trùng này rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến vô sinh.

Lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng:

Là tình trạng tuyến niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài lòng tử cung. Sự hiện diện của khối lạc nội mạc này làm thay đổi cấu trúc, giải phẫu buồng trứng và vùng chậu, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

Ung thư buồng trứng:

Là hiện tượng khối u ác tính xuất hiện ở buồng trứng, nơi sản sinh ra tế bào trứng đồng thời tiết ra hormone giới tính nữ là estrogen và progestrogen. Hầu hết bệnh nhân ung thư buồng trứng đều phát hiện ở giai đoạn muộn. Khi phát hiện ung thư buồng trứng, phương pháp điều trị là phẫu thuật cắt bỏ và hóa trị.

Suy buồng trứng sớm:

Là hiện tượng buồng trứng bị lão hóa trước tuổi, ngừng hoạt động chức năng ở phụ nữ từ sau tuổi dậy thì và trước 40 tuổi. Khi gặp tình trạng này, chị em sẽ có những biểu hiện hệt như phụ nữ lão hóa buồng trứng ở tuổi mãn kinh. Kéo theo đó chính là chu kỳ kinh nguyệt bất thường, loãng xương, trầm cảm, lo âu và nguy hiểm nhất là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản, thậm chí là vô sinh.

Nhân tố miễn dịch: Các bệnh tự miễn như viêm tuyến giáp tự miễn có thể đi kèm với suy buồng trứng sớm. 

Suy buồng trứng sớm do điều trị bệnh: Phụ nữ phải cắt cả hai bên hoặc một bên buồng trứng có thể khiến cho chức năng của buồng chứng bị rối loạn gây suy buồng trứng sớm trước tuổi 40.

Suy buồng trứng tự phát: Tự dưng bị tắt kinh cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của bệnh suy buồng trứng sớm, thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, biểu hiện lâm sàng: kinh nguyệt ít dần,thưa dần, đồng thời xuất hiện những triệu chứng ở thời kỳ mãn kinh như: bực bội, cáu gắt, khô âm đạo, bốc hỏa …  

Nhiễm virus: Những loại virus gây bệnh như virus herpes simplex (HSV), virus gây bệnh quai bị có thể gây viêm buồng trứng làm tổn hại đến buồng trứng gây suy buồng trứng sớm.  

Giảm cân quá mức: khiến lượng chất béo bên trong cơ thể bị giảm nhanh, ảnh hưởng đến lượng estrogen trong cơ thể, rối loạn kinh nguyệt, tắt kinh, buồng trứng bị suy sớm.

Thói quen sống không tốt: hút thuốc lá, uống rượu bia.

Căng thẳng quá mức: lâu dần có thể làm rối loạn chức năng thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến sự điều tiết nội tiết trong cơ thể, làm suy giảm chức năng buồng trứng sớm, giảm hormon estrogen khiến cho suy buồng trứng sớm.

Bệnh lý ống dẫn trứng: Do tắc nghẽn ống trứng, ứ dịch ống dẫn trứng và viêm dính vùng chậu: các tình trạng này xuất hiện có thể do nguyên nhân về các bệnh lý phụ khoa đã mắc phải như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, nhiễm trùng vùng chậu... hoặc có tiền căn phẫu thuật vùng chậu.

Bệnh lý tử cung.    

Bệnh lý nội mạc tử cung:

Polype nội mạc tử cung: là bệnh hình thành do sự phát triển quá mức của tuyến và mô đệm nội mạc tử cung. Kích thước polyp có thể từ vài milimet đến vài centimet, số lượng có thể một hoặc nhiều, cấu tạo có cuống hoặc không có cuống. Polyp lòng tử cung là một trong những nguyên nhân gây ra hiếm muộn ở nữ giới. Khi kích thước lớn, hay đa polyp ảnh hưởng tới sự di chuyển của tinh trùng và sự làm tổ của trứng.

Viêm nội mạc tử cung: là tình trạng viêm nhiễm trong buồng tử cung, thường xảy ra do một số thủ thuật can thiệp ở buồng tử cung không đảm bảo vô trùng như nạo hút thai, nạo sinh thiết, đặt vòng, lấy vòng. Bệnh cũng có thể xảy ra sau sinh, sau mổ lấy thai nếu có sót nhau hoặc ứ dịch lòng tử cung kéo dài...Viêm nội mạc tử cung nếu không được điều trị đúng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, dính tử cung, viêm phần phụ gây dính tắc vòi trứng và hậu quả cuối cùng là vô sinh do tinh trùng không gặp trứng để thụ tinh, trứng đã thụ tinh không về được tử cung làm tổ, tử cung không đảm bảo chức năng cho trứng làm tổ.

Ung thư nội mạc tử cung:

Là một ung thư phát triển từ nội mạc tử cung. Bệnh xảy ra hầu hết ở những người trên 50 tuổi, tuy nhiên cũng xuất hiện ở độ tuổi sinh sản. Nó là kết quả của sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm nhập, lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Các biểu hiện như ra máu âm đạo bất thường, khí hư nhiều, có mùi hôi, đau vùng chậu..

Dính buồng tử cung: Hiện tượng thành tử cung phía trước và phía sau dính vào với nhau do lớp đáy nội mạc tử cung bị tổn thương sâu được gọi là dính buồng tử cung. Nguyên nhân gây dính buồng tử cung như nạo phá thai, phẫu thuật buồng tử cung, lao sinh dục. Khi đó, nội mạc tử cung không thể tái tạo bình thường dẫn đến khả năng làm tổ của trứng sau khi thụ thai bị ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng.

Bệnh lý cơ tử cung

U xơ tử cung (UXTC) là loại u lành tính thường thấy nhất của tử cung. Khối u hình thành từ cơ trơn của tử cung. Hầu hết phụ nữ phát triển bệnh này trong độ tuổi sinh sản. Phần lớn UXTC không ảnh hưởng đế khả nang mang thai. Ước tính khoảng 5 – 10% phụ nữ có UXTC bị hiếm muộn. Những khối u có kích thước lớn, hoặc  ở những vị trí bất thường như dưới niêm mạc hoặc gần ống dẫn trứng sẽ gây khó thụ thai.

Lạc nội mạc trong cơ tử cung là một bệnh lý lành tính, thường gặp ở phụ nữ 35 - 50 tuổi chiếm tỉ lệ dao động khoảng 5-10%. Đây là tình trạng mô tuyến của lớp nội mạc tử cung hiện diện bên trong lớp cơ của tử cung. Triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng kinh rất dữ dội. Bệnh gây khó thụ thai và ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.

Sarcoma tử cung hiếm gặp, chỉ chiếm 1-3% các trường hợp ung thư tử cung, tuy nhiên mức độ nguy hiêm và tái phát cao, thậm chí ngay cả khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, chỉ giới hạn ở tử cung, khiến nó trở thành một trong số những bệnh ác tính trầm trọng nhất trong phụ khoa. Nhìn chung bệnh thường được phát hiện muộn, bệnh thường được chẩn đoán sau khi có kết quả tế bào ỏ những phụ nữ được bóc nhân xơ hay cắt tử cung vì u xơ.

Các chị em khi lập gia đình nên khám phụ khoa định kỳ để bác sĩ phát hiện sớm và điều trị những bệnh lý có thể ảnh hưởng đến việc thụ thai. Từ đó, mình có thể thực hiện được thiên chức của người phụ nữ và mang lại hạnh phúc cho gia đình.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1103 lượt xem

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1157 lượt xem

Mang thai khi có các bệnh về tử cung có nguy hiểm không?

- Thưa bác sĩ, tôi đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai. Hiện tôi có các bệnh về tử cung thì việc mang thai có gây nguy hiểm cho tôi và thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  788 lượt xem

Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1005 lượt xem

Có thể tập luyện vào những ngày dễ thụ thai nhất không?

- Thưa bác sĩ, tôi có thể tập luyện vào những ngày nhạy, dễ thụ thai nhất không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  803 lượt xem
Tin liên quan
Bệnh lupus ban đỏ: Những điều cần biết trước khi mang thai
Bệnh lupus ban đỏ: Những điều cần biết trước khi mang thai

Nhiều bác sĩ coi việc mang bầu là quá nguy hiểm đối với bất kỳ phụ nữ nào mắc lupus ban đỏ hệ thống và họ thường không được khuyến khích sinh con vì mang thai có nguy cơ khiến cho các triệu chứng lupus tồi tệ hơn kèm theo tăng nguy cơ biến chứng.

Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai
Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai

Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.

Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?

Bị tiểu đường nhưng không kiểm soát được trước khi thụ thai có thể tạo ra những khác biệt lớn trong kết quả thai kỳ.

Bệnh ung thư của tôi đang thuyên giảm, cần lưu ý gì trước khi mang thai?
Bệnh ung thư của tôi đang thuyên giảm, cần lưu ý gì trước khi mang thai?

Hầu hết phụ nữ đã được điều trị ung thư và hiện tại không còn bệnh đều có thể tự tin mang thai.

Bệnh lupus ban đỏ ảnh hưởng đến thai nhi như nào?
Bệnh lupus ban đỏ ảnh hưởng đến thai nhi như nào?

Mẹ bị lupus thì con cũng sẽ bị bệnh này phải không? Em bé sẽ gặp phải những vấn đề gì nếu mẹ bị Lupus? Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề bệnh lupus ban đỏ ảnh hưởng đến thai nhi trong bài viết sau đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây