Nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh có chữa được không
1. Phân loại nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh được phân loại là:
- Khởi phát sớm (sau sinh đến 3 ngày)
- Khởi phát muộn (từ ngày thứ 4 trở lên)
1.1 Nhiễm trùng huyết khởi phát sớm
85% xuất hiện trong vòng 24 giờ (tuổi khởi phát trung bình 6 giờ), 5% xuất hiện sau 24-48 giờ, và một tỷ lệ ít hơn xuất hiện trong 48-72 giờ. Khởi phát nhanh nhất ở trẻ sinh non.
- Nhiễm trùng huyết khởi phát sớm có liên quan đến vi sinh vật từ mẹ
- Nhiễm trùng có thể xảy ra do lây qua đường máu, qua nhau thai/dịch ối của người mẹ bị nhiễm trùng hoặc phổ biến hơn là lây nhiễm từ cổ tử cung (ngược dòng)
- Nhiễm trùng huyết khởi phát sớm nếu bé tiếp xúc với một số loại vi khuẩn gần/trong khi sinh
- Các yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng huyết khởi phát sớm bao gồm:
- Vỡ màng ối sớm
- Nhiễm trùng ở mẹ (chẳng hạn như viêm màng đệm)
- Sự hiện diện của liên cầu nhóm tan máu nhóm B (GBS) ở tại đường sinh dục âm đạo hay đường tiểu của mẹ
- Đẻ non
- Nguy cơ nhiễm trùng huyết cao hơn nếu màng ối vỡ sớm trước chuyển dạ hay rỉ ối 18 giờ trước khi sinh hoặc nếu người mẹ bị nhiễm trùng (đặc biệt là đường tiết niệu hoặc niêm mạc tử cung)
- Các loại vi khuẩn phổ biến nhất gây nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian mới sinh là Escherichia coli và GBS, chúng thường mắc phải khi đi qua đường sinh. Nhiễm trùng huyết do GBS là nguyên nhân hàng đầu của nhiễm trùng huyết khởi phát sớm. Nếu sàng lọc cho thấy GBS hoặc nếu người mẹ trước đó đã sinh một đứa trẻ sơ sinh bị nhiễm GBS, thì người mẹ sẽ được dùng kháng sinh khi chuyển dạ (trong 4 giờ trước sinh). Mặc dù trẻ sơ sinh có thể cần được theo dõi thêm trong bệnh viện và có thể xét nghiệm máu để kiểm tra nhiễm trùng, nhưng trẻ sơ sinh chỉ được dùng kháng sinh khi mẹ có các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng và con có các triệu chứng gợi ý nhiễm trùng
1.2 Nhiễm trùng huyết khởi phát muộn
- Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng huyết giai đoạn muộn nếu bé tiếp xúc với một số loại vi khuẩn trong bệnh viện..., trong môi trường sống (sau sinh).
- Các yếu tố nguy cơ quan trọng của nhiễm trùng huyết khởi phát muộn bao gồm:
- Sinh non
- Sử dụng lâu dài các thiết bị xâm nhập cơ thể như đặt ven nuôi dưỡng tĩnh mạch kéo dài, đặt sonde bàng quang
- Sử dụng các loại máy hỗ trợ hô hấp cho trẻ kéo dài ngày
- Nằm viện nhiều ngày
- Nhiễm trùng huyết xảy ra muộn hơn có nhiều khả năng mắc phải từ các sinh vật trong môi trường của trẻ sơ sinh sống
2. Chẩn đoán nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh có thể khó xác định. Các triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nhiễm trùng. Chúng cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và các cơ quan bộ phận bị tổn thương.
- Các dấu hiệu lâm sàng của nhiễm trùng huyết không đặc hiệu và có thể bao gồm:
- Thay đổi nhiệt độ cơ thể (không ổn định)
- Các vấn đề về hô hấp (suy hô hấp)
- Bệnh tiêu chảy
- Lượng đường trong máu không ổn định: tăng / hạ đường huyết
- Bú kém (Không bú trong hơn 8 giờ)
- Co giật
- Chướng bụng
- Nôn trớ sau ăn
- Vàng da và vàng mắt (sớm sau sinh)
- Phát ban xuất huyết
- Thay đổi nhịp tim: nhịp tim nhanh hoặc chậm tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm trùng. Nhịp tim trên 160 cũng có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng huyết, nhịp tim nhanh này có thể xuất hiện đến 24 giờ trước khi bắt đầu các dấu hiệu khác.
- Quấy khóc nhiều
- Li bì
- Thay đổi màu da, da nhợt nhạt và loang lổ (vân tím trên da)
- Giảm đi tiểu - không đi tiểu trong hơn 12 giờ
- Thóp phồng
- Giảm huyết áp
- Nếu trẻ sơ sinh có nhiều hơn hai triệu chứng trên thì nên điều trị ngay vì nhiễm trùng huyết là một tình trạng tiến triển nhanh chóng, điều trị chậm trễ có thể gây hại vĩnh viễn cho sự tăng trưởng và phát triển của em bé.
- Bé sẽ cần các xét nghiệm / thăm dò để chẩn đoán nhiễm trùng huyết và loại trừ các bệnh khác. Các thử nghiệm này có thể bao gồm:
- Cấy máu: Điều này được thực hiện để kiểm tra vi khuẩn trong máu. Kết quả mất một vài ngày, nhưng điều trị sẽ bắt đầu ngay lập tức. Đây là cách chính để chẩn đoán nhiễm trùng huyết.
- Cấy nước tiểu: Điều này kiểm tra vi khuẩn trong hệ thống tiết niệu.
- Khám tai mũi họng: Xem có viêm nhiễm không.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng và các tác động có thể có của nhiễm trùng huyết đối với thận, gan và các tế bào máu.
- Thăm dò nước não tuỷ: Điều này được thực hiện để kiểm tra nhiễm trùng não và tủy sống (viêm màng não). Một lượng nhỏ dịch não tủy được xét nghiệm.
- Chụp X-quang hoặc các xét nghiệm hình ảnh khác: Ví dụ, chụp X-quang phổi được sử dụng để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phổi.
3. Điều trị nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, ngày tuổi và sức khỏe chung của bé. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng trẻ.
Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để chấm dứt nhiễm trùng huyết. Nếu bác sĩ cho rằng đó có thể là nhiễm trùng huyết, con bạn sẽ được dùng kháng sinh ngay lập tức, thậm chí trước khi có kết quả xét nghiệm. Sau khi có kết quả xét nghiệm, họ có thể thay đổi phương pháp điều trị.
Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết sẽ cần phải ở lại phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU). Trong NICU, con bạn sẽ được theo dõi rất chặt chẽ. Ngoài thuốc kháng sinh, trẻ sẽ được truyền dịch, các loại thuốc khác, cung cấp oxy (nếu cần), dinh dưỡng và hỗ trợ thở nếu cần.
4. Những biến chứng có thể xảy ra của nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh?
Nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng của trẻ sơ sinh. Nó có thể ảnh hưởng đến bất kỳ hệ thống cơ thể nào. Nó thường ảnh hưởng đến nhiều hơn 1 hệ thống cùng lúc.
5. Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh có thể ngăn ngừa được không?
Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh khó có thể được ngăn ngừa hoàn toàn. Nhưng bạn có thể giảm rủi ro bằng những biện pháp sau:
- Chăm sóc/theo dõi thai sản trước khi sinh có thể phát hiện và điều trị nhiều vấn đề của mẹ, khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nhiễm trùng huyết.
- Sinh con tại các cơ sở y tế có điều kiện chăm sóc/hỗ trợ tốt cho bé khi sinh.
- Thường xuyên rửa tay trước khi tiếp xúc với bé và sau khi chăm sóc vệ sinh cho bé.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người lạ.
- Cho trẻ đi khám sớm và điều trị sớm.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1163 lượt xem
Trẻ sinh non lúc 37 tuần cho ăn dặm lúc 6 tháng tuổi được không?
Em sinh bé khi mới 37 tuần. Em nghe mọi người nói thì 37 tuần là sinh non nên sẽ ăn dặm muộn hơn những trẻ đủ tháng. Hiện giờ bé đã được 6 tháng rồi ạ. Lúc này em có thể cho bé nhà em ăn dặm được không, thưa bác sĩ? Trẻ sinh non lúc nào ăn dặm là tốt nhất ạ?
- 1 trả lời
- 1316 lượt xem
Có cách nào chữa dứt điểm tình trạng tiết dịch màu trắng đục và có mùi hôi tại bộ phận sinh dục của bé gái 9 tuổi không?
Em có bé gái được 9 tuổi. Dạo gần đây âm đạo của bé tiết ra dịch có mùi khó chịu như trứng ung và màu trắng đục như nước vo gạo. Có khi còn bị đau rát và đỏ tấy bên dưới bộ phận sinh dục. Bé đi khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 mấy lần, nhưng bác sĩ không cho siêu âm hay xét nghiệm chỉ chẩn đoán viêm phụ khoa rồi cho thuốc về uống. Bé uống thuốc hết 1 thời gian lại bị lại. Hàng ngày em vẫn vệ sinh nước muối cho bé. Em có tới bệnh viện Từ Dũ để khám cho bé nhưng ở đây không khám bệnh trẻ em. Bé nhà em bị dị tật không hậu môn và đã phẫu thuật. Hiện tại bé đang bị ứ nước thận ở 2 bên. Có cách nào để chữa dứt điểm bệnh ở bộ phận sinh dục cho bé không ạ?
- 1 trả lời
- 865 lượt xem
Cho trẻ sinh non 11 tháng tuổi uống xen kẽ sữa công thức vào sữa mẹ vào ban ngày được không?
Bé nhà em sinh non, lúc em được 32 tuần. Bé sinh ra đã được 11 tháng, tuy nhiên nếu hiệu chỉnh thì chỉ được 9 tháng. Hiện tại bé nặng 9,3kg. Đã 2 tháng nay bé không lên cân nào. Từ lúc sinh ra tới giờ em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Tuy nhiên, 2 tháng trở lại đây, trước khi ngủ, em có cho bé ăn thêm sữa ngũ cốc Fruto. Hôm bé ăn được 1 chén nhỏ, hôm lại được nửa chén, có hôm không ăn. Hàng ngày bé cũng có ăn bánh ăn dặm, sữa chua và trái cây. Dạo này bé cũng biếng bú hơn, cả ngày chỉ được 700ml sữa mẹ và thêm 200ml sữa ngũ cốc. Em muốn cho bé uống xen kẽ sữa công thức với sữa mẹ vào ban ngày cho bé có được không ạ? Bé nhà em khi đi khám bác sĩ bệnh viện sản nhi còn chẩn đoán bé bị thiếu máu sinh lý nhẹ nên trông bé lúc nào cũng có vẻ xanh xao. Em có cho bé uống bổ sung Polyvisol ạ. Còn một vấn đề nữa là bé nhà em đi ị nhiều lần, khoảng 3 đến 4 lần một ngày. Phân bé sệt đặc màu vàng nhạt và đi nhiều nhưng mỗi lần đi ít, lắm khi chỉ són ra chút ít, như thế có bình thường không ạ? V
- 1 trả lời
- 1516 lượt xem
Trẻ sinh thiếu tháng chưa được chích ngừa lao và viêm gan siêu vi B thì cần làm gì?
Bé nhà em sinh thiếu tháng. Khi sinh ra bé phải nhập viện ở khoa sơ sinh. Hiện giờ bé đã được về nhà rồi. Tuy nhiên, trong giấy ra viện em thấy mũi lao và viêm gan siêu vi B bé vẫn chưa được chích ngừa. Như vậy là bé nhà em đã tiêm mũi vắc xin nào chưa ạ? Và khi nào thì em cho bé đi tiêm?
- 1 trả lời
- 640 lượt xem
Nhiễm trùng tai là bệnh được chẩn đoán phổ biến thứ hai ở trẻ em tại Mỹ (sau cảm lạnh). Một nghiên cứu lớn cho thấy 23% trẻ sơ sinh sẽ bị ít nhất một lần nhiễm trùng tai khi tròn 1 tuổi và hơn 1 nửa bị ít nhất một lần khi được 3 tuổi.
Trước đây, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo nên chờ đến khi trẻ được 1 tuổi mới bắt đầu cho trẻ ăn trứng do lo ngại nguy cơ dị ứng. Tuy nhiên, theo các khuyến nghị hiện tại thì có thể bắt đầu cho trẻ ăn trứng sớm hơn.
Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).
Nghe thật ngạc nhiên phải không? Cùng suckhoe123 tìm hiểu nhé
Tyeese Gaines, một bác sĩ phòng cấp cứu tại New Jersey nói: "Chỉ có nhiệt kế trực tràng mới đo chính xác được nhiệt độ cơ thể. Các chỉ số nhiệt kế đo ở bụng, trán và thậm chí cả ở tai cũng gần như không chính xác."